Phạm bình đàm là ai

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa trao các quyết định bổ nhiệm cán bộ đi công tác nhiệm kỳ nước ngoài.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định: Bổ nhiệm ông Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao giữ chức Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney, Australia thay ông Hoàng Minh Sơn hết nhiệm kỳ.

Bổ nhiệm ông Tô Quốc Tuấn, hàm Vụ trưởng, Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao, giữ chức Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh, Trung Quốc, thay ông Nguyễn Sỹ Hồng hết nhiệm kỳ;

Bổ nhiệm ông Vũ Tuấn Hải, Vụ trưởng - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ, vận động cộng đồng, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, giữ chức Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản thay cho ông Trần Đức Bình hết nhiệm kỳ;

Bổ nhiệm ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng, Ủy ban Biên giới Quốc gia, giữ chức Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc thay cho ông Phạm Thanh Bình hết nhiệm kỳ.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chúc mừng các cán bộ được bổ nhiệm đi công tác nhiệm kỳ. Phó Thủ tướng khẳng định, đây là sự tin tưởng của Ban cán sự Đảng Bộ và Lãnh đạo Bộ đối với phẩm chất, năng lực của các cán bộ.

Cho rằng, đây là những địa bàn hết sức quan trọng, Phó Thủ tướng mong muốn các vị tân Tổng Lãnh sự sẽ nỗ lực hết sức mình nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa… giữa các địa phương của Việt Nam với từng địa bàn, cũng như thúc đẩy quan hệ hai nước nói chung.

Chúc các vị tân Tổng Lãnh sự có một nhiệm kỳ thành công, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị các vị trưởng cơ quan đại diện xây dựng tập thể cơ quan đại diện đoàn kết, tiếp tục đóng góp vào thành công chung của công tác đối ngoại đất nước.

Thay mặt các cán bộ được bổ nhiệm đi công tác nhiệm kỳ lần này, ông Trịnh Đức Hải bày tỏ vinh dự khi được Lãnh đạo Bộ tin tưởng phân công nhiệm vụ mới. Ông Trịnh Đức Hải khẳng định, ông và các cán bộ được cử đi công tác nhiệm kỳ sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt công việc được giao, xứng đáng với sự tin cậy của tập thể lãnh đạo Bộ.

Ngày 11/12, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trao quyết định bổ nhiệm và điều động công tác cho các cán bộ.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định: Tiếp nhận và điều động ông Phạm Bình Đàm, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, hết nhiệm kỳ về nước, giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Biên phiên dịch quốc gia;

Tiếp nhận và điều động ông Phạm Đăng Dương, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mông Cổ, hết nhiệm kỳ về nước, giữ chức Phó Vụ trưởng - Phó Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao;

Tiếp nhận và điều động ông Nguyễn Minh Trí, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ucraine, hết nhiệm kỳ về nước, trở lại công tác tại Vụ châu Âu;

Cử ông Nguyễn Đăng Thắng, Phó Vụ trưởng, Trung tâm Nghiên cứu chính sách biển, Ủy ban Biên giới quốc gia, làm Quyền Vụ trưởng, Trung tâm Nghiên cứu chính sách biển, Ủy ban Biên giới quốc gia;

Cử ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Trung Đông - châu Phi, phụ trách Vụ Trung Đông - châu Phi;

Cử ông Vũ Viết Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản trị Tài vụ, phụ trách Cục Quản trị Tài vụ.

Hội nghị Trung ương 6 thông qua 4 nghị quyết quan trọng liên quan đến bộ máy, đơn vị sự nghiệp công, sức khỏe nhân dân và dân số.

Thủ tướng vừa ký quyết định nhân sự 3 đơn vị: ĐH Quốc gia TP HCM, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Bộ Công an, Y tế, các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Thái Nguyên vừa quyết định điều động, bổ nhiệm một số cán bộ.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] đã công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc EVN cho ông Võ Quang Lâm.

Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành các quyết định về công tác cán bộ.

[Theo VGP]

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

TAG

PHẠM BÌNH ĐÀM

Phạm Bình Minh [sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959] là một nhà ngoại giao và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.[2]

Phạm Bình Minh

Chức vụ


Phó Thủ tướng Chính phủ
[Thường trực 6/9/2021]

Nhiệm kỳThủ tướngTiền nhiệmKế nhiệmVị trí

Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ

Nhiệm kỳBí thưTiền nhiệmKế nhiệm

Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang Nhà nước

Nhiệm kỳTiền nhiệmKế nhiệm

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Nhiệm kỳTiền nhiệmKế nhiệmVị tríThứ trưởng

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII

Nhiệm kỳTổng Bí thư

Đại biểu Quốc hội Việt Nam

Nhiệm kỳ

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao

Nhiệm kỳBộ trưởngKế nhiệm

Ủy viên Trung ương Đảng

Nhiệm kỳTổng Bí thư

Thông tin chung

SinhDân tộcTôn giáoĐảng pháiVợChaMẹCon cáiHọc vấnTrường lớpTrang web
13 tháng 11 năm 2013–nay
8năm, 286ngày
Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Xuân Phúc
Phạm Minh Chính
Trương Hoà Bình
đương nhiệm
Việt Nam
28 tháng 7 năm 2021–nay
1năm, 29ngày
Phạm Minh Chính
Trương Hoà Bình
đương nhiệm
28 tháng 7 năm 2021–nay
1năm, 29ngày
Trương Hoà Bình
đương nhiệm
3 tháng 8 năm 2011–7 tháng 4 năm 2021
9năm, 247ngày
Phạm Gia Khiêm
Bùi Thanh Sơn
Việt Nam
Nguyễn Thanh Sơn [9/2008-2014]
Bùi Thanh Sơn [11/2009-4/2021]
Hà Kim Ngọc [5/2013-7/2018]
Đặng Minh Khôi [9/2014-10/2015, 9/2019-]
Vũ Hồng Nam [9/2014-10/2018]
Lê Hoài Trung [11/2014-3/2021]
Đặng Đình Quý [1/2016-7/2018]
Nguyễn Bá Hùng [8/2016-12/2016]
Nguyễn Quốc Dũng [từ 8/2016]
Tô Anh Dũng [từ 3/2019]
Nguyễn Minh Vũ [từ 9/2019]
Đặng Hoàng Giang [từ 3/2021]
27 tháng 1 năm 2016–nay
6năm, 211ngày
Nguyễn Phú Trọng
21 tháng 7 năm 2011–nay
11năm, 36ngày
29 tháng 8 năm 2007–2 tháng 8 năm 2011
3năm, 338ngày
Phạm Gia Khiêm
Bùi Thanh Sơn
tháng 1 năm 2009–nay
13năm, 237ngày
Nông Đức Mạnh [2001-2011]
Nguyễn Phú Trọng [2011-nay]
26 tháng 3, 1959 [63tuổi]
xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Kinh
không
Đảng Cộng sản Việt Nam
19/5/1984
Nguyễn Nguyệt Nga
Phạm Văn Cương [Nguyễn Cơ Thạch]
Phan Thị Phúc[1]
  • Phạm Bình Anh [s.1987]
  • Phạm Bình Nam
Thạc sĩ Luật và Ngoại giao
  • Học viện Quan hệ Quốc tế
  • Tufts University
phambinhminh.chinhphu.vn

Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa X, XI, XII,[3] đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016 – 2021, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao [2011–2021].

Mục lục

  • 1 Xuất thân
  • 2 Giáo dục
  • 3 Sự nghiệp
    • 3.1 Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Quảng Ninh
    • 3.2 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Quốc hội khóa 13
    • 3.3 Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Thái Nguyên
    • 3.4 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Quốc hội khóa 14
    • 3.5 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
  • 4 Giải thưởng
  • 5 Ảnh hưởng của cha
  • 6 Gia đình
  • 7 Chú thích
  • 8 Liên kết ngoài

Xuất thânSửa đổi

Ông sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959, nguyên quán tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cha của ông là cố bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch [tên khai sinh là Phạm Văn Cương]. Lúc sinh Phạm Bình Minh, ông Nguyễn Cơ Thạch đang giữ chức vụ Tổng lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Ấn Độ. Mẹ của ông là bà Phan Thị Phúc. Ông hiện cư trú tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Giáo dụcSửa đổi

  • Thuở nhỏ, ông theo học tại trường phổ thông cấp 2, 3 Nguyễn Trãi tại Hà Nội [hệ 10/10]
  • Từ năm 1977 đến năm 1981: ông học đại học tại Học viện Quan hệ Quốc tế.
  • 1981: Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao [nay là Học viện Ngoại giao Việt Nam][4]
  • 1994: Tốt nghiệp thạc sĩ Luật và Ngoại giao tại Trường Luật Quốc tế và Ngoại giao Fletcher trực thuộc Đại học Tufts [Fletcher School of Law and Diplomacy, Tufts University, Massachusetts], ông thuộc lớp sinh viên đầu tiên qua Hoa Kỳ học dưới sự tài trợ của học bổng Fulbright.[4][5]
  • Thông thạo tiếng Anh.[4]

Sự nghiệpSửa đổi

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao, năm 1981, ông được nhận vào làm Chuyên viên Vụ Đào tạo, Bộ Ngoại giao,[6] bấy giờ cha ông đang giữ chức Bộ trưởng.

Một năm sau, năm 1982, ông được bổ nhiệm làm Tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Anh. Sau khi hoàn tất nhiệm kỳ công tác, năm 1986, ông được triệu hồi về nước và được phân công làm Chuyên viên của Vụ Vấn đề chung, Bộ Ngoại giao. Năm 1991, ông được thăng làm Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. Cùng năm đó, cha ông nghỉ hưu.

Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ, Phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc. Từ năm 2001 đến tháng 1 năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Công sứ, Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Tháng 3 năm 2003, ông được triệu hồi về nước và được bổ nhiệm làm Quyền Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế. Đến tháng 8 cùng năm, ông được bổ nhiệm chính thức làm Vụ trưởng.

Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X. Tháng 9 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm vừa được phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 8 năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao.[7] Tháng 11 cùng năm ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Thường trực. Tại Hội nghị Lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa X, ông được chuyển từ Ủy viên dự khuyết thành Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X từ ngày 13 tháng 1 năm 2009.

Ngày 29 tháng 3 năm 2010, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm kiêm chức Phó Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam.[8]

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Quảng NinhSửa đổi

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011 – 2016 ở đơn vị bầu cử số 3 tỉnh Quảng Ninh, gồm huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô, huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, huyện Bình Liêu, huyện Ba Chẽ và thành phố Móng Cái.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Quốc hội khóa 13Sửa đổi

Tháng 8 năm 2011, tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, ông đã được phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau khi người tiền nhiệm Phạm Gia Khiêm quyết định xin từ nhiệm vào năm 2011.

Ngày 13 tháng 11 năm 2013, ông được Quốc hội Việt Nam khóa 13 phê chuẩn làm Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Thái NguyênSửa đổi

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 ở đơn vị bầu cử số 3 tỉnh Thái Nguyên gồm thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình, được 231.129 phiếu, đạt tỷ lệ 83,44% số phiếu hợp lệ.[9]

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Quốc hội khóa 14Sửa đổi

Sáng ngày 28 tháng 7 năm 2016, Quốc hội Việt Nam khóa 14 đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc ông Phạm Bình Minh làm Phó Thủ tướng Chính phủ, tái đắc cử Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 bằng hình thức bỏ phiếu kín, kết quả ông Phạm Bình Minh được phê chuẩn với 483/488 phiếu [97,77%].[10]

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại phiên bầu cử Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.[11] Ngày 31, tại phiên họp đầu tiên của Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.[12]

Ngày 07 tháng 4 năm 2021, Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ [2016 – 2021] theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủSửa đổi

Đến ngày 28 tháng 7 năm 2021, ông được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kiêm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng trong Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ngày 6 tháng 9 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định số 1460/QĐ-TTg, về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó thủ tướng, trong đó ông được phân công là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.[13]

Ngày 14 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1726/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông làm Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.

Ngày 18 tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1945/QĐ-TTg, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh là Trưởng Ban Chỉ đạo.

Giải thưởngSửa đổi

  • Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2015 do đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2011 – 2014, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.[4]
  • Huân chương Lao động hạng Ba năm 2009 do có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2002 – 2008.[4]
  • Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2010 vì có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.[4]
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 2011 do có thành tích xuất sắc trong quá trình Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.[4]
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2006 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ 2001 – 2006.[4]
  • Huy chương Vì sự nghiệp Ngoại giao năm 2003 vì đã có thành tích đóng góp quý báu vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.[4]
  • Huân chương Quang Hoa của Chính phủ Hàn Quốc [14]

Ảnh hưởng của chaSửa đổi

Nối nghiệp Cha
Tôi vốn học khá các môn tự nhiên. Cả hai anh chị của tôi cũng đều theo học tự nhiên và không làm việc gì liên quan tới ngoại giao cả. Khi tôi quyết định thi vào Đại học Bách khoa, cha tôi tìm tôi tâm sự. Cha tôi nói rằng ông rất tâm huyết với nghề ngoại giao và mong mỏi có một người con nối nghiệp. Nghe lời ông, tôi đã chuyển sang thi vào trường ngoại giao. Tôi thật sự biết ơn cha tôi vì đã hướng tôi vào một công việc nhiều ý nghĩa.
— Phạm Bình Minh - 2006 [15]
Tiến thân
Cha tôi nghỉ việc ở ngành ngoại giao từ năm 1991 và mất cách đây đã tám năm nên không thể nói tôi nhờ ông can thiệp này nọ vào công tác tổ chức nhân sự. Nhưng những kết quả tôi đạt được ngày nay phần nhiều nhờ tôi học từ cha mình. Ông vừa là người cha vừa là người thầy của tôi và ảnh hưởng rất lớn tới phong cách làm việc của tôi.
— Phạm Bình Minh - 2006 [15]

Cùng với cha con ông Đoàn Trọng Truyến - Đoàn Mạnh Giao, cha con ông Phạm Văn Cương - Phạm Bình Minh là những trường hợp hiếm hoi cha con nối nghiệp cùng làm người đứng đầu một Bộ tại Việt Nam kể từ sau năm 1945.

Gia đìnhSửa đổi

Vợ ông là bà Nguyễn Nguyệt Nga [sinh năm 1962] - Nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao, từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hiện bà là Phó Chủ tịch Nhóm Tầm nhìn APEC, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội.

Ông bà có với nhau 2 người con trai. Con trai cả Phạm Bình Anh sinh năm 1987 hiện đang công tác tại Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao - Vụ mà trước đây ông Phạm Bình Minh đã công tác. Con trai ông kết hôn tháng 4/2016, con dâu ông Trâm Anh cũng làm tại Vụ Các Tổ chức Quốc tế. Con trai thứ Phạm Bình Nam sinh năm 1995 và cũng đã đi làm sau khi học cao học.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Dược sĩ đại học, công tác ban đầu ở Bệnh viện Việt Đức sau đó cũng chuyển sang bộ Ngoại giao công tác, [1] Lưu trữ 2011-09-22 tại Wayback Machine
  2. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ “Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh”. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ a b c d e f g h i “Tiểu sử Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh”. Vụ Thông tin Báo chí - Bộ Ngoại giao. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ “High hopes as two Vietnam young ministers nominated as deputy PMs”. Thanh Nien News.
  6. ^ Vụ Thông tin Báo chí - Bộ Ngoại giao. “Tiểu sử Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh”. Trang Website Bộ Ngoại giao Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= [trợ giúp]
  7. ^ Quyết định bổ nhiệm ông Phạm Bình Minh lam Thứ trưởng Ngoại giao.
  8. ^ “Quyết định số 395/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, kiêm giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 29 tháng 3 năm 2010.
  9. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV
  10. ^ “Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 ra mắt”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. 28 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2017.
  11. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  12. ^ “Công bố danh sách Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII”. Báo Tuổi trẻ. ngày 31 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  13. ^ “Ông Phạm Bình Minh làm Phó thủ tướng thường trực”.
  14. ^ “Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đón nhận Huân chương Quang Hoa của Chính phủ Hàn Quốc”.
  15. ^ a b HÀ CẨM [29 tháng 4 năm 2006]. “Ông ủy viên dự khuyết”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= [trợ giúp]

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phạm Bình Minh.
  • Trang chính thức phambinhminh.chinhphu.vn
  • Tiểu sử Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh
  • Ông Ủy viên dự khuyết
Tiền nhiệm:
Trương Hòa Bình
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
2021-nay
Kế nhiệm:
đương nhiệm
Tiền nhiệm:
Phạm Gia Khiêm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
2011-2021
Kế nhiệm:
Bùi Thanh Sơn

Video liên quan

Chủ Đề