Hạn sử dụng của thuốc la là bao lâu

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Lê Trang _ Dược sĩ lâm sàng khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hạn sử dụng của thuốc là ngày cuối cùng mà nhà sản xuất đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc đó. Cung cấp đầy đủ thông tin về hạn sử dụng của thuốc và công bố trên nhãn thuốc là yêu cầu của Luật Dược đối với mọi nhà sản xuất trước khi thuốc được đưa ra thị trường.

1. Hạn sử dụng của thuốc là gì?

Hạn sử dụng của thuốc được ước tính dựa trên các kiểm định về độ ổn định hóa học, vật lý, vi sinh. Thông thường hạn sử dụng của thuốc là 2-5 năm tùy từng ngày sản xuất và tương ứng với điều kiện bảo quản được khuyến cáo.

>>> Vì sao thuốc phải có hạn sử dụng?

2. Cách hiểu đúng hạn sử dụng của thuốc


2.1 Hạn sử dụng trước khi mở nắp, mở lọ thuốc

Thông thường hạn sử dụng của thuốc thường được ghi trên nhãn thuốc với một số dấu hiệu/ thông tin như sau:

  • HSD [hạn sử dụng]
  • Không sử dụng sau ngày
  • Exp [Expiration]
  • Expiry date
  • Use by [dùng đến ngày]
  • Use before

Hạn sử dụng thường được ghi dưới dạng tháng/ năm, ví dụ hạn sử dụng tháng 12/2020 nghĩa là không nên sử dụng thuốc sau ngày 31/12/2020; nếu hạn sử dụng được ghi dưới dạng ngày, ví dụ 30/12/2020 tức là thuốc không nên sử dụng sau ngày 30/12/2020.

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần xem hạn sử dụng trước khi mở nắp

2.2 Hạn sử dụng sau khi mở nắp, mở lọ thuốc

Một số thuốc có thể cần chuyển dạng sử dụng hoặc thay đổi điều kiện bảo quản sau khi mở nắp ví dụ bột pha hỗn dịch uống, lọ thuốc chứa nhiều viên thuốc trần cần đặc biệt chú ý đến hạn dùng sau mở nắp và điều kiện bảo quản tương ứng.Ví dụ: Zitromax bột pha hỗn dịch uống: 24 tháng kể từ ngày sản xuất và 10 ngày sau khi mở nắp ở nhiệt độ phòng.

3. Xử lý thuốc quá hạn sử dụng?

Thuốc quá hạn sử dụng có nguy cơ ảnh hưởng đến lượng thuốc còn hiệu quả và nguy cơ độc tính do các thành phần trong thuốc có thể thay đổi và cũng không được bảo đảm của nhà sản xuất. Do đó không nên sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng.

Nên đọc kỹ các hướng dẫn của nhà sản xuất về điều kiện bảo quản thuốc [nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng] để đảm bảo thuốc có độ ổn định và an toàn lâu nhất. Tuy nhiên cũng nên lưu ý một số thuốc cũng không nên tiếp tục sử dụng dù còn hạn sử dụng khi đã có dấu hiệu biến đổi [biến màu, chảy nước...].

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.


XEM THÊM:

  • Vì sao thuốc phải có hạn sử dụng?
  • Bầu bí bị mọc mụn : Đừng lo lắng hãy đọc hướng dẫn dưới đây
  • Cách sử dụng dầu cá an toàn khi thị trường “loạn” dầu cá

Hạn sử dụng của thuốc
Tác giả: BacSi247 tổng hợp theo: vinmec.com

Trên thị trường thuốc tuyệt đối  không có dược phẩm  thuộc dạng thứ phẩm hay hạ giá như một số ngành hàng khác. Nếu dược phẩm còn hạn, đạt chất lượng thì được phép lưu hành. Nếu dược phẩm hết hạn, không đạt chất lượng thì bị đình chỉ lưu hành, bị thu hồi và tiêu hủy. 

Hướng dẫn khách hàng dùng thuốc ở Nhà thuốc Phòng khám Đa khoa Trường Sinh, thành phố Lạng Sơn.

Theo tài liệu của Bộ Y tế, hạn dùng  thuốc  [expiry date] là thời điểm ghi trên nhãn dược phẩm [nguyên liệu, thành phẩm] mà trước thời điểm này dược phẩm đó được coi là đã giữ nguyên được các chỉ tiêu đã được phê duyệt [chất lượng] nếu được bảo quản trong các điều kiện tiêu chuẩn xác định. Sau  thời  điểm  này [hết hạn dùng] dược phẩm đó được coi không còn đạt các chỉ tiêu trên nữa [không đạt chất lượng] và không được dùng.

Hạn dùng thường gắn liền với điều kiện bảo quản: không tuân thủ đúng các điều kiện bảo quản thì ngay khi chưa hết hạn dùng dược phẩm đó có thể không còn giữ được các chỉ tiêu nữa. Nếu thuốc có yêu cầu bảo quản ở điều kiện mát nhưng các nơi bán thuốc đều bảo quản ở điều kiện chưa đúng  như : để nơi nóng, có thể tới 30-35oC, nơi có ánh nắng chiếu vào…thì chất lượng sản phẩm bị giảm và nếu qua kiểm nghiệm không đạt chất lượng thì bị thu hồi để tiêu hủy.

Hạn dùng là một quy định có tính kỹ thuật và pháp lý: nhà sản xuất đã có các thực nghiệm khoa học và kinh nghiệm thực tế đảm bảo cho thời điểm đã ghi lên nhãn. Sau thời điểm  đó họ không còn chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Nếu người bán hàng, thầy thuốc, kỹ thuật viên... đem thuốc đã hết hạn dùng cho người bệnh là vi phạm quy chế dùng thuốc.

Trên thực tế việc bảo quản thuốc ở một số nơi vẫn còn tình trạng không tuân theo đúng và đủ các điều kiện bảo quản, đôi khi có thể do lỗi trong quá trình vận chuyển thuốc như : gửi thuốc cho nơi mua nhưng để ở chỗ nóng trên xe khách, hay một số cửa hàng, đại lý  tự vận chuyển thuốc bằng xe máy, bày bán thuốc ở nơi không đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ… nên thuốc có thể bị giảm sút chất lượng, hư hỏng  khi chưa hết hạn. 

Bộ Y tế đã  quy định 5 tiêu chuẩn thực hành tốt [GPs] trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc - từ khâu sản xuất [Thực hành tốt sản xuất thuốc - GMP]; kiểm tra chất lượng [Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc - GLP]; tồn trữ bảo quản [Thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP]; lưu thông phân phối [Thực hành tốt phân phối thuốc - GDP] và phân phối đến tay người bệnh [Thực hành tốt nhà thuốc - GPP]. Việc áp dụng 5 tiêu chuẩn trên toàn quốc bảo đảm tính đồng bộ và toàn diện từ sản xuất, lưu thông và phân phối lẻ. Tất cả đều vì mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị và an toàn cho cộng đồng.

 Nhà thuốc đạt chuẩn GPP là những nhà thuốc đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, về nhân sự và về hoạt động. Riêng về cơ sở vật chất, nhà thuốc phải có diện tích đạt tiêu chuẩn; có đầy đủ  không gian bố trí, sắp xếp thuốc theo đúng quy chuẩn [khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm…], đảm bảo các trang thiết bị, phương tiện cần thiết về bảo quản thuốc như: nhiệt kế tự ghi, điều hòa, tủ lạnh, máy hút ẩm hoạt động 24/24 đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc theo yêu cầu của nhà sản xuất. Việc xây dựng Nhà thuốc đạt GPP không chỉ đảm bảo lợi ích cho cộng đồng mà còn giúp nâng cao uy tín cho nhà thuốc và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và sử dụng thuốc an toàn, có hiệu quả.

Minh Anh - TTKSBT

Chủ Đề