Tấn công dos và ddos là gì năm 2024

Khi bị DoS hoặc DDoS tấn công hệ thống của bạn sẽ phải hứng chịu vô vàn những phiền toái. Vì vậy việc hiểu DDoS và DoS là gì sẽ giúp bạn có các giải pháp sẵn sàng để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp bị tấn công từ chối dịch vụ. Vậy điểm khác biệt giữa hai loại tấn công DDoS và DoS là gì? Hãy cùng Viettel IDC đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tấn công dos và ddos là gì năm 2024

DoS là gì? Sự khác biệt giữa DDoS và DoS là gì?

Tấn công DoS là gì?

Dành cho những ai chưa biết, khái niệm là gì được viết tắt của cụm từ “Denial of Service”. Đây được hiểu là loại tấn công từ chối dịch vụ, nhằm làm sập mạng hoặc hệ thống máy chủ. Vậy cách thức để thực hiện tấn công DoS là gì? Để thực hiện một cuộc tấn công DoS, tin tặc sẽ gửi thông tin có thể khiến cho mạng, máy chủ gặp sự cố hoặc “tuồn” traffic tới đó một cách ồ ạt. Từ đó những người dùng hợp pháp như admin, nhân viên hay khách hàng đều không thể truy cập được tài nguyên và các dịch vụ của hệ thống.

Để dễ hình dung hơn về DoS là gì bạn có thể nghĩ đơn giản rằng, khi bạn truy cập vào một Website thông qua URL tức là bạn đang gửi yêu cầu truy cập tới máy chủ của trang web. Tuy nhiên về cơ bản, máy chủ chỉ có khả năng xử lý một lượng yêu cầu nhất định trong một thời gian cụ thể. Do đó, nếu kẻ xấu gửi các yêu cầu một cách ồ ạt thì máy chủ sẽ bị quá tải và không thể xử lý được yêu cầu của bạn. Điều này đã giải thích kiểu tấn công DoS là gì.

Vậy, tấn công DDoS là gì?

Nếu bạn đã hiểu được DoS là gì thì việc nắm được thuật ngữ DDoS là gì sẽ là điều không khó. DDoS được viết tắt từ Distributed Denial of Service được hiểu là tấn công từ chối dịch vụ phân tán, đây là kiểu tấn công làm tràn ngập một dịch vụ trực tuyến với traffic từ nhiều nguồn khác nhau để làm sập dịch vụ đó.

Vậy cách thức hoạt động của DDoS là gì? Bằng việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết, các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống của người dùng, kẻ xấu sẽ chiếm quyền kiểm soát máy tính của bạn và sử dụng nó để tấn công tiếp các máy khác. Lúc này, chúng sẽ gửi từ máy tính của bạn một lượng lớn thư rác, email hay dữ liệu tới một trang web nào đó.

\>> Xem thêm: 4 ưu điểm đáng chú ý khi sử dụng dịch vụ tường lửa đám mây (Cloud Firewall) tại Viettel IDC

Sự khác biệt cơ bản giữa DDoS và DoS là gì?

Thứ nhất: Quy mô cuộc tấn công

Có thể nói, quy mô cuộc tấn công là yếu tố khác nhau chính trả lời cho câu hỏi sự khác biệt giữa DDoS và DoS là gì. Bởi thực tế, các cuộc tấn công DoS có cường độ tương đối thấp và mất một thời gian để thực hiện. Mặt khác, các cuộc tấn công DDoS có mức độ nguy hiểm lớn hơn nhiều, nó bù đắp cho mọi thứ mà các cuộc tấn công DoS còn thiếu, vì nó phải mất một khoảng thời gian nhất định để các hệ thống bảo mật nhận ra cuộc tấn công khi nó được phát tán. Ngoài ra, lưu lượng truy cập của DoS sẽ ít hơn so với tấn công DDoS, khi loại tấn công DDoS này sẽ có mạng mục tiêu nhận được lượng truy cập một cách ồ ạt.

Tấn công dos và ddos là gì năm 2024

Sự khác biệt giữa DDoS và DoS là gì?

Thứ hai: Khả năng ngăn chặn

Việc các gói tin được gửi từ nhiều thiết bị kết nối Internet và thường phân tán toàn cầu với hệ thống Botnet. Do đó, việc ngăn chặn DDoS là điều không hề dễ dàng và gặp rất nhiều những thách thức, nạn nhân sẽ bị tấn công bởi request từ hàng trăm đến hàng ngàn nguồn khác nhau.

Nếu bạn đã hiểu DoS là gì, bạn sẽ thấy nó chỉ dùng một máy tính hay một thiết bị kết nối Internet để làm “ngập lụt” máy chủ trong các gói tin, qua đó gây quá tải băng thông và tài nguyên máy chủ, nên xét về tổng quan thì việc ngăn chặn các cuộc tấn công này sẽ dễ dàng hơn các cuộc tấn công DDoS.

Thứ ba: Tốc độ tấn công

Tốc độ tấn công DoS là gì? Có thể bạn chưa biết, thách thức đầu tiên dành cho cơ chế ngăn chặn DoS là khả năng phát hiện và tìm ra những lưu lượng đầu vào độc hại. Bởi lẽ, tốc độ tấn công của DoS được đánh giá là chậm hơi so với DDoS nên người dùng sẽ có nhiều cơ hội hơn để xác định và ngăn chặn các cuộc tấn công nay. Nhưng nếu bạn đã hiểu được tác hại của DoS là gì thì không nên chủ quan trước những mối hiểm họa mà nó có thể gây ra.

Khác với DoS, tấn công DDoS sẽ không thể đề phòng từ trước, nhưng người dùng sẽ có rất nhiều công cụ và giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của những cuộc tấn công như vậy.

Thứ tư: Các loại tấn công

DDoS được biết đến với các loại tấn công phổ biến bao gồm tấn công Volumetric (tấn công băng thông), tấn công Fragmentation Attack (phân mảnh dữ liệu), Application Layer Attack (khai thác lỗ hổng trong ứng dụng). Đối với DoS sẽ có các loại tấn công là tấn công tràn bộ nhớ đệm, tấn công Ping of Death hay ICMP Flood, tấn công Teardrop Attack.

\>> Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Viettel IDC về khái niệm của hai loại tấn công DDoS và DoS là gì, cũng như sự khác biệt giữa chúng. Mong rằng, những chia sẻ trên sẽ giúp độc giả hiểu hơn về DoS là gì và những kiến thức liên quan đến nó.

Viettel IDC đang cung cấp đến khách hàng các giải pháp bảo mật tuyệt vời như Cloud Firewall hay Cloud Security giúp ngăn chặn tốt các cuộc tấn công DDoS và DoS nguy hiểm.

Tấn công từ chối dịch vụ DDoS là gì?

Cuộc tấn công DDoS nhắm mục tiêu đến các trang web và máy chủ bằng cách làm gián đoạn dịch vụ mạng nhằm tìm cách làm cạn kiệt tài nguyên của ứng dụng. Thủ phạm đứng đằng sau các cuộc tấn công này sẽ gây tràn site bằng lưu lượng truy nhập lỗi, làm trang web hoạt động kém đi hoặc khiến trang web bị ngoại tuyến hoàn toàn.

DDoS là loại tấn công như thế nào?

Một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS là viết tắt của từ denial-of-service) hay tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS là viết tắt của distributed denial-of-service) là một nỗ lực làm cho những người dùng không thể sử dụng tài nguyên của một máy tính.

DoS web là gì?

DoS là gì? DoS viết tắt của cụm từ Denial of Service, là một kiểu tấn công từ chối dịch vụ khi đó máy tính của bạn sẽ bị tấn công bởi lưu lượng truy cập từ hệ thống của hacker. DoS là một cuộc tấn công trực tuyến thường nhắm vào một trang web hoặc máy chủ điển hình.

Hình thức tấn công sử dụng DoS là loại hình thức tấn công gì?

DoS (Denial of Service) hay còn được gọi là tấn công từ chối dịch vụ là hình thức tấn công mạng mà trong đó tác nhân độc hại nhằm mục đích ngăn cản người dùng hợp pháp truy cập hệ thống máy tính, thiết bị hoặc các tài nguyên mạng khác.