Tại Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Ngày sách vào Nam nào

"Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam" được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sách đối với nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Sự kiện là dịp để tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan chức năng và tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.

"Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” được tổ chức vào ngày 21/4 hàng năm trên phạm vi toàn quốc.

Theo quyết định, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hàng năm trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hàng năm tại địa phương.

Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Thư viện Việt Nam chỉ đạo các tổ chức thành viên trực thuộc tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hàng năm.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tin, báo chí Trung ương và địa phương tổ chức tuyên truyền về Ngày Sách và Văn hóa đọc hàng năm; tuyên truyền, khuyến khích việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Quyết định 1862/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tưóng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam./.

Có thể nói sách là những người bạn gần gũi chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của mỗi người. Và đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết không thể thiếu của mỗi con người. Ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học, và đọc sách là một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cha ông ta đã coi việc đọc sách là một hành vi văn hóa cao đẹp. Từ đọc sách, sưu tầm sách, xây dựng tủ sách, thư viện là một phần của việc hình thành văn hóa đọc. Văn hóa đọc là một trong những nguồn năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững. Cổ nhân xưa khuyên rằng: “ Hãy tích cực đọc sách để mở mang tri thức, rèn luyện nhân cách”.

Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho những người yêu sách.

Ngày Sách ViệtNamlà sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa ViệtNamtiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở ViệtNam.

Việc lấy ngày 21/4 là ngày Sách ViệtNamcó ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn ngày Sách ViệtNamgắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới [23/4], nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại, sẽ hấp dẫn và lôi cuốn độc giả.

Trên đây là sự ra đời và ý nghĩa của ngày Sách Việt Nam, nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp văn hoá trong xã hội học tập.

Đăng lúc: 19/04/2021 15:14:52 [GMT+7]

Có thể nói sách là những người bạn gần gũi chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của mỗi người. Và đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết không thể thiếu của mỗi con người. Ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học, và đọc sách là một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cha ông ta đã coi việc đọc sách là một hành vi văn hóa cao đẹp. Từ đọc sách, sưu tầm sách, xây dựng tủ sách, thư viện là một phần của việc hình thành văn hóa đọc. Văn hóa đọc là một trong những nguồn năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững. Cổ nhân xưa khuyên rằng: “ Hãy tích cực đọc sách để mở mang tri thức, rèn luyện nhân cách”.

Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho những người yêu sách.

Ngày Sách ViệtNamlà sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa ViệtNamtiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở ViệtNam.

Việc lấy ngày 21/4 là ngày Sách ViệtNamcó ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn ngày Sách ViệtNamgắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới [23/4], nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại, sẽ hấp dẫn và lôi cuốn độc giả.

Trên đây là sự ra đời và ý nghĩa của ngày Sách Việt Nam, nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp văn hoá trong xã hội học tập.

Nhiều hoạt động liên quan tới sách sẽ diễn ra tại Hà Nội. Tại “Đường sách” - quảng trường trước Ngân hàng Nhà nước và dọc theo các tuyến phố Ngô Quyền, Đinh Lễ [Q.Hoàn Kiếm] sẽ triển lãm sách theo các chủ đề: Chiến thắng Điện Biên Phủ; Biển đảo quê hương; Kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng thủ đô, giới thiệu các di sản văn hóa Việt Nam đã được thế giới công nhận... Triển lãm tư liệu sách Từ quá khứ đến đương đại sẽ diễn ra từ ngày 20 - 26.4 tại Thư viện Quốc gia, giới thiệu nhiều tư liệu Việt Nam được viết trên lá cây, in khắc trên đá, gỗ, đồng, các sách in hiện đại, sách đoạt giải thưởng. Đặc biệt là cuốn sách được mô phỏng từ bản gốc bằng đồng, 18 trang, khắc chữ Nôm, nội dung ghi lại bài Ngự chế do vua Minh Mạng viết. Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, từ ngày 19 - 20.4 sẽ triển lãm sách, tư liệu chủ đề 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 70 năm thành lập QĐND VN; chủ quyền biển đảo; chân dung và sự nghiệp các nhà văn đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh... Bên cạnh đó là các hoạt động trình diễn thơ văn, thi xếp sách nghệ thuật, giao lưu...

Ngày sách tại TP.HCM sẽ diễn ra từ 19 - 23.4 tại Nhà văn hóa Thanh niên. Chương trình gồm: Giao lưu với các nhà văn, nhà giáo, nhà hoạt động văn hóa, nhà sưu tầm sách, các nhà xuất bản, nhà sách, thư viện, các tổ chức, đoàn thể với nhiều chủ đề Xây dựng thói quen đọc sách, Giao lưu - Kể chuyện kháng chiến, Cách đọc sách của giới trẻ với văn hóa đọc, Đọc sách thời @, Đọc sách để hiểu về trái tim, Mẹ - bé và sách..., triển lãm sách về 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và chủ quyền biên giới hải đảo...

H.Đ.N - Ngọc Bi

 >> Máy đọc sách kiêm điện thoại
 >> Gương mặt nhận học bổng Tài năng Quốc Văn: Cô học trò mê đọc sách
 >> Ngón tay biết... đọc sách

Video liên quan

Chủ Đề