Thông tư hướng dẫn định giá tài sản năm 2024

© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST).

Địa chỉ: 113 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Bộ phận văn thư: (024) 3943 7056; Phòng Tổng hợp: (024) 3943 8970; Lễ tân: (024) 3556 0696.

Bản quyền thuộc: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Khoa học và Công nghệ. Email: [email protected]. Điện thoại: (024) 3555 3845. Ghi rõ nguồn từ “MOST” khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin điện tử này.

Ngày 17/4/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 30/2020/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự và Nghị định số 97/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

Thông tư hướng dẫn định giá tài sản năm 2024

Trong đó quy định cụ thể công việc của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản, Hội đồng định giá, hướng dẫn có những nội dung chính như sau:

1. Phân loại tài sản cần định giá (Điều 3)

Đối với vụ án có nhiều tài sản khác nhau, trước khi gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản tới Hội đồng định giá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm rà soát, phân loại tài sản để yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá phù hợp với chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được giao.

Tài sản có thể phân loại được để tách riêng thực hiện định giá đối với từng nhóm tài sản là những tài sản độc lập về mặt vật lý, tính năng sử dụng, không bị phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau về mặt giá trị và chức năng sử dụng, không bị thay đổi về mặt giá trị sau khi phân loại.

2. Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu định giá tài sản (Điều 4)

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản phải cung cấp kèm theo các hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu định giá tài sản bao gồm:

- Tài liệu thể hiện đặc điểm pháp lý, kinh tế-kỹ thuật của tài sản cần định giá: Thông tư hướng dẫn chi tiết đến từng loại tài sản là bất động sản, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác

- Tài liệu thể hiện thông tin về thân nhân người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản cần định giá để phục vụ việc rà soát thành phần Hội đồng định giá

- Chứng cứ thu thập được (vật chứng, lời khai, lời trình bày, dữ liệu điện tử và các tài liệu, đồ vật khác) có liên quan, phục vụ cho việc định giá tài sản cần định giá (nếu có);

- Biên bản giám định tình trạng kinh tế kỹ thuật, tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm cần định giá (nếu có);

- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến yêu cầu định giá tài sản.

- Trường hợp yêu cầu định giá lại tài sản: các tài liệu, hồ sơ của các lần định giá trước đó và kèm theo tài liệu chứng minh cụ thể căn cứ, lý do nghi ngờ kết quả định giá, định giá lại tài sản.

- Thời gian cung cấp hồ sơ là 2 ngày, hồ sơ, tài liệu cung cấp là bản chính hoặc bản sao đóng dấu giáp lai của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Tiếp nhận và triển khai yêu cầu định giá tài sản (Điều 5)

- Khi nhận được yêu cầu định giá, Hội đồng định giá tiến hành rà soát ngay hồ sơ để có văn bản trao đổi lại ngay với cơ quan yêu cầu định giá về những nội dung chưa rõ trong văn bản. Trường hợp từ chối thành lập Hội đồng định giá, trong thời hạn 05 ngày phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng biết.

- Đối với tài sản định giá là bất động sản, dự án bất động sản, cơ quan được yêu cầu định giá phải rà soát và trao đổi với cơ quan yêu cầu định giá làm rõ các thời điểm định giá gắn với quy hoạch sử dụng đất, thiết kế đô thị (nếu có).

- Thời gian tiếp nhận yêu cầu định giá tính từ thời điểm cơ quan được yêu cầu định giá nhận được văn bản yêu cầu định giá tài sản kèm theo đầy đủ hồ sơ, tài liệu; Trường hợp không đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày phải có văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bổ sung đầy đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết

4. Thành lập Hội đồng định giá tài sản (Điều 6)

- Theo Thông tư này, Hội đồng định giá thường xuyên cấp bộ theo Điều 7 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP được thành lập bất thường theo đề nghị của cơ quan tố tụng. Việc thành lập Hội đồng định giá phải đảm bảo đúng thời hạn, không để ảnh hưởng đến tiến độ định giá tài sản theo yêu cầu. Các cơ quan, đơn vị liên quan được yêu cầu cử người tham gia làm thành viên Hội đồng kịp thời có văn bản cử người tham gia đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ định giá tài sản theo yêu cầu.

- Căn cứ tình hình tiếp nhận yêu cầu định giá tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh thành lập Hội đồng định giá thường xuyên để tiếp nhận các yêu cầu định giá đảm bảo thuận lợi cho việc tổ chức triển khai công việc khi phát sinh; đơn giản hóa việc trình thành lập Hội đồng định giá. Việc lựa chọn danh sách thành viên Hội đồng trong từng vụ việc cụ thể phải phù hợp với yêu cầu định giá tài sản.

5. Căn cứ định giá tài sản (Điều 8)

Việc định giá tài sản phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ định giá tài sản quy định tại Nghị định số 30/2018/NĐ-CP. Căn cứ định giá tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP được xác định như sau:

+ Giá thị trường của tài sản là giá giao dịch phổ biến trên thị trường của loại tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự với tài sản cần định giá tại thời điểm định giá và địa điểm định giá được yêu cầu định giá.

+ Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá thì áp dụng mức giá cụ thể do cơ quan hoặc đơn vị sản xuất kinh doanh quy định tại thời điểm được yêu cầu định giá;

+ Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp là giá được xác định theo kết quả thẩm định giá tại Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá còn hiệu lực đối với tài sản được thẩm định giá;

+ Giá trong tài liệu, hồ sơ hợp pháp về loại tài sản đó do các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan yêu cầu định giá cung cấp và các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá là những thông tin, tài liệu giúp xác định giá của tài sản cần định giá, như mức độ sử dụng tốt nhất có khả năng mang lại giá trị cao nhất, hiệu quả nhất của tài sản …

- Căn cứ định giá tài sản là hàng cấm

+ Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp là giá được xác định theo kết quả thẩm định giá tại Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá còn hiệu lực đối với tài sản được thẩm định giá;

+ Đối với việc xác định giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm là giá do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước sở tại được phép thông báo, cung cấp thông tin hoặc công bố công khai trên các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức này theo quy định của pháp luật nước sở tại.

- Các mức giá từ các nguồn thông tin quy định nêu trên được ưu tiên xác định tại thời điểm và tại địa điểm của tài sản được yêu cầu định giá theo yêu cầu định giá của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhưng không quá 24 tháng tính đến thời điểm được yêu cầu định giá và / hoặc tại địa điểm được yêu cầu định giá không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự thì mở rộng phạm vi thu thập thông tin về giá theo nguyên tắc lựa chọn thu thập tại các địa điểm từ gần đến xa và có đặc điểm thị trường tương tự với địa điểm được yêu cầu định giá, trường hợp không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự trong lãnh thổ Việt Nam, thì mở rộng việc thu thập giá tại khu vực và thế giới trên các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh tại khu vực và thế giới. Các mức giá đó cần được điều chỉnh về thời điểm và địa điểm được yêu cầu định giá căn cứ theo phương pháp định giá tài sản do Hội đồng định giá quyết định.

6. Các nội dung đáng lưu ý khác

Thông tư hướng dẫn chi tiết về các hoạt động nghiệp vụ cụ thể như:

- Khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá (Điều 10)

- Yêu cầu khi áp dụng phương pháp định giá (Điều 11)

- Chi phí định giá, định giá lại tài sản (Điều 12)

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2020. Thay thế cho Thông tư số 43/2018/TT-BTC