Hard fork ethereum là gì

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của thị trường Crypto thì đã có rất nhiều khái niệm mới mẻ được cho ra đời, trong đó có Hard Fork. Đây là cụm từ mà gần như bất kỳ ai tham gia đầu tư tiền điện tử đều biết đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ một cách tường tận về Hard Fork là gì cũng như cách thức hoạt động của cơ chế này. Bài viết hôm nay chia sẻ tất tần tật những thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề về Hard Fork.

Hard Fork là gì?

Định nghĩa 

Hard Fork là gì? Đây là vấn đề được nhiều người tìm kiếm và quan tâm. Trên thực tế, cụm từ này được định nghĩa là các bản cập nhật phần mềm có tính "không tương thích ngược" [backward-incompatible]. Thông thường, những điều này chỉ xảy ra trong trường hợp các node [nút giúp truyền tải, lưu trữ và bảo quản dữ liệu trên Blockchain] được thêm những quy tắc mới bằng cách tạo ra xung đột với những quy tắc của các node cũ.

Tuy nhiên, những node mới chỉ có thể giao tiếp với những node khác có cùng cách vận hành ở phiên bản mới. Kết quả tạo ra Blockchain được tách ra thành hai mạng riêng biệt: một với các quy tắc mới và một với những quy tắc cũ. Điều này có ý nghĩa là các node chạy trên phiên bản mới của Blockchain sẽ không nhận diện được các giao dịch đang diễn ra trên phiên bản cũ và ngược lại. Tất cả các node trên Blockchain cần phải có sự thống nhất với sự thay đổi để hard fork có thể diễn ra.

Hard Fork là gì là thắc mắc chung của nhiều người khi tham gia thị trường Crypto [Nguồn: Internet]

Phân loại 

Thực tế, Hard Fork sẽ được chia thành hai loại như sau: 

  • Hard Fork theo kế hoạch: Đây chính là phiên bản hệ thống sau khi được nâng cấp theo kế hoạch được bên sáng lập đưa ra trước đó. Hình thức Hard fork theo kế hoạch này được định sẵn dựa trên quy trình nhất định nên không tạo ra sự phân chia cộng đồng giữa những nhà đầu tư và nhà sáng lập đã chuẩn bị từ trước đó.
  • Hard Fork cạnh tranh: Loại Hard Fork này thông thường chỉ xuất hiện khi  những nhóm giá trị cùng gia nhập để hình thành nên mạng Blockchain có sự không thống nhất với nhau. Lúc này, cộng đồng những nhà đầu tư sẽ được phân chia, trở thành 2 phe đối lập nhau. Trong đó, một phe đồng ý với sự kiện này nhằm tạo ra mạng Blockchain phát triển mạnh mẽ, giúp cải thiện được các nhược điểm vẫn còn tồn tại ở mạng Blockchain phiên bản trước đó. Một phe còn lại sẽ không tán thành ý kiến cho sự kiện này diễn ra bởi điều này có thể tạo ra nhiều bất lợi cho họ.
Hard Fork được phân loại thành hai dạng khác nhau [Nguồn: Internet]

Vì sao xảy ra Hard Fork?

Bên cạnh tìm hiểu Hard Fork là gì, bạn cũng cần biết lý do khiến cơ chế này xuất hiện trên thị trường Crypto. Nói chung, có khá nhiều nguyên nhân gây ra Hard Fork, cụ thể:

  • Hard Fork xảy ra như một cơ chế nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng bằng cách khai thác hoặc sử dụng một dòng tiền điện tử cụ thể. Hard Fork lúc này trở nên cần thiết để thêm các chức năng mới do lỗi còn tồn động trên phiên bản cũ, hoặc do sự bất đồng giữa hướng mà tiền điện tử hướng đi và cộng đồng tiện điện tử.
  • Hard Fork cũng được tạo nên như một phần của chiến dịch quảng bá nhằm mục đích thu hút sự chú ý đến một loại tiền điện tử mới nào đó. Điều này còn giúp đánh dấu Hard Fork Bitcoin Gold. Một Hard Fork bất kỳ có thể xảy ra không chỉ trong mạng lưới Bitcoin hay trên Ethereum mà còn ở bất kỳ loại Bitcoin nào. 
  • Một lý do khác khiến Hard Fork xuất hiện đó là để hoàn tiền lại cho nhà đầu tư nếu xuất hiện các tin tặc tấn công trên mạng lưới Blockchain hoặc vi phạm bảo mật. Trong những trường hợp này, các giao dịch sẽ được thực hiện ngay trong ngày được chỉ định bởi những kẻ “quấy rối” sẽ trở nên bất hợp lệ. Lý do là vì thông thường, khi các nhà phát triển nhận thấy được mối nguy, họ sẽ nhanh chóng sửa chữa các lỗ hổng để đảm bảo an toàn tối đa.
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ chế Hard Fork xảy ra trên thị trường Crypto [Nguồn: Internet]

Ưu - Nhược điểm của Hard Fork

Ngoài những thông tin liên quan đến vấn đề Hard Fork là gì, nhiều người dùng cũng quan tâm đến ưu, nhược điểm của cơ chế này.

Ưu điểm

  • Tạo tiềm năng để nâng cao các tính năng của Blockchain về phí, tốc độ giao dịch và lưu trữ dữ liệu. 
  • Tạo ra dạng tài sản kỹ thuật số mới cho mạng cũng như cung cấp dưới dạng airdrop cho người dùng. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ có cơ hội sở hữu thêm coin mới mặc dù lượng coin cũ vẫn được giữ nguyên trong ví.
  • Có tác dụng giúp đảo ngược chiều giao dịch, góp phần tạo cơ hội cho nhà đầu tư lấy được số tiền đã bị hack giống như cơ chế của Ethereum.

Nhược điểm

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của tài sản hiện có, khiến cho sự biến động cao cho tiền tệ diễn ra.
  • Tạo ra sự chênh lệch lớn về giá trị của coin giữa 2 phiên bản Blockchain cũ và mới.
  • Cộng đồng ban đầu sẽ bị chia rẽ. Điều này khiến cho nguồn nhân lực bị điều động thêm số lượng bởi cộng đồng tách nhau ra để làm việc trong môi trường khác nhau. 

So sánh Hard Fork và Soft Fork 

Ngoài tìm hiểu Hard Fork là gì, bạn cũng cần biết cách phân biệt khái niệm này với cơ chế Soft Fork.

Soft Fork là gì?

Soft Fork được định nghĩa là một bản nâng cấp phần mềm mà trong đó, các tương thích sẽ xảy ra ngược hướng với các phiên bản cũ hơn của Blockchain. Điều này có nghĩa là nếu những nhà đầu tư vẫn chưa nâng cấp lên phiên bản mới hơn của phần mềm thì vẫn có thể tham gia các hoạt động xác thực và xác minh các giao dịch trên Blockchain.

Việc triển khai một Soft Fork dường như đơn giản hơn nhiều so với một Hard Fork. Nguyên nhân là vì chỉ có một phần thợ khai thác cần nâng cấp. Cách thức hoạt động của Soft Fork hoạt động giống như một động lực để các “thợ” khai thác nâng cấp phần mềm, nếu không, họ phải đối mặt với việc bị cản trở về các chức năng khi tham gia Blockchain.

Hard fork và soft fork – Phương pháp nào tốt hơn?

Về cơ bản, cả hai loại Fork này khác nhau rõ ràng về cách phục vụ và mục đích hoạt động. Tuy nhiên, nhìn chung, Soft fork có vẻ sẽ là một lựa chọn nhẹ nhàng hơn. Với hình thức này, bạn có thể bị hạn chế những gì bạn có thể làm vì những thay đổi mới mà bạn cập nhật không có sự mâu thuẫn với các quy tắc cũ. Điều này cũng có thể được hiểu rằng, nếu bản cập nhật của bạn được tạo ra dựa theo cách tương thích vốn có. Ngoài ra, bạn cũng không cần phải lo lắng về vấn đề phân mảnh mạng như ở Hard Fork.

Sự khác nhau giữa Hard Fork và Soft Fork [Nguồn: Internet]

Các giai đoạn Hard Fork Blockchain đáng chú ý 

ETH [Ethereum] Hard Fork 

Ethereum Hard Fork trở nên đáng chú ý nhất khi tách thành Ethereum Classic vào năm 2016. Ngoài ra, có một đợt Hard Fork diễn ra gần đây của Ethereum có tên là “London Hard Fork”. Đây chính là chương trình được nâng cấp lớn nhằm mục đích phát triển cách thức tính phí giao dịch. Hard Fork lúc này sẽ bao gồm các đề xuất cải tiến Ethereum [EIP]. Trong đó, một phần khí gas sẽ bị đốt cháy khỏi quá trình lưu thông. Đợt Hard fork này xảy ra vào 5/8/2021 kéo theo giá ETH cũng tăng khá mạnh, từ mức 2.724$ lên tới 3.894$ chỉ trong vòng 1 tháng sau đó.

Ethereum Hard Fork trở nên đáng chú ý nhất khi tách thành Ethereum Classic vào năm 2016 [Nguồn: Internet]

BTC [Bitcoin] Hard Fork

Đợt Hard Fork đầu tiên của Bitcoin xảy ra vào tháng 8/2017. Nguyên nhân là do tắc nghẽn mạng bởi giới hạn kích thước khối lúc đó chỉ đạt 1 MB. Đợt Fork thay đổi này nhằm mục đích tăng kích thước khối lên 8MB và giới thiệu đến thị trường cơ chế “Bitcoin Cash”. Đây sẽ là chương trình mới mẻ đầy hứa hẹn về vấn đề lưu trữ dữ liệu bổ sung bên ngoài Blockchain với quy trình giao dịch diễn ra nhanh hơn. Có được điều này là nhờ vào việc sử dụng Khối Delta với thuật toán Proof of Work [POW].

Terra [LUNA] Hard Fork

Sự kiện LUNA – UST bị đánh sập vào ngày 11/5/2022 khiến cho UST không thể tiếp tục duy trì với tỷ lệ 1:1 với USD. Điều này đã khiến hàng tỷ USD của các nhà đầu tư rơi vào tình trạng mất trắng. Sự kiện này đã làm sụp đổ niềm tin của cộng đồng tham gia đầu tư tiền điện tử với Terra và cũng khiến cho thị trường Crypto xảy ra những đợt bán tháo mạnh ngay lúc đó, nhất là đối với DeFi. Sau đó, mặc dù Terra đã tiến hành Hard fork LUNA trở thành phiên bản Luna Classic [LUNC] và Terra [LUNA] nhằm mục đích hồi sinh hệ sinh thái nhưng vì niềm tin của nhà đầu tư đã biến mất sau vụ sập này nên giá trị của cả LUNC lẫn LUNA mới đều không thể trở về giống như thời hoàng kim. 

Terra [LUNA] Hard Fork bị đánh sập khiến cho thị trường tiền điện tử xảy ra những đợt bán tháo mạnh [Nguồn: Internet]

Trên đây là các thông tin về Hard Fork là gì cũng như những cách thức hoạt động của cơ chế này. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến Hard Fork để có những phương hướng đầu tư tiền điện tử đúng đắn và thu được lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai.

Chủ Đề