Vi phạm pháp luật la gì cho ví dụ

Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?

1 – Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Ví dụ: Sinh viên A sử dụng tài liệu trong lúc làm bài tập cá nhân tuần mặc dù Đề cương môn học không cho phép.

2 – Các loại vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau:

a – Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật

Vi phạm pháp luật được chia thành các loại tương ứng với các ngành luật: Vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…

b – Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, chủ thể, khách thể

Vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:

– Vi phạm hình sự [tội phạm]

Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Ví dụ: Hành vi giết người là một tội phạm.

– Vi phạm hành chính:

Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

Ví dụ: Người tham gia giao thông bằng xe máy chạy quá tốc độ cho phép là đã vi phạm hành chính.

– Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.

Ví dụ: Người thuê nhà nhưng không trả tiền thuê và hết hạn hợp đồng mà không trả nhà lại cho chủ.

– Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ đuợc đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Ví dụ: Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi đề thi không cho phép.

Ngoài bốn loại trên còn có thể có các loại vi phạm sau:

– Vi phạm Hiến pháp là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hiến pháp chủ yếu là các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước.

Ví dụ: Một cơ quan nhà nước ban hành một văn bản quy phạm pháp luật có quy định trái với Hiến pháp.

– Vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia: Quốc gia sẽ bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết quốc tế mà quốc gia đã tự nguyện cam kết.

Ở một xã hội nào cũng đều tồn tại những chuẩn mực đạo đức nhất định, mọi cá thể trong xã hội phải tuân theo những quy chuẩn nhất định đã được đặt ra. Khái niệm vi phạm pháp luật được hiểu như thế nào? Có mấy loại vi phạm pháp luật? Các dấu hiệu, cấu thành vi phạm pháp luật ra sao? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Vi phạm pháp luật là từ dùng để chỉ những hiện tượng đi lệch với chuẩn mực xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và gây ra hậu quả xấu ảnh hưởng đến xã hội.

Vi phạm pháp luật là gì?

Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi của một hay nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức không tuân thủ các quy định của pháp luật. Những hành vi cố ý hoặc không cố ý thực hiện những điều cấm của pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng khác, xâm phạm đến trật tự an ninh của xã hội.

Các hành vi vi phạm pháp luật rất đa dạng, được thực hiện với nhiều động cơ khác nhau, mục đích khác nhau. Việc xác định các hành vi vi phạm tùy vào mặt khách quan, mặt chủ quan và khách thể, chủ thể của hành vi.

Hành vi của người phạm tội bao gồm hành vi hành động và hành vi không hành động, là hành vi trái pháp luật, nguy hiểm hoặc có khả năng nguy hiểm cho xã hội.

Chủ thể phải tuân thủ những quy định do nhà nước đặt ra, pháp luật dùng để điều chỉnh hành vi của con người nhằm duy trì trật tự xã hội. Do đó, những hành vi trái với quy định sẽ bị ngăn cấm và là cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật.

>> Xem thêm: Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào?

Là hành vi trái với quy định của pháp luật, được thể hiện thông qua việc thực hiện không đúng những hành vi được cho phép thực hiện, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những hành vi bắt buộc hoặc thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.

Quy phạm pháp luật là khuôn mẫu cho cách xử sự của con người trong một xã hội nhất định, được nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện.

Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý là khi người đó đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý do luật quy định và có đầy đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi. Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau, pháp luật quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp luật khác nhau.

Lỗi là một trong những yếu tố để xác định mức độ của hành vi vi phạm, bao gồm cả lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm là kết quả của việc chủ thể tự lựa chọn, quyết định và thực hiện gây nên hậu quả ảnh hưởng đến xã hội.

Mặt khách quan bao gồm các hành vi trái pháp luật dẫn đến hậu quả do hành vi đó gây ra. Bao gồm các yếu tố có thể nhận biết được như thời gian, địa điểm, thủ đoạn, công cụ…. thực hiện hành vi vi phạm.

Giữa hành vi phạm tội và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hậu quả của hành vi là xâm hại đến các mối quan hệ xã hội khác, gây ra những thiệt hại cụ thể và những thiệt hại mang tính trừu tượng.

Mặt chủ quan bao gồm lỗi, động cơ và mục đích của hành vi vi phạm.

Có lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý do cẩu thả. Những lỗi cố ý thường xuất phát từ những động cơ vi phạm đã được định trước của người phạm tội, họ nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi phạm tội gây ra và hậu quả là mục đích của người phạm tội mong muốn xảy ra hoặc đã nhận thức được từ trước.

Chủ thể của hành vi vi phạm là một hay nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, có năng lực hành vi đầy đủ nhưng thực hiện hành vi vi phạm.

Khách thể là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và đảm bảo nhưng bị những hành vi vi phạm xâm hại. Một hành vi vi phạm có thể xâm hại một hoặc nhiều khách thể.

Những hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Bộ luật Hình sự. Những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải chịu hậu quả pháp lý về hành vi mà mình gây ra. Mục đích là để răn đe, giáo dục người phạm tội và cưỡng chế người phạm tội bằng những biện pháp ngăn chặn.

Có mấy loại vi phạm pháp luật?

Chủ thể trong vi phạm hành chính là nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính. Hình thức xử lý là chỉ là cảnh cáo hoặc phạt tiền những chủ thể vi phạm nghĩa vụ hành chính do pháp luật hành chính quy định.

Vi phạm dân sự được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự, được quy định ở pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự thường mang tính tài sản, người phạm tội phải bù đắp về tổn thất vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại. Buộc người phạm tội phải có những trách nhiệm khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm của mình gây ra cho người khác.

Thông thường được áp dụng trong phạm vi cơ quan, tổ chức. Bao gồm các hình thức xử lý như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức nhằm mục đích đảm bảo trật tự cho nội bộ của tổ chức, cơ quan.

– Về vi phạm dân sự: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng, quyền tác giả,…

– Về vi phạm hình sự: giết người, xâm phạm đến danh dự nhân phẩm người khác gây hậu quả nghiêm trọng,….

– Về vi phạm hành chính: trốn thuế, không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước,…

– Về vi phạm kỷ luật: vi phạm nội quy của cơ quan, tổ chức, không chấp hành đúng và đủ trách nhiệm của người lao động,…

Qua bài viết này của Luật Nguyễn Hưng, quý đọc giả đã hiểu rõ hơn về khái niệm vi phạm pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật. Mọi thắc mắc liên quan tới pháp luật cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua số điện thoại [028] 6650 6738 – [028] 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Video liên quan

Chủ Đề