Tại sao tim tách ra khỏi cơ thể vẫn đập

Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1


Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí một khoảng thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

Bạn đang xem: Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng

Nhiều người thắc mắc tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Đây là một vấn đề khoa học đã được bàn đến ở nhiều diễn đàn. Dưới đây mình sẽ giải thích cho các bạn vấn đề này cũng như đem đến cho bạn một số kiến thức cần thiết liên quan đến tim.

Tim là gì?

Để giải thích cho vấn đề tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng chúng ta phải hiểu về tim cũng như là chức năng cơ bản của nó. Từ đó việc lý giải câu hỏi này sẽ không còn khó khăn. Như chúng ta cũng đã biết trái tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể của con người. Nó giữ vai trò chủ chốt trong việc mang máu và oxy đi nuôi cơ thể. Ở đây diễn ra chu trình bơm máu được ví như “một nhà máy điện” và nó cung cấp khoảng 5 – 6 lít máu mỗi phút nhằm duy trì sự sống cho con người. 

Tim là gì?

Cấu tạo và chức năng của tim

Khái niệm về tim có lẽ ai cũng sẽ nói được nhưng liệu bạn đã hiểu về cấu tạo và chức năng của nó chưa? Tim được cấu thành từ một loại cơ đặc biệt gọi là cơ tim và nó gồm có 4 phần. Ở nửa trên có tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Chúng có đặc điểm chung đều có thành mỏng và được ngăn cách bởi vách liên nhĩ. Nhiệm vụ chính của nhĩ phải là đưa máu đổ về từ tĩnh mạch chủ trên và dưới xuống tâm thất phải. Còn nhiệm vụ của nhĩ trái là nhận máu trở về từ phổi để đưa xuống thất trái.

Còn đối với nửa dưới thì có tâm thất trái và tâm thất phải. Các tâm thất này thường có thành dày và chúng được ngăn cách bởi vách liên thất có nhiệm vụ quan trọng là bơm máu vào động mạch. Ở đây tâm thất phải bơm máu vào động mạch phổi để máu nhận Oxy và đồng thời thải ra khí CO2. Còn lại tâm thất bơm máu lên cung động mạch chủ để máu đi nuôi toàn bộ cơ thể.

Tóm lại thì chúng ta thấy tim là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống động mạch. Nó bơm Oxy và máu giàu dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ thể để duy trì sự sống. Kích thước của tim vào khoảng độ một nắm tay vả nó đập liên tục khoảng 100.000 lần mỗi ngày, tương đương với nó sẽ bơm khoảng 5 – 6 lít máu mỗi ngày.

Tim hoạt động như thế nào? Chu trình bơm máu ra sao?

Vậy thì tim hoạt động như thế nào mà tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Bạn biết đấy hệ thống điện tim đóng vai trò quan trọng bởi nó là nguồn năng lượng chính giúp cho tâm thất và tâm nhĩ hoạt động xen kẽ, thư giãn qua lại cùng nhau để quá trình bơm máu diễn ra đúng quy trình. Bên cạnh đó nhịp tim sẽ được kích hoạt bằng các xung điện truyền xuống một con đường đặc biệt xuyên qua tim. Khi tim ở trạng thái nghỉ ngơi thì nó sẽ đập khoảng 50 – 99 lần/ phút. Và nếu bạn tập thể dục hay bị sốt hoặc có vấn đề về cảm xúc thì có thể khiến tim đập nhanh hơn bình thường. 

Tim hoạt động như thế nào? Chu trình bơm máu ra sao?

Có thể thấy máu đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ tuần hoàn. Khi tim đập thì một lượng máu nhất định sẽ được bơm qua hệ thống mạch máu hay còn gọi là hệ tuần hoàn. Máu không chỉ mang oxy tươi từ phổi và các chất dinh dưỡng cần thiết khác đến mô mà đồng thời nó còn có nhiệm vụ quan trọng là thải các chất thải ra khỏi các mô. Điều này giúp duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. 

Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

Ở phần trên mình đã cung cấp cho các bạn một số thông tin cần thiết về tim và cơ chế hoạt động của nó. Và để trả lời cho vấn đề tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng chúng ta phải hiểu về hệ dẫn truyền tim bởi vì nó liên quan mật thiết đến câu hỏi này.

Khả năng co dãn tự động theo chu kỳ của tim là do hệ dẫn truyền tim mà ra. Và theo nghiên cứu về bộ môn sinh học thì khả năng co dãn tự động theo chu kỳ của tim được gọi là tính tự động của tim. Hệ dẫn truyền tim gồm có: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và cuối cùng là mạng Puockin. 

Chu trình hoạt động của hệ dẫn truyền tim diễn ra như sau:nút xoang nhĩ có một khả năng đó là tự phát xung điện. Theo đó cứ sau một khoảng thời gian nhất định thì nút xoang nhĩ lại phát ra xung điện. Từ đó xung điện lan ra khắp cơ tim làm tâm nhĩ co thắt lại. Sau đó thì lan đến nút thất nhĩ rồi đến bó His và theo mạng Puockin lan rộng ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co lại.

Khi đã hiểu được cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim các bạn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng. Nhờ có hệ dẫn truyền tim mà khi tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lý một khoảng thời gian nhất định. Việc này hoạt động theo cơ chế đó là: cứ sau một khoảng thời gian nhất định thì nút xoang nhĩ nó lại tự phát xung điện. Như đã nói ở trên xung điện này lan ra các bó His rồi theo mạng Puockin lan rộng ra khắp cơ tâm thất và làm tâm thất co lại.

Lời kết

Trên đây mình đã phân tích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng. Đây là những kiến thức quan trọng trong bộ môn sinh học và nó được ứng dụng khá nhiều trong thực tiễn đời sống. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cơ thể con người cũng như nghiên cứu tốt môn học này.

Xuất bản ngày 31/08/2018 - Tác giả: Hải Yến

Giải bài 1 trang 85 SGK Sinh học 11: Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

Giải câu 1 trang 85 SGK Sinh học 11 giúp bạn trả lời câu hỏi trang 85 sách giáo khoa Sinh học 11 tốt và nắm vững các kiến thức Sinh 11 bài 19 về Tuần hoàn máu [tiếp theo]

>> Tham khảo: Câu hỏi thảo luận 2 trang 84 SGK Sinh 11

Câu 1 trang 85 SGK Sinh học 11

Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng ?

Lời giải câu 1 trang 85 SGK Sinh học 11: Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng?

Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí một khoảng thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

Cơ chế: Cứ sau một khoảng thời gian nhất định nút xoang nhĩ lại tự phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

>> Xem tiếp: Câu 2 trang 85 SGK Sinh học 11

************

» Trên đây là những hướng dẫn chi tiết trả lời câu 1 trang 85 SGK Sinh học 11. Truy cập doctailieu.com để cập nhật đầy đủ đáp án các bài tập trong Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng - SGK Sinh 11 hoặc hướng dẫn soạn Sinh 11 khác.

Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng

Câu 1: Trang 85 - sgk Sinh học 11

Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng.

Bài làm:

Câu 1: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng vì:

  • Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim.
  • Tính tự động do hệ dẫn truyền tim [là sợi đặc biệt có trong thành tim]:
    • Nút xoang nhĩ: tự phát xung điện
    • Nút nhĩ thất: nhận xung điện từ nút xoang nhĩ đến bó His
    • Bó His
    • Mạng Puockin: lan truyền xung khắp tâm thất làm tâm thất co

Video liên quan

Chủ Đề