Thai 21 tuần máy bao nhiêu lần 1 ngày năm 2024

Khi mang thai được 21 tuần, tức là mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Lúc này, em bé trong bụng mẹ đang có những thay đổi như:

1.1. Chiều cao, cân nặng

Mẹ có biết em bé 21 tuần tuổi nặng bao nhiêu chưa? Thời điểm này, thai nhi có kích thước bằng một củ cà rốt với cân nặng khoảng 340g và chiều dài 26,7cm tính từ đầu đến gót chân.

\>> Xem thêm: Bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chi tiết nhất

1.2. Khuôn mặt

Khi siêu âm vào tuần thứ 21, mẹ có thể nhìn thấy môi, mí mắt và lông mày của thai nhi đã phát triển rõ rệt, đồng thời chồi răng tí hon bên dưới phần lợi cũng được hình thành. Thông qua đặc điểm này, cha mẹ có thể dự đoán thai nhi sẽ giống ai hơn đấy!

Thai 21 tuần máy bao nhiêu lần 1 ngày năm 2024

1.3. Hệ tiêu hóa

Vào tuần thứ 21, em bé đã nếm được dịch màng ối. Mùi vị của dịch ối phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ. Vì vậy, món nào mẹ dùng thai nhi đều có thể cảm nhận được.

Ngoài ra, ruột của thai nhi đã phát triển vừa đủ để hấp thu một lượng nhỏ các loại đường và dưỡng chất trong nước ối. Phân su cũng tăng lên nhiều hơn, đồng thời hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện, nhằm đáp ứng với sự thay đổi sau khi chào đời.

1.4. Cơ quan

Khi thai nhi được 21 tuần tuổi, dây thần kinh và nhịp tim đã phát triển ổn định. Nội tiết tố cần thiết với cơ thể cũng được tuyến tụy tăng sản xuất. Cùng với đó, các cơ quan như gan, lá lách và tủy xương bắt đầu sản sinh tế bào máu.

1.5. Giác quan

Một điều thú vị ở thai nhi 21 tuần là mặc dù đôi mắt chưa mở hẳn, nhưng bé có thể nhận biết và phản ứng với ánh sáng, bóng tối.

Bên cạnh đó, tai của thai nhi đã hoàn thiện chức năng nghe, giúp bé nghe được hầu hết mọi âm thanh bên ngoài. Lúc này, cha mẹ hãy trò chuyện với con thường xuyên. Có thể là kể lại việc làm hằng ngày, thể hiện tâm sự hoặc bày tỏ tình yêu thương đối với bé. Điều này không chỉ kích thích não bộ, phát triển tư duy của con, mà còn giúp con gần gũi với cha mẹ hơn sau khi chào đời.

\>> Tìm hiểu thêm: Thai giáo là như thế nào? Cha mẹ cần làm gì để thai giáo đúng cách?

1.6. Kỹ năng vận động

Thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì? Một trong những cột mốc quan trọng ở giai đoạn này là thai nhi đạp nhiều hơn. Mẹ có thể cảm nhận được tất cả chuyển động khi em bé liên tục thay đổi vị trí trong bụng.

Thai 21 tuần máy bao nhiêu lần 1 ngày năm 2024

2. Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ bầu ở tuần thai thứ 21

Cùng với sự phát triển của thai 21 tuần tuổi, cơ thể của mẹ cũng có nhiều thay đổi đáng kể:

2.1. Bụng của mẹ tiếp tục to lên từng ngày

Bụng của mẹ đã to lên nhiều hơn, thỉnh thoảng làm cho mẹ bị đau nhẹ quanh rốn, hông, bụng và bẹn. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì đây không phải là hiện tượng bất thường, chỉ là do các cơ, da và dây chằng đang giãn ra mà thôi.

2.2. Đau đầu

Khi mang thai ở tuần 21, mẹ có thể đau đầu nhiều hơn do tác động của hormone thai sản. Những gì mẹ cần làm lúc này là hãy thư giãn tâm trí và có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, để được tư vấn các liệu pháp giảm đau đầu tự nhiên mà không phải dùng đến thuốc.

2.3. Rạn da

Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi làm cho bụng ngày càng to hơn, dẫn đến các vết rạn da bắt đầu xuất hiện. Vết rạn không chỉ ở bụng mà còn hình thành ở mông, đùi, hông và ngực.

Thai 21 tuần máy bao nhiêu lần 1 ngày năm 2024

2.4. Mụn trứng cá

Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân khiến da tiết ra nhiều dầu, tạo điều kiện cho mụn trứng cá “ghé thăm” trên mặt hoặc xuất hiện đốm mụn li ti ở cổ, ngực và bụng.

2.5. Suy giãn tĩnh mạch

Bước vào tuần 21 của thai kỳ, mẹ có thể gặp phải hội chứng giãn tĩnh mạch. Điều này là do thai nhi càng phát triển và tạo áp lực cho tĩnh mạch ở chân, dẫn đến mẹ dễ bị sưng chân vào ban đêm. Tuy nhiên, các mẹ không cần phải lo lắng vì đây là một hiện tượng bình thường, có thể tự biến mất sau khi thai nhi chào đời.

2.6. Cảm nhận được thai máy

Lần đầu làm mẹ, khoảnh khắc hạnh phúc nhất là khi cảm nhận được cử động của con. Bé có thể xoay trở mình, chuyển động tay hoặc đạp vào bụng mẹ tạo ra nhiều cú hích sôi động. Lúc này, mẹ hãy rủ bố cùng xoa tay lên bụng để lắng nghe bé đạp, nhiều khả năng bố sẽ phấn khích hơn mẹ đấy!

3. Mẹ bầu cần lưu ý điều gì khi thai nhi 21 tuần tuổi?

Để có hành trình mang thai thoải mái, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho mẹ:

3.1. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Để hỗ trợ bé yêu phát triển tốt, ngoài có chế độ ăn uống đủ chất (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) mẹ cũng nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt. Bởi vì lúc này, thai nhi cần có đủ sắt để sản xuất hồng cầu, từ đó phát triển cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ khuyến khích mẹ nên ăn nhiều rau để bổ sung vitamin B, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi trong thai kỳ.

Một lưu ý quan trọng là mẹ không được uống trà hoặc cà phê vì điều này cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng, kích thích dạ dày tiết axit và gây ra chứng ợ nóng khó chịu.

Thay vào đó, mẹ nên uống nước lọc (khoảng 6 - 8 cốc mỗi ngày) hoặc uống thêm nước cam, nước dừa để tăng cường đề kháng. Đặc biệt, đừng quên duy trì thói quen uống sữa bầu mỗi ngày. Bởi, chỉ cần 2 ly sữa mỗi ngày là mẹ đã có thể hấp thu dưỡng chất cần thiết, giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.

Thai 21 tuần máy bao nhiêu lần 1 ngày năm 2024

Frisomum Gold: Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ mang thai

Frisomum Gold là sữa bầu giàu dinh dưỡng, dễ uống, dễ hấp thu được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng. Sản phẩm “ghi điểm” với hệ dưỡng chất dành riêng cho bé, bao gồm Axit Folic, Canxi, DHA, vitamin D… giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, hỗ trợ thai nhi phát triển ổn định về thể chất, não bộ ngay từ trong bụng mẹ.

Cùng với đó, Frisomum Gold bổ sung Magie và các vitamin nhóm B, giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Đồng thời, cung cấp năng lượng để mẹ tận hưởng hành trình mang thai khỏe mạnh, thoải mái. Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), giúp mẹ kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.

Thai 21 tuần máy bao nhiêu lần 1 ngày năm 2024

Frisomum Gold có vị sữa thanh nhạt tự nhiên, với hương cam và hương vani thơm ngon, giúp mẹ uống ngon miệng, nhiều hơn kể cả khi ốm nghén. Có Frisomum Gold, từ đây mẹ có thêm an tâm về nguồn dinh dưỡng đủ đầy, vừa tốt cho mẹ vừa đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

3.2. Chăm sóc da

Để giảm mụn khi mang thai, mẹ nên làm sạch da mỗi ngày. Chú ý lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có thành phần kích ứng giúp đảm bảo an toàn cho mẹ hơn. Trong trường hợp mụn trứng cá nghiêm trọng, hãy đi khám với bác sĩ để được tư vấn cách điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ hạn chế cho mẹ dùng thuốc để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu ở giai đoạn thai nhi 21 tuần tuổi, cơ thể mẹ xuất hiện các vết rạn, mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên để cải thiện. Các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin A, omega - 3 và omega - 6 cũng có khả năng làm mờ vết rạn, giúp làn da mịn màng. Quan trọng hơn, mẹ phải uống nhiều nước mỗi ngày để giải độc cơ thể, giữ ẩm cho da, hạn chế vết rạn xấu xí xuất hiện nhiều hơn.

3.3. Quan tâm đến cảm xúc, tinh thần của bản thân

Mẹ bầu hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái trong thai kỳ, bởi căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ có thể tham gia hoạt động thường ngày như đọc sách, nghe nhạc hoặc ngồi thiền. Ngoài ra, nhiều chị em còn có thói quen lưu lại kỷ niệm đẹp khi mang thai, chẳng hạn như viết nhật ký, giữ ảnh siêu âm hoặc tự tay làm vật dụng cho em bé sắp chào đời. Tất cả điều này không chỉ cải thiện sức khỏe tinh thần, mà còn thể hiện tình yêu thương của mẹ đối với “thiên thần nhỏ”.

3.4. Vận động nhẹ nhàng

Ngoài chăm sóc tinh thần, mẹ bầu 21 tuần cũng phải quan tâm đến sức khỏe thể chất. Hãy rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể bằng cách tập yoga hoặc kegel. Bên cạnh đó, mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn, vừa thúc đẩy quá trình trao đổi chất, vừa cải thiện tinh thần thoải mái. Nếu được, mẹ hãy rủ bố cùng đi bộ và thảo luận với nhau về cách đặt tên cho bé sau này.

Thai 21 tuần máy bao nhiêu lần 1 ngày năm 2024

3.5. Khám thai sản định kỳ

Mẹ nên đi khám thai định kỳ để theo dõi thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào. Đây cũng là thời điểm mẹ trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng không bình thường, cũng như thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá sức khỏe tổng thể:

• Đo cân nặng và huyết áp. Mẹ cũng có thể nhờ bác sĩ kiểm tra cân nặng của thai 21 tuần là bao nhiêu, có đáp ứng bảng cân nặng chuẩn không.

• Xét nghiệm nước tiểu để đo lường chỉ số đạm và chỉ số đường huyết.

• Kiểm tra nhịp tim của thai nhi 21 tuần.

• Đo kích thước tử cung bằng cách sờ bên ngoài, để đánh giá tử cung tương quan thế nào khi đến ngày sinh nở.

• Kiểm tra triệu chứng giãn tĩnh mạch ở chân.

Vậy là mẹ đã nắm rõ thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào qua bài viết trên đây. Bên cạnh sự phát triển của thai nhi, cơ thể của mẹ cũng có nhiều thay đổi nhất định. Những gì mẹ cần làm là nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng và khám thai định kỳ. Đồng thời, mẹ đừng quên ăn đủ chất, uống sữa bầu 2 ly mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và giúp thai nhi phát triển tốt.

Thai 20 tuần đắp bao nhiêu lần 1 ngày?

Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần mỗi 30 phút, mẹ bầu cần đi nằm nghỉ và đếm cử động thai trong một giờ hoặc 2-4 giờ. Nếu thấy trong một giờ có trên 4 lần thai cử động, hoặc trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày như trước, tần suất này ổn định thì thai nhi vẫn khỏe mạnh.

Thai 21 tuần nặng bao nhiêu là đủ?

1. Các thông số của bảng cân nặng thai nhi theo tuần.

Thai 27 tuần đắp bao nhiêu lần 1 ngày?

Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27-32. Số lần thai máy của thai nhi thường đếm sau bữa ăn và đếm 3 lần mỗi ngày, tối thiểu phải đếm 1 lần trong ngày.

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì thai mấy?

Cử động của thai nhi sẽ sớm hơn Thông thường ở lần đầu tiên có bầu, mẹ thường cảm nhận thai nhi máy và thai nhi đạp vào khoảng tuần thứ 19 – 20 của thai kỳ. Nhưng mang thai lần 2, vì đã biết được hiện tượng thai nhi máy nên mẹ sẽ cảm nhận được thai nhi máy và thai nhi đạp vào khoảng tuần lễ thứ 16 - 17.