Thế nào là tiếng

Tưởng như đơn giản nhưng nhiều học sinh vẫn bị nhầm giữa TỪ và TIẾNG trong môn Tiếng Việt. Đây là kiến thức cơ bản nên các bạn học sinh cần nắm chắc được định nghĩa và phân biệt được TỪ và TIẾNG trong Tiếng Việt 4.

Nội dung chính Show

  • PHÂN BIỆT TIẾNG VÀ TỪ
  • BÀI TẬP THỰC HÀNH
  • Video liên quan

Nhằm giúp học sinh nắm bắt và vận dụng tốt bài tập môn Tiếng Việt. Cô Vân Anh giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI có những chia sẻ về đặc điểm riêng của từ và tiếng cũng như hướng dẫn học sinh vận dụng trực tiếp vào các dạng bài tập phân biệt.

PHÂN BIỆT TIẾNG VÀ TỪ

Tiếng: Mỗi tiếng thường có ba bộ phận:

Thế nào là tiếng


Một số bộ phận có thể mất âm đầu, nhưng luôn luôn có thanh và vần. Không bao giờ có trường hợp mất vần và mất thanh.

Ví dụ

Học sinh cần chú ý phân biệt đến từ và tiếng:


Từ: Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, được tạo nên bởi tiếng, có từ gồm một tiếng, có từ gồm hai tiếng trở lên

Như vậy, có thể thấy khái niệm TIẾNG hẹp hơn khái niệm TỪ. Nếu tiếng không có nghĩa thì phải đi kèm với một tiếng khác để hợp lại thành nghĩa lúc đó sẽ tạo thành từ.

Xem video chi tiết tại:

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài tập 1: Câu dưới đây có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ

Các bạn học sinh lớp 4A rất xuất sắc trong học tập.

+ Câu trên có 13 tiếng

+ Có 9 từ: Các/bạn/học sinh/ lớp 4A/rất/xuất sắc/trong/học tập.

Bài tập 2: Tìm 20 từ có một tiếng và 20 từ có hai tiếng trở lên

20 từ có 1 tiếng: Học, đi, làm, xinh, hiền, dữ, lạnh, nóng, cây, quả, lá, cành, hoa, bố, mẹ, xanh, đỏ, tím, thấp, cao,

20 từ có 2 tiếng: Học sinh, học viên, đi đứng, xinh đẹp, nhà cửa, xanh xao, may mắn, rì rào, cơm canh, ăn uống, than tổ ong, dép cao su, ti vi, tủ lạnh, ngỡ ngàng, ngả nghiêng

Bài tập 3: Làm thế nào để các tiếng dưới đây trở thành từ: Soa, nớt, lét, thào, bỡ, ngàng, ngạnh.

Mùi soa, non nớt, xanh lét, thì thào, bỡ ngỡ, ngỡ ngàng, ngang ngạch,

Bài tập 4:

Tìm từ 1 tiếng có vần A:

Ví dụ: xa, ta, ba, hà,

Tìm từ 2 tiếng có 1 tiếng vần A:

Xa xôi, lâu la, cây trà, chà đạp

Gồm 2 tiếng, cả hai tiếng có vần A:

La cà, la đà,

Bài tập 5:

Tìm từ có tiếng THANH: Thanh bình, thanh tú, thanh cao, thanh thanh, âm thanh,

Tìm từ có tiếng CÔNG: Công bằng, công cộng, công ích, công nhân, công trường, nhân công,

Trên đây là những kiến thức trọng tâm của chuyên đề NGHĨA và TỪ trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phụ huynh hãy tham khảo để đồng hành cùng con trong năm học mới.

Ngoài ra, để giúp các con nắm chắc kiến thức, định nghĩa và làm bài tập môn Tiếng Việt tốt hơn. HOCMAI xây dựng chương trình HỌC TỐT TIỂU HỌC 2020-2021, trong đó gồm các khóa học: Trang bị kiến thức cơ bản và ôn luyện Tiếng Việt.

Trong quá trình học, nếu có bất cứ vướng mắc nào, học sinh hoàn có thể nhờ các thầy cô tư vấn, hỗ trợ giải đáp. Các bậc phụ huynh theo sát được quá trình học tập của con thông qua tính năng học bạ điện tử, email thông báo.

Khái niệm tiếng, từ là gì hay cách phân biệt từ và tiếng là một trong những bài học của các em nhỏ trong cấp học tiểu học. Tuy nhiên không chỉ các em mà cũng có khá nhiều người vẫn không nắm vững được kiến thức đâu là từ và đâu là tiếng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về 2 khái niệm này ngay trong bài viết sau đây!

  • Số mệnh là gì? Con người có biết được Số mệnh không?
  • Giải ngân là gì? Hồ sơ giải ngân gồm những gì? Tìm hiểu a-z quy trình...
  • Des, Rate là gì trên Facebook? Cách viết Des, Rate và một số thuật ngữ...
  • Mạng 3G, 4G là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 loại
  • Ước là gì? Bội là gì? Cách tìm Ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ...

Mục Lục Bài Viết [Ẩn]

  • Tiếng là gì?
  • Từ là gì?
  • Cách phân định ranh giới từ
  • Phân biệt tiếng và từ có gì khác nhau
  • Bài tập ví dụ phân biệt tiếng và từ

Tiếng là gì?

Tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất hay còn gọi là chuỗi âm thanh phát ra nhỏ nhất (nghĩa là mỗi lần phát âm chúng ta sẽ tạo thành một tiếng) để cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa hoặc là không có nghĩa.

Ví dụ tiếng: ăn, đi, học, viết, …

Thế nào là tiếng

Tiếng là gì?

Từ là gì?

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu, nếu từ được sắp xếp một cách hợp lý vào có nghĩa trọn vẹn thì sẽ trở thành một câu.

Từ được tạo nên bởi tiếng (có từ có 1 tiếng nhưng cũng có từ 2 tiếng trở lên). Từ được chia thành 2 loại đó là từ đơn và từ phức, hiểu một cách đơn giản thì từ đơn là từ có 1 tiếng còn từ phức là từ có 2 tiếng trở lên.

Ví dụ từ:

ăn, làm,… là những từ có 1 tiếng (hay còn gọi là từ đơn)

hăng say, học hành, lao động, … là từ có 2 tiếng (hay còn gọi là từ phức)

Như vậy có thể hiểu rằng tiếng là một bộ phận của từ, và ở mức độ là tiếng thì chúng ta không cần quan tâm nó có nghĩa hay không

Tuy nhiên đối với từ thì cần phải lưu ý là nó phải có nghĩa

Thế nào là tiếng

Từ là gì?

Cách phân định ranh giới từ

Cách phân định ranh giới từ

Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.

Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt: kết cấu và nghĩa.

- Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

Ví dụ: tung cánh --> Tung đôi cánh; lướt nhanh --> Lướt rất nhanh

(Hai tổ hợp trên đã thêm tiếng đôi, rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)

Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.

Ví dụ: chuồn chuồn nước --> chuồn chuồn sống ở nước; mặt hồ --> mặt của hồ

(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)

- Cách 2: Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.

Ví dụ: bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ.

- Cách 3: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không,nếu có thì đấy là kết hợp của 2 từ đơn.

Ví dụ: có xoè ra chứ không có xoè vào / có rủ xuống chứ không có rủ lên

=> xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức

Cho là gì nhận là gì? Ý nghĩa của cho và nhận

ngược với chạy đi là chạy lại / ngược với bò vào là bò ra

=> chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn

Chú ý:

+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.

Ví dụ: cánh én (chỉ con chim én); tay người (chỉ con người)

+ Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ phức và 2 từ đơn). Trong trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào.

Phân biệt tiếng và từ có gì khác nhau

Tiếng:

- Là chuỗi âm thanh nhỏ nhất, mỗi lần phát âm là 1 tiếng

- Có thể có nghĩa hoặc không                                                            

Từ:     

- Là từ được tạo nên bởi tiếng (từ có thể có 1 hoặc nhiều tiếng tạo thành)

- Từ phải có nghĩa

Bài tập ví dụ phân biệt tiếng và từ

Bài 1: Hãy cho biết câu sau có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ

“Hôm nay thời tiết rất đẹp”

 -   Cách xác định tiếng như sau: Hôm / nay / thời / tiết / rất / đẹp => Có 6 tiếng

 -   Cách xác định từ: Hôm / nay / thời tiết / rất / đẹp => Có 5 từ (4 từ đơn 1 tiếng và 1 từ phức có 2 tiếng)

Bài 2: Hãy cho biết câu sau có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ

“Thần dạy dân cách trồng trọt

Chăn nuôi và cách ăn ở”

-   Cách xác định tiếng:

“Thần / dạy / dân / cách / trồng / trọt

Chăn / nuôi / và / cách / ăn /ở”

Như vậy có 12 tiếng

Những vấn đề xoay quanh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

-   Cách xác định từ:

“Thần / dạy / dân / cách / trồng  trọt

Chăn nuôi / và / cách /ăn ở”

Như vậy câu thơ trên có 9 từ (6 từ đơn có 1 tiếng và 3 từ phức có 2 tiếng)

Bài 3: Tìm từ trong các câu sau:

- Nụ hoa xanh màu ngọc bích.

- Đồng lúa rộng mênh mông.

- Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.

=> Từ 2 tiếng: ngọc bích, đồng lúa, mênh mông, Tổ quốc, vô cùng, tươi đẹp.

Bài 4: Tìm các từ phức trong các kết hợp được in đậm dưới đây:

Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,... Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng,...

=> Các từ phức là: nhà em, loài hoa, hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài, màu sắc, phong phú, hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng.

Bài 5: Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau:

Ơi quyển vở mới tinh

Em viết cho thật đẹp

Chữ đẹp là tính nết

Của những người trò ngoan.

=> Từ phức: quyển vở, mới tinh, tính nết.

Bài 6:

–  Tìm từ 1 tiếng có vần A:

=> xa, ta, ba, hà,…

–  Tìm từ 2 tiếng có 1 tiếng vần A:

=> Xa xôi, lâu la, cây trà, chà đạp

–  Tìm từ gồm 2 tiếng, cả hai tiếng có vần A:

=> La cà, la đà,…

–  Tìm từ có tiếng “THANH”: Thanh bình, thanh tú, thanh cao, thanh thanh, âm thanh,…

–  Tìm từ có tiếng “CÔNG”: Công bằng, công cộng, công ích, công nhân, công trường, nhân công,…

Hy vọng bài viết Tiếng là gì, Từ là gì? Phân biệt Tiếng và Từ trong tiếng Việtgiúp bạn hiểu hơn về Tiếng và Từ. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.