Thi cử dưới thời Trần được tổ chức như thế nào nhận xét

Hồ Qúy Ly truất ngôi vua Trần năm nào? [Lịch sử - Lớp 4]

3 trả lời

Giới thiệu về Ngô Quyền [Lịch sử - Lớp 6]

2 trả lời

Nhận xét về cách thức đánh giặc của Ngô Quyền [Lịch sử - Lớp 6]

4 trả lời

Nhận xét về phong trào nông dân yên thế [Lịch sử - Lớp 8]

1 trả lời

Tổ chức hành chính và bộ máy quan lại

Quan chế của nhà nước Lý - Trần có quy củ, chặt chẽ hơn các triều đại trước. Đứng đầu triều đình là Hoàng đế, dưới Hoàng đế có 3 chức đứng đầu các quan lại trong triều, đó là thái sư, thái phó, thái bảo[tam thái]. Dưới đó là chức thái úy , nắm giữ việc chính trị, quân sự trong nước, về sau chức này được gọi là tể tướng . Tiếp đến là các chức tư không, thiếu phó, thiếu bảo, thiếu úy [phụ trách cấm quân], nội điện đô trị sự, ngoại điện đô trị sự, kiểm hiệu bình chuơng sự . Đây là những chức vụ trọng yếu nhất giúp việc nhà vua. Để giúp vua quản lý mọi mặt của đất nước, còn có các cơ quan chuyên trách như Trung thư sảnh, Khu mật sứ, Ngự sử đài, Hành khiển tượng thư sảnh, Nội thị sảnh, Đình uý, Hàn lâm học sĩ.

Năm 1097, nhà Lý cho biên soạn và ban hành Hội điển , quy định các phép tắc chính trị, tổ chức bộ máy quan lại. Từ đó, quy chế tổ chức hành chính và quan lại được xác lập, thể hiện bước tiến bộ rõ rệt trong việc quản lý xã hội, đất nước. Các quan lại cao cấp có nhiều công lao được phong thực phong, thực ấp. Chỉ con cháu những người có quan tước, được tập ấm, mới được làm quan.

Sang thời Trần, tổ chức bộ máy quan lại ở trung ương có bước hoàn thiện hơn thời Lý. Khác với nhà Lý, nhà Trần đặt ra chế độ Thái thượng hoàng. Các vua sớm truyền ngôi cho con trai trưởng [hoàng thái tử] nhưng vẫn cùng với vua [con] trông coi chính sự, tự xưng là Thái thượng hoàng . Chế độ Thái thượng hoàng thời Trần có tác dụng ngăn chặn tình trạng các đại thần chuyên quyền, cướp ngôi khi vua còn ít tuổi. Trong triều đình, đứng đầu các quan vẫn là ba chức thái [sư phó, bảo] chỉ có điểm khác thời Lý ở chỗ nhà Trần đặt thêm hàm thống quốc, tá thánh, phụ quốc để gia phong thêm [như thống quốc thái sư, tá thánh thái sư phụ quốc thái bảo]. Chức thái úy thời Lý [tướng quốc] đổi thành tả hữu tướng quốc bình chương sự . Giúp việc cho tể tướng [tướng quốc] thời Trần đặt thêm các chức hành khiển nằm trong cơ quan mật viện. Các hành khiển thường kiêm cả các chức thượng thư [đứng đầu bộ], tả hữu bộc xạ, tả hữu gián nghị đại phu . Dưới các chức vụ nói trên, các quan được chia thành hai ban văn và võ. Bên văn có các bộ, đứng đầu mỗi bộ là một viên thượng thư . Ban đầu mới có thượng thư hành khiển, thượng thư hữu bật [2 bộ], từ cuối thế kỷ XIV [1388-1398], đời Quang Thái mới có thêm thượng thư các bộ binh, hình... Dưới thượng thư có thị lang, lang trung giúp việc. Bên võ có các chức vụ phiêu kỵ tướng quân, đại tướng, đô tướng, tướng quân , lúc có chiến tranh, đặt thêm chức tiếtchế tổng chỉ huy toàn quân.

Ngoài bộ, có các cơ quan chuyên trách như ở thời Lý, nhưng nhiều hơn, tổ chức chặt chẽ hơn như: cáccục [Nội thư hoả cục, Chi hậu cục]; các đài [Ngự sử đài với các chức tả hữu gián nghị đại phu, thị ngự sử, giám sát ngự sử v.v.]; các viện [Khu mật viện với các chức tri mật viện sự, khu mật tham chính, thiêm tri mật viện sự, giám sự, v.v.], hàn lâm viện [với các chức hàn lâm học sĩ phụng chỉ, hàn lâm viện học sĩ..], Quốc sử viện, Thâm hình viện; giám [Quốc tử giám],v.v..

Nhìn chung, bộ máy quan lại ở trung ương thời Lý - Trần cấu trúc theo ba cấp: trung ương, cấp hành chính trung gian, cấp hành chính cơ sở, nhưng ngày càng có hệ thống, đầy đủ hơn từ thời Lý đến thời Trần. Ở các địa phương, nhà Lý từ năm 1011 đổi 10 đạo thời Lê làm 24 lộ , đặt thêm một số đạo và trại, châu . Một số châu, trại đổi làm phủ , các vùng xa gọi là châu [như châu Vĩnh An, Đằng Châu, châu Lâm Tây, v.v.]. Dưới lộ có huyện, hương.

Ở Kinh đô, nhà Lý giao cho một hoàng tử hay thân vương trông coi gọi là kinh sư lưu thủ . Ở các châu gần, đặt các chức tri châu, thông phán, tổng quản để trông coi. Ở các châu biên giới đặt chức châu mục đứng đầu. Đứng đầu phủ có chức tri phủ, tri phủ sự, phán phủ sự phụ trách.

Nhà Trần đổi 24 lộ thành 12 lộ [từ năm 1242]: Lộ Thiên Trường [gồm Xuân Trường, Mỹ Lộc thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay], Long Hưng [Tiên Hưng, Thái Bình] Quốc Oai [Hà Tây], Bắc Giang [nay là Bắc Giang], Hải Đông [Quảng Ninh], Trường Yên [Hà Nam], Kiến Xương [Thái Bình], Hồng [Hải Dương], Khoái [Hưng Yên], Thanh Hoá, Hoàng Giang [Hà Nam], Lạng Giang [Lạng Sơn]. Dưới lộ, phủ là châu, huyện, xã. Đứng đầu các lộ là an phủ sử , ở các phủ là tri phủ, trấn phủ rồi đến các viên chức thông phán, thiên phán, tào, vận lệnh uý v.v.. Các châu do chuyển vận sứ, thông phán quản lý, ở huyện dolệnh uý, chủ bạ coi giữ. Chế độ xã quan được phổ biến ở các xã. Đứng đầu các xã là đại tư xã và tiểu tư xã . Các viên xã quan được tuyển chọn trong hàng ngũ những người có phẩm hàm, từ ngũ phẩm trở lên làm đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống giữ chức tiểu tư xã [xã nhỏ]. Dưới đại, tiểu tư xã có các chứcxã trưởng, xã giám giúp việc sổ sách.

Nhà Trần còn đặt thêm một tổ chức phụ trách về dòng họ nhà vua gọi là tông chính phủ . Năm 1230, nhà Trần cho ban hành bộ sách Thông chế gồm 20 quyển, lại cho soạn sách Quốc triều thường lễ , ghi chép công việc của triều đình. Việc cai quản đất nước dưới thời Trần theo quy chế rõ ràng, có bước tiến bộ, phát triển hơn thời Lý. Nhà Trần cũng thực hiện chế độ ban phong thái ấp cho vương hầu, tôn thất và cho phép họ được xây dựng phủ đệ riêng.

Thời Lý, các quan lại đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc; sang thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Bởi vậy nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều, quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố thêm một bước.

Cách sử dụng, bổ nhiệm quan lại của nhà nước Lý - Trần đã phản ánh rõ nét tính đẳng cấp sâu sắc, nhất là dưới thời Trần. Cũng có thể nói nhà nước thời Lý - Trần là nhà nước quân chủ quý tộc .

Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào ? Có gì khác thời Lý – Trần ?

Tình hình giáo dục thời Trần:- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.* Nhận xét:- So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh [tiến sĩ] 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi [trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa] trong kì thi Đình.

- Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý: “điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điểm mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy…”

Chi tiết Chuyên mục: Bài 15 phần 2: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

- Tình hình giáo dục thời Trần:

    + Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

    + Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công, Các làng xã có trường tư.

    + Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

- Nhận xét: Tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn thời Lý, thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng. Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy, sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý.

[Nguồn: trang 72 sgk Lịch Sử 7:]

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 72: Em hãy trình bày vài nét về tình hình giáo dục thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình đó?

Trả lời:

Quảng cáo

Tình hình giáo dục thời Trần:

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công.

- Các làng xã đều có trường tư.

- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. Chu Văn An là một thầy giáo tiêu biểu thời Trần.

- Nhận xét: Tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn thời Lý. Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài giúp nước, do đó nhiều nhân tài đã được trọng dụng để phát triển đất nước.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 7 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Lịch Sử 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 ngắn nhất được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát sách giáo khoa Lịch Sử lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-15-su-phat-trien-kinh-te-va-van-hoa-thoi-tran-2.jsp

Video liên quan

Chủ Đề