Tại sao trung quốc hết covid

Dịch Covid-19 bùng lên ở Trung Quốc từ tháng 12/2019. Trong gần nửa năm qua, dịch đã lan tới 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 3,5 triệu ca mắc, gần 250.000 người tử vong.

Đại dịch Covid-19 chính là thảm họa lớn nhất của nhân loại kể từ chiến tranh thế giới thứ 2.

Dù dải trình tự gene giống SARS tới 80% nhưng những thông tin cập nhật gần đây cho thấy, mức độ nguy hiểm của SARS-CoV-2 lớn hơn nhiều so với các chủng đã biết.

Viêm phổi và suy hô hấp cấp tính

Ở giai đoạn 1 của dịch Covid-19, khi Trung Quốc là điểm nóng của cả thế giới, các dữ liệu nghiên cứu cho thấy, biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất ở các bệnh nhân nhiễm bệnh là viêm phổi.

Phổi là môi trường yêu thích nhất của virus SARS-CoV-2. GS Matthew B.Frieman, một chuyên gia về virus của ĐH Maryland [Mỹ] cho biết, nCoV cũng tấn công vào phổi qua 3 giai đoạn như SARS.

Những ngày đầu mới nhiễm, virus tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào bảo vệ lông mao, sau đó làm bong tróc lớp bảo vệ này.

Hình ảnh tổn thương phổi đặc trưng của các bệnh nhân nhiễm Covid-19

Khi mất đi lớp bảo vệ, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập. Cách thức tấn công này khiến nhiều bệnh nhân Covid-19 bị viêm cả 2 lá phổi.

Sau giai đoạn 1, nếu hệ miễn dịch bệnh nhân đủ khoẻ, sẽ hồi phục. Trường hợp cơ thể bệnh nhân miễn dịch quá mức, tấn công cả tế bào lành sẽ khiến tình trạng thêm xấu đi. Bệnh nhân 91, phi công Vietnam Airlines tại nước ta gặp tình trạng này.

Khi sang giai đoạn 3, tổn thương phổi nặng sẽ tiếp tục lan rộng dẫn tới suy hô hấp cấp tính [thở nhanh, khó thở, tím tái…]. Trong trường hợp bệnh nhân có hồi phục, phổi sẽ bị tổn thương không thể phục hồi.

Thống kê 113 trường hợp Covid-19 tử vong tại BV Đồng Tế, Trung Quốc cho thấy, 100% bệnh nhân tử vong bị biến chứng suy hô hấp cấp tính và nhiễm trùng.

Tổn thương tim

Nghiên cứu của các bác sĩ BV Đồng Tế, Trung Quốc trên 113 bệnh nhân tử vong đăng trên tạp chí BMJ cho thấy, 77% bị tổn thương tim cấp tính và 49% bị suy tim.

Điểm đặc biệt, không chỉ bệnh nhân có tiền sử tim mạch mới bị các biến chứng suy tim, tổn thương tim cấp, các bệnh nhân tử vong khác cũng gặp biến chứng này.

Tại Vũ Hán, Trung Quốc, thống kê cũng cho thấy cứ 5 bệnh nhân mắc Covid-19 có hơn 1 người bị tổn thương tim dù trước đó không có tiền sử bệnh tim. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí JAMA Cardiology vào cuối tháng 3 vừa qua.

Các bác sĩ tim mạch đã giải thích 2 khả năng. Thứ nhất, tim bệnh nhân có lẽ đã phải cố gắng để bơm máu khi thiếu lượng oxy cần thiết và virus có thể đã trực tiếp xâm nhập vào tế bào tim mạch. Trường hợp thứ hai, trong quá trình cơ thể nỗ lực loại bỏ virus SARS-CoV-2 đã tạo ra cơn bão cytokine, tấn công vào tim.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, ngoài để ý đến viêm phổi, các cơ sở y tế cần theo dõi và chăm sóc hỗ trợ tim sớm cho các bệnh nhân Covid-19.

Suy gan, thận

Nghiên cứu cho thấy những người mắc Covid-19 thể nặng có nguy cơ bị tổn thương gan, thận rất cao. Khoảng 25% bệnh nhân Covid-19 tử vong tại BV Đồng Tế, Trung Quốc bị tổn thương thận cấp tính.

Tổn thương gan cấp tính và suy gan là có nguy cơ đe dọa tính mạng. Với tổn thương thận, sẽ phải cấp cứu ngay lập tức, lọc máu [chạy thận] cho đến khi thận có thể hoạt động trở lại bình thường.

Tấn công mạch máu

Giữa tháng 4 vừa qua, các nhà khoa học Thụy Sỹ công bố nghiên cứu trên tạp chí The Lancet cho biết, virus SARS-CoV-2 có khả năng tấn công các niêm mạc mạch máu trên khắp cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng suy đa tạng.

Sau khi vào cơ thể, virus sẽ xâm nhập vào lớp nội mô [tế bào] - được coi là tuyến phòng thủ của các mạch máu, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và gây ra các vấn đề trong hệ thống vi tuần hoàn [gồm những mạch máu nhỏ nối tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch].

Hệ thống vi tuần hoàn khi gặp trục trặc sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể và cuối cùng là ngừng lưu thông máu.

Gây đột quỵ

Theo báo cáo tại Anh, Mỹ, ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 tạo ra hàng trăm cục máu đông trong các động mạch lớn, gây đau tim và đột quỵ.

Mạng lưới chăm sóc y tế Northwell Health [New York, Mỹ] ghi nhận khoảng 40% bệnh nhân Covid-19 tử vong đều gặp phải tình trạng đông máu hoặc lên cơn đau tim đột ngột.

Trong đó hầu hết bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý, nhiễm bệnh triệu chứng nhỏ, độ tuổi phổ biến từ 30-40, nhóm tuổi ít xảy ra đột quỵ do tắc mạch máu não.

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Ireland đã nghiên cứu 83 trường hợp bệnh nhân covid-19 nặng điều trị tại BV St James cho thấy, 67% có hiện tượng hình thành cục máu đông.

Tấn công hệ thần kinh

Tại Trung Quốc, các bác sĩ từng phát hiện virus SARS-CoV-2 hiện diện trong dịch não tủy của bệnh nhân, gây viêm não.

Giám đốc khoa ICU của Bệnh viện Địa Đàn Liu Jingyuan, Trung Quốc khuyến cáo, khi một bệnh nhân có dấu hiệu mất khả năng nhận thức, nhân viên y tế cần cân nhắc khả năng virus tấn công hệ thần kinh, và xét nghiệm dịch não tủy kịp thời để tránh chẩn đoán chậm trễ.

Ngoài ra, TS Erin Michos, Phó giám đốc phòng ngừa bệnh tim mạch ở ĐH Johns Hopkins, Mỹ cũng cho rằng, rất nhiều bệnh nhân Covid-19 mất khứu giác và vị giác, đó cũng có thể là dấu hiệu virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào hệ thần kinh và khu vực não bộ phụ trách khứu giác.

Viêm mạch máu cấp tính ở trẻ em

Thời điểm đầu mùa dịch Covid-19, Trung Quốc báo cáo rất ít trường hợp trẻ em nhiễm bệnh. Ngay các trường hợp trẻ em mắc Covid-19 cũng nhẹ hơn người lớn, tỉ lệ tử vong rất thấp.

Tuy nhiên từ cuối tháng 4 vừa qua, hàng loạt quốc gia châu Âu đã báo cáo những biểu hiện bất thường ở trẻ nhiễm Covid-19.

Sau Anh, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ hay Mỹ, hôm 30/4 đến lượt cơ quan y tế Tây Ban Nha báo cáo về sự gia tăng các trường hợp trẻ em nhập viện với hội chứng viêm nghiêm trọng, giống như bệnh Kawasaki hay còn gọi là bệnh viêm mạch máu hệ thống cấp tính, trong đó có nhiều trẻ dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện các bác sĩ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa Covid-19 và căn bệnh lạ nói trên.

Theo vietnamnet.vn

Hai năm trước, Trung Quốc được Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] ca ngợi vì thành công trong nỗ lực kiểm soát Covid-19. Trung Quốc sau đó kiên trì theo đuổi chiến lược "Không Covid", dù các quốc gia khác lần lượt mở cửa biên giới trở lại và sống chung với đại dịch.

"Chúng ta phải luôn đặt tính mạng và cuộc sống của người dân lên hàng đầu, kiên trì với chiến lược không Covid-19 linh động, đồng thời kiểm soát đà lây nhiễm đại dịch càng sớm càng tốt", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói trong cuộc họp với các quan chức hàng đầu hôm 17/3.

Dù vaccine đã bắt đầu được triển khai trên thế giới từ cuối năm 2020, giới chức Trung Quốc nhận định chỉ riêng vaccine là không đủ để ngăn đại dịch và vẫn cần duy trì các biện pháp nghiêm ngặt để tránh rủi ro cho hệ thống y tế.

Quan điểm về Covid-19 của Bắc Kinh hầu như không thay đổi kể từ khi virus lần đầu xuất hiện ở thành phố Vũ Hán: Đây là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng cần phải được loại bỏ bằng mọi giá.

Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc đã yêu cầu cách ly ít nhất hai tuần đối với bất kỳ ai đến từ quốc gia khác. Trong nước, ngay cả những ổ dịch nhỏ nhất cũng được xử lý bằng xét nghiệm hàng loạt, truy vết tiếp xúc và cách ly để "dập dịch" ngay từ đầu. Phong tỏa tòa nhà, khu dân cư hoặc thành phố sẽ là biện pháp được áp dụng khi số ca nhiễm vẫn tăng.

Cách tiếp cận này không thể ngăn hoàn toàn ca nhiễm xuất hiện, nhưng giới chức Trung Quốc cho rằng nó có thể giúp cắt đứt chuỗi lây nhiễm gây bùng phát dịch trên diện rộng.

Tuy nhiên, các biến chủng có khả năng lây lan nhanh như Delta và Omicron đang gây khó khăn cho chiến lược của Trung Quốc, quốc gia chưa một ngày không ghi nhận ca nhiễm mới kể từ tháng 10 năm ngoái. Vào tháng 3, số ca nhiễm hàng ngày đã lần đầu tiên vượt qua mức 5.000 kể từ khi dịch bùng phát tại Vũ Hán.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Bắc Kinh hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.

Giới chức Trung Quốc tin rằng lợi ích mà chính sách "Không Covid" mang lại nhiều hơn cái giá phải trả. Chính phủ nước này ước tính họ đã tránh được một triệu ca tử vong và 50 triệu ca nhiễm nhờ "Không Covid".

Trung Quốc ghi nhận chưa đến 5.000 ca tử vong vì Covid-19 và hầu hết số người chết được báo cáo trong đợt bùng phát ban đầu ở Vũ Hán. Con số này rất nhỏ so với hơn 996.000 ca tử vong ở Mỹ, quốc gia có dân số ít hơn 1/4 của Trung Quốc. Bắc Kinh đã sử dụng những con số này để chứng minh hệ thống quản lý của nước này là ưu việt.

Chính sách "Không Covid" được cho là đã giúp Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tăng trưởng giữa lúc các nền kinh tế lớn khác suy giảm vì đại dịch trong năm 2020. Đà tăng trưởng này được duy trì vào năm ngoái và có khởi đầu năm 2022 vượt mong đợi.

Doanh số bán lẻ tính tới ngày 28/2 đạt mức 6,7%, tăng mạnh từ mức 1,7% vào ngày 31/12/2021, theo Bloomberg. Sản lượng công nghiệp cũng có xu hướng tăng trong cùng giai đoạn, từ 4,3% lên 7,5%.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 đang bị phủ bóng bởi đợt bùng phát Covid-19 mới và xung đột Nga - Ukraine. Điều này đã thúc đẩy Trung Quốc thử nghiệm hệ thống khép kín để cho phép một số nhà máy tiếp tục hoạt động trong khi duy trì chiến lược "Không Covid".

Với hệ thống này, công nhân nhà máy sẽ được quản lý trong "bong bóng cách ly", ngày ngày được đưa đón từ ký túc xá của công ty tới nhà máy và ngược lại, đồng thời được xét nghiệm và đo thân nhiệt thường xuyên.

Thách thức với chiến lược 'Không Covid' Trung Quốc

Vì virus biến đổi và dễ lây lan hơn, nó đã dẫn tới các đợt bùng phát thường xuyên, kéo theo các đợt phong tỏa mới, buộc người dân phải ở yên trong nhà. Một số đợt phong tỏa kéo dài hàng tuần và dẫn tới tình trạng thiếu lương thực và chăm sóc y tế như ở Tây An hồi đầu tháng 1.

Các hạn chế đi lại đã được áp đặt đối với trung tâm công nghệ Thâm Quyến vào tháng này, trong khi các đợt bùng phát tại những thành phố lớn khác như Bắc Kinh, Thượng Hải đã được kiểm soát mà không cần phong tỏa.

Tuy nhiên, hạn chế đi lại và lo ngại nguy cơ nhiễm bệnh đã khiến nhiều người tiêu dùng Trung Quốc tránh các kỳ nghỉ, mua sắm và ăn uống bên ngoài, kéo theo doanh số bán lẻ giảm.

Trong dự báo mới về năm 2022, Goldman Sachs ước tính tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm 0,5% do những khó khăn về kiểm soát đợt bùng phát biến chủng Omicron. Ngân hàng này cho biết trong trường hợp tệ nhất khi Trung Quốc phải áp lệnh phong tỏa toàn quốc, tăng trưởng kinh tế có thể giảm xuống 1,5%, mức thấp nhất trong hơn 4 thập kỷ.

Trong khi gần 90% dân số đã tiêm chủng và tỷ lệ tiêm tăng cường ngày càng tăng, giới chức y tế Trung Quốc nói rõ rằng chỉ riêng vaccine là không đủ để ngăn Covid-19, vì các ca nhiễm hậu tiêm chủng hiện rất phổ biến.

Mô hình nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh chỉ ra Trung Quốc sẽ phải đối mặt "đợt bùng phát khổng lồ" với hơn 630.000 ca nhiễm mỗi ngày nếu mở cửa trở lại như Mỹ.

Tình trạng căng thẳng của các hệ thống y tế trên toàn thế giới, ở cả những nơi có nguồn lực hạn chế như Ấn Độ hay ở các nước phát triển, là lời nhắc nhở thường xuyên rằng mạng lưới y tế chắp vá của Trung Quốc có thể dễ dàng sụp đổ nếu ca nhiễm tăng đột biến.

Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực trong xã hội, trong bối cảnh Trung Quốc sẽ tổ chức đại hội đảng Cộng sản vào cuối năm nay.

Chính sách "Không Covid" của Trung Quốc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Các đợt bùng phát đã khiến nhiều nhà máy ở Trung Quốc tạm dừng sản xuất. Foxconn tháng này phải dừng hoạt động các cơ sở ở Thâm Quyến trong thời gian ngắn. Phong tỏa Tây An một tháng cũng đã gây ra gián đoạn hoạt động ở nhà máy sản xuất chip hàng đầu Micron Technology và Samsung Electronics.

Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc cho rằng từ bỏ chính sách "Không Covid" có thể gây ra gián đoạn lớn hơn, nếu người lao động bị nhiễm bệnh và không thể đi làm, nhất là khi quốc gia này được xem là công xưởng của thế giới.

Trung Quốc hiện chưa có dấu hiệu từ bỏ chiến lược mạnh tay với Covid-19, với hy vọng dịch nhanh chóng được kiểm soát mà không gây ảnh hưởng nhiều cho kinh tế - xã hội. Trong khi phong tỏa tại các địa phương gây ra nhiều gián đoạn và vấp phải một số phàn nàn, chính sách này được xem giúp đảm bảo người dân ở những nơi khác của đất nước có thể tiếp tục cuộc sống bình thường.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8 năm ngoái, một trong những cố vấn hàng đầu về Covid-19 của Trung Quốc báo hiệu rằng nước này sẽ cân nhắc từ bỏ chính sách khi nó không còn phát huy hiệu quả. Ông cũng kêu gọi giới lãnh đạo theo dõi chặt chẽ quá trình mở cửa ở các nước như Anh và Singapore để rút kinh nghiệm.

Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc rốt cuộc sẽ phải điều chỉnh chính sách, khi virus trở nên quá dễ lây lan và không thể kiểm soát. Trong trường hợp một biến thể mới đủ nhẹ xuất hiện, chính phủ nước này có thể thay đổi chiến lược "Không Covid" mà không gây nhiều tổn hại cho người dân.

Thanh Tâm [Theo Bloomberg]

Video liên quan

Chủ Đề