Tại sao trung thu lại ăn bánh trung thu

Tết trung thu hay còn gọi là Tết Sum Vầy – Tết Đoàn Viên, là dịp mà các thành viên trong gia đình dù có bận rộn đến mấy cũng sắp xếp để tề tịu bên nhau, cùng nhau ăn những chiếc bánh nướng thập cẩm. Tuy không có xuất xứ từ Việt Nam, nhưng bánh trung thu thập cẩm đã trở thành món bánh không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp Tết Đoàn Viên này.

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại có món bánh nhân đặc biệt thế này mà lại ăn vào dịp Tết Trung Thu không?

Bánh trung thu có 2 loại bánh nướng và bánh dẻo. Loại nhân truyền thống nổi bật và được yêu thích nhất là nhân thập cẩm mặn mặn ngọt ngọt được hòa quện.

Bánh nướng thập cẩm có lớp vỏ bánh được trộn từ bột mỳ cùng với nước đường được ủ lâu ngày kết hợp với hương vị của dầu mè và rượu mai quế lộ tạo nên một màu sắc vô cùng hấp dẫn sau khi được nướng lên. Còn nhân thập cẩm, nói là thập [ tức là 10] thôi nhưng thực tế có thể nhiều hơn con số 10 nữa đó. Thí dụ như: hạt điều, hat dưa, hạt mè, mứt bí, mứt gừng, mứt chanh, mứt tắc, mứt hạt sen, mỡ đường, lạp xưởng, xá xíu, gà quay,… chưa hết ngày nay để nâng cao giá trị những chiếc bánh người ta còn cho vào các cao lương như yến sào, vi cá.vv… Nghe có vẻ hằm bà lằng nhưng chả hiểu sao kết hợp với nhau nó lại hấp dẫn và gây thương nhớ nhiều lắm. Đôi khi thèm thèm lại phải đợi đến tận Tết trung thu mới ăn được cái bánh thập cẩm với đầy đủ nguyên liệu kể trên.

Bánh dẻo thập cẩm là loại bánh không cần nướng chín. Vỏ bánh được trộn từ bột nếp đã rang chín trước khi xay, trộn cùng với nước đường và tinh dầu hoa bưởi, tạo ra những chiếc bánh dẻo trắng tinh, dẻo dẻo ngọt thanh, ngan ngát hương hoa bưởi kết hợp với vị mặn ngọt béo của nhân thập cẩm thì đúng là một sự kết hợp đỉnh cao trong ẩm thực.

Sau khi nghe liệt kê các thành phần nguyên liệu, chắc các bạn cũng đoán ra được nguồn gốc xuất xứ của món bánh nướng thập cẩm này là từ Trung Hoa. Mà nói đến ẩm thực đỉnh cao thì không thể không nhắc đến ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng cả Thế giới. Mỗi nguyên liệu được cho vào đều có lý do của nó. Mứt bí, mỡ đường, xá xíu, gà quay nhiều ngọt nhiều chất béo thì sẽ có mút gừng, mứt tắc, mứt chanh trung hòa giúp món bánh dễ tiêu hơn, và đặc biệt ở giữa là 1 tròng đỏ trứng muối vừa có ý nghĩa biểu tượng cho mặt trăng [bánh trung thu hay còn gọi là bánh mặt trăng] vừa tạo vị mặn để giúp các vị ngọt trong  các loại mứt đằm xuống. Ngoài ra còn có các loại hạt như hat điều, hạt bí, hạt dưa giúp bổ sung chất sơ, cân bằng chất béo, bổ trợ cho tiêu hóa.

Không ai có thể phủ nhận được vị ngon mà món bánh trung thu thập cẩm đem lại. vì lẽ đó, cho đến tận bây giờ, đã có rất nhiều loại nhân hiện đại ra đời, nhưng trong mỗi hộp bánh trung thu vẫn không thể thiếu 1 chiếc bánh trung thu nhân thập cẩm.

Ovin mooncake chúc các bạn và gia đình có một mùa Tết Đoàn Viên thật ý nghĩa và đừng quên tặng nhau những chiếc bánh trung thu tươi ngon được làm bởi những người thợ làm bánh đầy tâm huyết của Ovin mooncake nhé!

Oanh Trần

Không phải món bánh “thuần Việt” nhưng bánh Trung thu đã trở thành một nét đẹp đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu, chúng ta cùng khám phá bài viết này để hiểu hơn về món bánh này nhé!

Tết Trung thu hay còn gọi là tết Đoàn viên bởi vào dịp lễ này người Việt dù ở nơi đâu cũng sẽ trở về nhà để cùng nhau quây quần, trò chuyện, thưởng thức món bánh ngon và uống tách trà nóng. Đây không chỉ là dịp họp mặt mà còn được xem là dịp lễ lớn thứ 3 trong năm và từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa người Việt.


Bánh Trung thu thể hiện ý nghĩa của sự đoàn viên, gắn kết

Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa bánh Trung thu, tại sao dịp lễ này người ta lại không chọn món bánh khác? Có phải do được ăn vào mùa thu nên món bánh được gắn liền với tên gọi này? Chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Nguồn gốc tết Trung thu và món bánh Trung thu đặc biệt

Bánh Trung thu xuất hiện từ thời Nguyên trong cuộc khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đứng đầu, cuộc khởi nghĩa xảy ra ở Trung Hoa với mong muốn giúp nông dân thoát khỏi ách thống trị của các giai cấp thống trị. Tương truyền rằng, thời đó không có nhiều phương tiện để truyền đổi thông tin với nhau, các binh sĩ đã suy nghĩ và làm ra những chiếc bánh rồi nhét mật thư vào trong ruột bánh. Binh lính hẹn ước nhau vào đêm rằm tháng 8 âm lịch sẽ cùng nhau khởi nghĩa và chiến đấu.

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến này, để tưởng nhớ các binh sĩ đã lấy ngày rằm tháng 8 hàng năm ăn mừng, những chiếc bánh vì thế mà được lan truyền ra nhiều nơi. Người ta còn làm bánh với những đường nét hoa văn trang trí nổi lên bề mặt bánh cho đẹp mắt. Chiếc bánh được làm hình tròn thể hiện cho sự đủ đầy, niềm tin của các binh sĩ khi được trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình. Cũng từ đó, mà cái tên tết Đoàn viên, tết Sum vầy cũng được gọi để chỉ dịp lễ này.


Ở Việt Nam, món bánh này được làm với biểu trưng hình tròn và hình vuông

Còn ở Việt Nam, nguồn gốc bánh Trung thu bắt nguồn vào ngày rằm tháng 8 khi các nông dân mở tiệc ăn mừng mùa lúa tốt của một năm. Để cảm tạ trời đất đã ban cho con người mùa vụ thuận lợi và tốt đẹp, chiếc bánh có thể được làm hình tròn hoặc hình vuông. Ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ trở về nhà, cùng nhau quây quần bên nhau trò chuyện vui vẻ, cùng thưởng thức miếng bánh ngon và nhâm nhi tách trà nóng. Ngoài ra, đây cũng là dịp tết với nhiều hoạt động vui chơi, múa hát dành cho các em thiếu nhi.

Bánh Trung thu – Món quà đoàn viên ngọt ngào

Trung thu không chỉ là dịp tết đoàn viên, mà đây còn chính là một dịp hiếm hoi để những người còn trong gia đình thể hiện sự quan tâm đến cha mẹ. Con cái có dịp biếu tặng cha mẹ những hộp bánh thơm ngon thay cho những lời tri ân về tình yêu thương. Có rất nhiều người vào bếp tự tay làm bánh một cách tỉ mỉ để thể hiện tình yêu, mong ước viên mãn để làm quà biếu tặng người thân, bạn bè.


Cả nhà cùng nhau sum vầy thưởng thức những chiếc bánh thơm ngon
[Ảnh: Internet]

Đã từ lâu, món bánh này được chế biến với hai loại bánh truyền thống: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng đặc trưng với lớp vỏ vàng sậm được nướng trong lò, bánh dẻo với vị ngọt thanh màu trắng tinh, hấp dẫn. Trải qua thời gian, ngày nay bánh Trung thu đã được sáng tạo với nhiều mẫu bánh đa dạng từ hình thức bên ngoài, màu sắc cho đến hương vị. Bạn có thể dễ dàng mua được những loại bánh mới lạ như: bánh Trung thu rau câu, bánh hiện đại – hoa 3D, bánh tạo hình, bánh Nhật Bản, Đài Loan… vô cùng bắt mắt, nhưng xét cho cùng thì ý nghĩa của bánh Trung thu vẫn là sự đoàn viên, vui vẻ, gắn kết tình thân gia đình. Ngoài ra bạn có thể đăng ký tham gia học cách làm bánh trung thu để có thể tự tay làm nên món bánh ngon và ý nghĩa này.

Trên đây là vài dòng chia sẻ về ý nghĩa Tết Trung thu và nguồn gốc bánh Trung thu, hi vọng bạn sẽ hiểu hơn về dịp tết này. Để tết đoàn viên thêm phần trọn vẹn bạn có thể đăng ký tham gia học làm bánh trung thu để có thể tự tay làm nên món bánh ngon và ý nghĩa này. Chúc bạn và gia đình có một dịp lễ đầm ấm bên nhau!

Video liên quan

Chủ Đề