Tại sao nói giáo viên tiểu học là ông thầy tổng thể

Muốn trở thành giáo viên tiêu học giỏi

Để trở thành người giáo viên giỏi cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng sư phạm, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học thật tốt.

MUỐN TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TIỂU HỌC GIỎI ?

***

Trường tiểu học là nơi đầu tiên dạy trẻ em biết yêu gia đình, quê hương, đất nước và con người, biết đọc, biết viết biết làm tính, biết tìm hiểu tự nhiên, xã hội và con người. Chính vì vậy, qua nhiều năm giảng dạy ở bậc Tiểu học tôi cảm nhận thấy đứng về kiến thức khoa học thì không nhiều nhưng rất khó thành công điều này đòi hỏi ở người thầy phải có kiến thức sư phạm thật cao. Công tác chủ nhiệm của người thầy ở đây đòi hỏi hết sức khắc khe so với các bậc học khác.

- Nghề dạy học ở Tiểu học có đặc điểm giống như các bậc học khác, nhưng có đặc thù riêng về mặt sư phạm mà người làm nghề dạy học khác không cần hoặc không có được. Chính vì vậy giáo viên Tiểu học cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng sư phạm, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học thật tốt.

- Phương châm giáo dục của bản thân là “lạt mềm buộc chặt”, giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là người thân thiện, nhất là đối với những học sinh chưa ngoan. Xem các em như chính con em mình để yêu thương và nhẹ nhàng gần gũi, động viên chia sẻ với các em mọi vui buồn trong cuộc sống... Từ đó giáo dục tốt về đạo đức, tư tưởng lối sống, ý thức rèn luyện mọi mặt cho các em.

- Một lớp học được xem là thân thiện có nghĩa là ở đó phải kích thích được niềm yêu thích của các em với tri thức, đánh thức những khả năng tiềm tàng trong các em. Muốn làm được điều này tôi nghĩ các thầy cô giáo không nên làm những cây cổ thụ tỏa bóng râm che mát cho các em mà nên làm những người hướng đạo đầy bản lĩnh cùng các em làm khách bộ hành trên con đường khám phá tri thức.

- Phải trang bị cho mình phương pháp dạy học và thói quen làm việc khoahọc ở mỗi môn học, mỗi bài học để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy. Cần xác định được mục tiêu của bài. Đặc biệt cần dành tâmsức trí tuệ và thời gian cho việc dạy học. Việc thiết kế bài dạy phải căn cứ vào mục tiêu dạy học, đặc điểm của học sinh, tính chất của môn học, điều kiện vật chất có thể sử dụng được trong quá trình dạy học. Trước khi lên lớp người giáo viên cần phải xác định được:

1/ Dạy cái gì ? [Xác định nội dung dạy học].

2/ Sau khi học song học sinh cần biết hoặc biết làm cái gì? [Xác định mục tiêu].

3/ Kiến thức thực sự của học sinh hiện nay như thế nào?

4/ Học sinh thực sự đã biết gì? [Đánh giá những điều học sinh đã biết trước khi học và sau khi học].

5/ Dạy bài học đó như thế nào? [Lựa chọn phương pháp và kỹ năng dạy học].

6/ Giáo viên cần hiểu biết về những đặc điểm của học sinh, lứa tuổi, thói quen trình độ học sinh, trẻ bị tật, trẻ có gia đình khó khăn...

7/ Cần chú ý đến cách mở đầu bài học sao cho hứng thú trong học tập với học sinh và cách kết thúc bài học để gây ấn tượng cho học sinh. Nhất là đảm bảo tính đa dạng và hài hoà của các phương pháp dạy học được áp dụng, điều này đặc biệt quan trọng với học sinh Tiểu học.

- Giáo viên tiểu học dạy nhiều môn, mỗi giáo viên phụ trách một lớp. Do đó giáo viên tiểu học phải có:

+ Hiểu biết cơ bản, khái quát nhất về nhiều lĩnh vực.

+ Cần vốn văn hoá chung, hơn những đòi hỏi chuyên môn quá sâu về mỗi môn học hoặc lĩnh vực.

- Giáo viên tiểu học đúng nghĩa là“người thầy tổng thể”.

- Giáo viên tiểu học là“thần tượng”của học sinh tiểu học.

- Học sinh nhất nhất nghe theo giáo viên; trong mắt các em giáo viên là người tốt nhất, là người giỏi nhất, là người đúng nhất.

- Giáo viên phải là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh.

- Mỗi giáo viên tiểu học hãy là “thần tượng” của học sinh mình.

- Giáo viên tiểu học là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục tiểu học.

* Tiểu học là cấp học của phương pháp dạy học:

+ Giáo viên tổ chức các hoạt động học cho học sinh.

+ Học sinh thực hiện các hoạt động học sẽ hình thành các khái niệm khoa học. Theo cách như vậy học sinh tự làm kiến thức cho mình.

- Để việc dạy học đạt kết quả tốt thì ngoài việc thiết kế bài dạy tốt còn một việc quan trọng nữa là hướng dẫn học sinh thi công bài học đó. Như vậy mỗi giáo viên ngoài việc phải trang bị những kiến thức sư phạm còn phải sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học [Hướng dẫn vào trọng tâm ] trên cơ sở kế thừa phát huy những phương pháp cũ tích cực. Việc kiểm ra đánh giá kết quả học tập cũng là khâu hết sức quan trọng phải được làm thường xuyên, liên tục để giáo viên nắm bắt được thông tin ngược từ phía học sinh từ đó điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp và có hiệu quả. Khi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em cần coi trọng động viên, khuyến khích sự tiết bộ của học sinh tránh để lại dấu ấn tiêu cực chán nản trong tâm trí học sinh. Muốn làm tốt được những việc trên để công tác dạy học đạt kết quả cao bản thân người giáo viên phải luôn tự giác tích cực học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ cho mình. Việc học tập có thể qua nhiều kênh thông tin, qua bồi dưỡng thường xuyên, qua bạn bè đồng nghiệp, sách báo.

- Người giáo viên làm công tác giảng dạy còn phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách vở, học hỏi đồng nghiệp và những người đi trước để vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, khéo léo, phù hợp với từng bài, từng phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như để lôi cuốn, tạo hứng thú và đưa các em đến với niềm đam mê thích thú trong học tập.

- Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với học sinh, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được trong nhiều năm dạy học ở tiểu học rất mong ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp trong hội đồng sư phạm nhà trường bổ sung đóng góp thêm.

Xin trân thành cảm ơn!

@_01/2014

Nguyễn Thị Lệ

Giáo viên-khối trưởng 3 - Trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi, thành phố Kon Tum.

e-mail:

Nhân cách người giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [205.38 KB, 19 trang ]

Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
ĐỀ TÀI : NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Dương
Thị Linh – giảng dạy bộ môn “TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG, TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ
TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM”- đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
Trong bài viết này đã nêu được thực trạng và đưa ra biện pháp để giải quyết
một số vấn đề còn tồn tại về nhân cách của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi khiếm khuyết, kính
mong được sự ủng hộ và góp ý từ các thầy cô giáo.
Một lần nữa, tôi xin kính chúc các thầy cô giáo luôn khoẻ mạnh, thành đạt
trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn.



1
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1 Cơ sở lí thuyết
“Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Từ muôn đời
nay, mỗi người dân Việt Nam đều nhìn nhận nghề giáo với tầm quan trọng bậc nhất.
Xã hội dù có phát triển đến mức nào thì vị trí và vai trò của những người thầy, người
cô vẫn không thể phủ nhận, bởi lẽ họ là nhân lực then chốt trong công tác nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nghề giáo đào tạo nên những con người vừa
có đức, vừa có tài để cống hiến cho gia đình và xã hội.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất
trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo
không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế
giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Nghề dạy học là


nghề cao quý bởi lẽ những người giáo viên không chỉ truyền thụ cho học sinh kiến
thức cần thiết cho cuộc sống mà còn dạy học sinh cách sống, làm thế nào để trở thành
người có phẩm chất đạo đức tốt, dạy cho học sinh điều hay lẽ phải, hướng các em tới
giá trị của Chân - Thiện - Mỹ. Nghề dạy học là nghề sáng tạo, bởi lẽ giáo viên cần phải
thích ứng với nhiều tình huống sư phạm khác nhau. Cần nhấn mạnh rằng mục tiêu cao
nhất của dạy học là “Dạy tư duy”, tức là dạy cách tri nhận tri thức và vận dụng sáng
tạo trong chương trình; đồng thời hình thành con đường tự khám phá để học sinh tiếp
tục học tập sáng tạo đến suốt đời.
Người giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của một nền giáo dục. Năng lực
và đạo đức nghề nghiệp của họ góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.
Còn đối với mỗi thế hệ học trò, thầy cô là người cha, người mẹ, người anh, người chị,
là tấm gương sáng để họ noi theo. Trong số chúng ta, có ai là không mang theo bên
mình những kỉ niệm sâu sắc với những người thầy, người cô?
1.2 Cơ sở thực tiễn.
“Tôn sư trọng đạo” sẽ giảm đi khi nhân cách người thầy… có vấn đề! Học sinh
[HS] không chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn chịu ảnh hưởng từ cách sống, cách đối
nhân xử thế của thầy cô giáo. Vì vậy, mỗi giáo viên bên cạnh làm mới kiến thức
chuyên môn còn cần “làm đẹp” hình ảnh, tác phong của mình. Việc giảng dạy HS
sẽ tốt hơn nếu người thầy biết “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”.
Như những gì chúng ta cảm nhận và quan sát được, ngày nay có nhiều tấm gương
người thầy, người cô âm thầm cống hiến tài năng của mình cho sự nghiệp trồng người,
hết lòng vì các em học sinh. Họ chia sẻ phần thu nhập ít ỏi của mình để giúp đỡ học
2
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
sinh nghèo vượt khó, học sinh tật nguyền Có một người thầy mà tôi hết sức khâm
phục trong suốt 3 năm theo học ở trường THPT Phan Đăng Lưu [Yên Thành]. Đó là
thầy Phan Văn Truyền, giáo viên dạy chuyên môn hóa học, chủ nhiệm lớp tôi. Hàng
tháng thầy thường trích một phần tiền lương của mình để chi trả phí sinh hoạt tại kí túc
xá cho bạn Phan Văn Bình- thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách. Hành động cao
đẹp của thầy khơi dậy trong tôi nhiều suy nghĩ. Đó cũng chính là một trong những lý


do tôi chọn đề tài. Cảm động hơn nữa còn có những thầy cô sẵn sàng hi sinh tính mạng
của mình để cứu học sinh trong bão lũ.
Bên cạnh đó vẫn còn những giáo viên chưa xứng đáng với hai chữ “nhà giáo”. Họ
không chỉ nêu gương xấu cho học sinh, mà còn làm vẩn đục đạo đức, nhân cách của
những người thầy chân chính. Đây cũng là một trong những vấn đề nan giải mà nền
giáo dục nước ta hiện nay đang gặp phải.
Từ đó cho thấy: muốn nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước ta, trước hết phải
chấn hưng đội ngũ giáo viên, nâng cao nhận thức của người giáo viên. Để giúp các
giáo viên và sinh viên ngành sư phạm nhận thức rõ về vị trí, vai trò và trách nhiệm của
mình, tôi đã chọn đề tài “Nhân cách của người giáo viên trong thời buổi hiện nay’’.
2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1 Tìm hiểu cơ sở lí luận về nhân cách người giáo viên
2.2 Nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc rèn
luyện nhân cách của người thầy.
3 Phương pháp nghiên cứu.
3.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc, tìm tài liệu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát hỏi ý kiến.
NỘI DUNG
3
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
1. Một số khái niệm liên quan.
1.1. Thế nào là nhân cách của người giáo viên?
Nhân cách là tổng thể phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc và giá trị tinh thần của
mỗi cá nhân.
Khi nói đến nhân cách người giáo viên, ta nhắc đến hai phạm trù cơ bản: Phẩm chất
và năng lực.
1.1.1. Phẩm chất.
Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật.
Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lí học chỉ đặc điểm sẵn có của cơ thể
[như hệ thần kinh các giác quan và cơ quan vận động]. Đặc điểm sẵn có là cơ sở tự nhiên


để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc tính tâm lý.
Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ đặc điểm tâm lý như: Tính cách, ý chí, hứng thú,
phong cách của con người.
Như vậy, ta có thể hiểu: Phẩm chất của người giáo viên không chỉ là những đặc
trưng đơn giản, có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yêu tố bên trong, trên cơ sở các
phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thông qua hoạt động giao lưu trong
thực tiễn đời sống và công tác của người giáo viên.
1.1.2. Năng lực.
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc
tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của hoạt động nhất định nhằm đảm
bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao.
Các năng lực hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân. Tuy nhiên
năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà phần lớn được xây
dựng trong quá trình công tác, luyện tập.
Năng lực của người giáo viên là những thuộc tính tâm lý giúp hoàn thành tốt hoạt
động dạy học và giáo dục. Có thể chia năng lực của giáo viên ra làm hai nhóm: Năng lực
dạy học và năng lực giáo dục. Năng lực dạy học là những thuộc tính tâm lý mà nhờ đó
người giáo viên thực hiện tốt hoạt động dạy học. Năng lực giáo dục là khả năng truyền tải
những tri thức đó tới học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh.
Như vậy, một người giáo viên có năng lực phải biết vận dụng, tích hợp nhiều kĩ
năng sư phạm một cách linh hoạt. Lao động sư phạm là loại lao động căng thẳng, tinh tế,
không rập khuôn, không đóng khung trong một giờ giảng, trong khuôn khổ nhà trường.
Dạy học đòi hỏi người thầy phải dựa trên nền tảng khoa học xác định, khoa học bộ môn
cũng như khoa học giáo dục và có khả năng sử dụng chúng vào từng tình huống sư phạm
cụ thể, thích ứng với từng cá nhân sinh động.
1.2. Các yêu cầu về phẩm chất của người giáo viên.
1.2.1. Tình yêu con người và lòng say mê với sự nghiệp phát triển con người.
4
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Dạy học là nghề làm việc với con người, người giáo viên phải có tình yêu con


người mới có thể hoạt động hiệu quả. Tình yêu này thể hiện qua hứng thú khi tiếp xúc với
con người, chia sẻ, tìm hiểu vấn đề của con người, phấn chấn khi làm việc với con người,
sẵn sàng chia sẻ khó khăn với con người. Đặc biệt tình yêu con người của người giáo viên
thể hiện ở sự thấu hiểu, thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ con người vượt qua khó khăn.
Đối với học sinh, tình yêu con người thể hiện ở sự say sưa làm việc với học sinh,
hạnh phúc khi giúp đỡ học sinh và nhận thấy sự tiến bộ của học sinh, trăn trở trước những
thất bại, vấp váp của học sinh, chia sẻ buồn vui và cùng người học sinh vượt qua khó khăn
trong học tập. Người giáo viên say mê với sự phát triển con người, luôn hết lòng vì sự phát
triển của học sinh, nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào giáo dục và dạy
học vì học sinh.
Tôi luôn tự hỏi, nếu như một người giáo viên không có tình yêu thương đối với học
sinh của mình, anh ta sẽ dạy học bằng cách nào? Từ thực tế công việc dạy học tình nguyện
cho trẻ em mồ côi ở làng trẻ SOS [Vinh], tôi nhận thấy rằng: Tình yêu con người và lòng
say mê với sự nghiệp phát triển con người là cốt lõi của chất lượng giảng dạy. Vì tình
thương, vì ước muốn vun đắp, bồi dưỡng các em, chúng tôi dốc hết sức mình để giúp đỡ
các em, xem việc nhìn thấy sự tiến bộ từng ngày của các em là thù lao lớn nhất cho những
vất vả, công lao mình đã bỏ ra.
1.2.2. Ứng xử công bằng và tạo cơ hội cho mọi học sinh phát triển.
Ứng xử công bằng thể hiện đạo đức của nhà giáo không thiên vị, định kiến với bất
kì học sinh nào. Ứng xử công bằng và tạo cơ hội cho mọi học sinh phát triển, tạo ra môi
trường thân thiện giúp học sinh vượt qua mặc cảm yếu kém, phân biệt đối xử do vị thế
kinh tế, xã hội, dân tộc. Ứng xử công bằng thể hiện ở những điểm sau:
- Không thành kiến với học sinh cho dù họ chưa đạt kết quả như mong muốn mà
vẫn tiếp tục giúp đỡ học sinh phát triển theo hướng tích cực.
- Không phân biệt đối xử với học sinh, không phân biệt hoàn cảnh xuất thân, thành
tích học tập và hành vi đạo đức.
- Đánh giá khách quan kết quả học tập cũng như rèn luyện của học sinh.
- Kiểm soát tốt cảm xúc, chia sẻ, thông cảm với học sinh.
Ứng xử công bằng góp phần thu hẹp khoảng cách thầy – trò. Mặc dù vậy, mỗi con
người đều không thể tránh khỏi những thiên vị trong tình cảm. Bản thân tôi cũng có những


thái độ yêu ghét rạch ròi. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy rằng, sự thiên vị trong cách ứng xử
của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Trong suốt
quá trình học phổ thông, tôi đã từng chứng kiến nhiều học sinh vì bất mãn với thầy cô mà
trở nên sa ngã. N.V.T là bạn học cấp III của tôi, vì học kém môn Anh nên không những
không được cảm thông và giúp đỡ, T còn thường xuyên bị chỉ trích thậm tệ, thậm chí xúc
phạm đến nhân phẩm cá nhân. Suốt một thời gian dài, T bị trầm cảm nặng. Thiết nghĩ, đạo
đức nhà giáo ở đâu? Vẫn biết rằng tình cảm cá nhân mỗi chúng ta ai ai cũng có, nhưng cần
phải biết kiềm chế, giữ ở mức độ vừa phải để các em học sinh thấy rằng: các em vẫn được
yêu thương, quan tâm và giúp đỡ một cách bình đẳng.
1.2.3. Tính tích cực xã hội.
Tính tích cực xã hội thể hiện trong sự tham gia vào các côn việc của xã hội, tìm
hiểu, tham gia tọa đàm, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong xã hội,
tham gia vào các phong trào vận động vì môi trường xanh-sạch-đẹp, đóng góp ý kiến, hiến
kế hoạch cho việc giải quyết các vấn đề xã hội, tham gia phản biện xã hội.
5
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Tính tích cực xã hội thể hiện tính xã hội của con người, thể hiện vai trò chủ thể của
người giáo viên làm chủ trong tương lai, vận mệnh của mình trong xã hội cũng như đóng
góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển xã hội.
Mỗi giáo viên là tấm gương về cách ứng xử cho học sinh. Giáo viên tham gia tích
cực các hoạt động xã hội tạo nên động lực, thúc đẩy các em tham gia. Cô Nguyễn Thị Nga,
phụ trách Đoàn Thanh Niên trường THPT Phan Đăng Lưu, Yên Thành là một ví dụ mẫu
mực. Nhờ sự dẫn dắt của cô, trường tôi luôn đứng đầu huyện về thành tích hoạt động xã
hội. Học sinh hưởng ứng tích cực các phong trào Đoàn như “Thanh niên vì môi trường”,
“Ngày vì người nghèo”, “An toàn giao thông”

1.2.4. Tự ý thức và tự giáo dục cao.
Giáo viên là nhà giáo dục đồng thời phải có khả năng tự ý thức và tự giáo dục. Tự ý
thức được coi là phương tiện tự điều chỉnh của chủ thể. Người giáo viên phải ý thức được
bản thân trong các mối quan hệ sau đây:


- Ý thức về đạo đức của bản thân, nhận biết và đánh giá được hệ giá trị, thái độ của
bản thân đối với con người, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, sự phù hợp của quan
niệm, hệ giá trị của bản thân so với hệ thống chuẩn mực xã hội.
- Ý thức về hành vi của bản thân, sự phù hợp hay không phù hợp so với chuẩn mực,
phương thức ứng xử được chấp nhận, độc lập đánh giá hành vi của mình trên cơ sở những
chuẩn mực đã được chấp nhận.
- Ý thức về bản thân như là chủ thể hoạt động, ý thức về trách nhiệm và vai trò của
nhà giáo trong xã hội, trách nhiệm của bản thân như một người thầy, đánh giá về trách
nhiệm, vai trò của mình, hiệu quả hoạt động, sản phẩm và con đường cải thiện hoạt động.
- Đánh giá bản thân trong mối quan hệ với môi trường lao động, môi trường sống
với tư cách là nhà giáo, người công dân.
- Ý thức về sự phát triển bản thân theo thời gian, về những thành công và thất bại,
yếu kém cần khắc phục.
1.3. Các yêu cầu về năng lực của người giáo viên.
1.3.1. Năng lực dạy học.
Để có thể thực hiện được tốt hoạt động dạy học, người giáo viên phải có:
- Hiểu biết và kiến thức chuyên ngành môn dạy: Giáo viên phải là chuyên gia trong
lĩnh vực mình giảng dạy.Hiểu biết về lĩnh vực chuyên nghành này chính là hiểu biết về hệ
thông kiến thức về nội dung môn học, các phương pháp khoa học trong nghiên cứu,khám
phá và ứng dụng các kiến thức đó trong thực tiễn.Nhà giáo phải có khả năng tham gia
nghiên cứu khoa học và và ứng dụng các kiến thức chuyên nghành vào thực tiễn. Tuy
nhiên,đối với nhà giáo thì như thế là chưa đủ. Những kiến thức đó phải được người giáo
viên thấm nhuần, hệ thống hoá,khái quát hoá,chế biến để có thể truyền cho học sinh theo
cách dễ hiểu nhất,dễ ghi nhớ nhất.
- Năng lực tổ chức quá trình dạy học:.
- Kiến thức hiểu biết về học sinh, khả năng đánh giá người học.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực sử dụng kĩ thuật dạy học.
Thầy Phan Bá Nghĩa- giáo viên môn Vật lý trường THPT Phan Đăng Lưu là tấm
gương về năng lực dạy học tốt. Được vinh dự theo học bộ môn của thầy trong 3 năm cấp


III, thầy để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp. Suốt 30 năm đứng trên bục giảng, thầy đào
tạo nên nhiều thế hệ nhân tài, gặt hái nhiều thành tích trong các kì thi Vật lí Quốc gia cũng
6
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
như Quốc tế. Có được thành tích này là nhờ phương pháp dạy học logic, có hiệu quả của
thầy. Thầy luôn chú trọng giảng dạy về kĩ năng và phương pháp, như các phương pháp giải
nhanh và các cách giải đặc thù cho từng dạng đề; sử dụng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu và
diễn đạt súc tích, hài hước. Do đó, thầy luôn đi đầu trong công tác giảng dạy chuyên môn
trong toàn huyện cũng như tỉnh.
1.3.2. Năng lực giáo dục.
Vấn đề giáo dục bao giờ cũng quan trọng vì hoạt động giáo dục trong nhà trường
góp phần quan trọng nhất tạo ra định hướng nhân cách đúng đắn cho học sinh, tạo dựng hệ
giá trị, chuẩn mực đạo đức và hệ thống hành vi phù hợp. Năng lực giáo dục ở giáo viên
bao gồm:
- Có hiểu biết và kiến thức, kỹ năng về giáo dục và quá trình giáo dục.
- Có năng lực giao tiếp sư phạm.
- Có kĩ năng định hướng giao tiếp.
- Có kĩ năng định vị.
- Có kĩ năng làm chủ trạng thái, cảm xúc của bản thân, vượt qua những trạng thái cảm xúc
khó khăn trong giao tiếp.
- Có kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp.
- Có năng lực nhận biết, đánh giá phẩm chất nhân cách, tính cách học sinh.
- Có năng lực cảm hóa, thay đổi nhân cách theo mô hình mong muốn.
- Có năng lực tự giáo dục và làm gương.
Trong năm học qua, tôi đã được học hỏi rất nhiều từ giảng viên các bộ môn ở Đại
Học Vinh. Đặc biệt, khi mới tiếp xúc với một số thầy cô, thấy các thầy cô khá nghiêm
khắc, tôi hết sức lo lắng. Lấy ví dụ như bộ môn Tâm lý học, tôi khá trăn trở vì đây là môn
học khó, nhiều khi rất muốn từ bỏ. Nhưng sau một thời gian học tập, nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ tận tình từ cô giáo, tôi đã dần làm quen và cảm thấy yêu thích đối với bộ môn.
Cô hiểu rõ tiềm năng cũng như yếu kém để áp dụng những biện pháp giáo dục linh hoạt


với từng sinh viên. Hơn nữa, cô hết lòng truyền thụ những kiến thức sư phạm với niềm say
mê và tinh thần trách nhiệm. Sự nghiêm túc, không vụ lợi khiến cho sinh viên ngày càng
yêu quý, gắn bó với cô cũng như bộ môn Tâm lý học.
1.4 Con đường hình thành nhân cách và uy tín của người giáo viên.
1.4.1. Nhân cách.
Nhân cách [phẩm chất và năng lực] có thể được hình thành và phát triển trong giai
đoạn học tập ở trong trường đại học và giai đoạn học tập nghề nghiệp sau khi ra trường.
Quá trình trưởng thành đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng nghỉ, liên tục học hỏi, trau dồi
kiến thức và đạo đức.
Gonbolin[1979] viết “không chỉ những con người bình thường mà ngay cả những
bộ óc vĩ đại nếu không thường xuyên tự bồi dưỡng cũng sẽ dần dần mất hết nhu cầu trí tuệ
và hứng thú tinh thần”.Vậy việc nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất của người giáo
viên phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc.
Hình thành nhân cách trong giai đoạn học tập ở trường đại học.
7
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Có những quan điểm quan niệm khác nhau về việc đào tạo giáo viên.Quan niệm
truyền thống cho rằng: đào tạo giáo viên phải được tổ chức trong trường sư phạm, ở đó
sinh viên được cung cấp kiến thức về những môn khoa học chuyên ngành và kiến thức về
các khoa học giáo dục, trong đó có kiến thức về tâm lý học. Ngày nay, quá trình đào tạo
được tổ chức mềm dẻo hơn, theo mô đun kiến thức. Sinh viên có thể tiếp thu kiến thức
khoa học giáo dục một cách độc lập, thậm chí sau khi hoàn thành chương trình đại học một
chuyên nghành nhất định. Cho dù chọn con đường tổ chức quá trình đào tạo được diễn ra
như thế nào đi chăng nữa,kiến thức các môn học mà giáo viên sẽ giảng dạy là điều kiện
cần nhưng chưa đủ. Người giáo viên cần tiếp thu những kiến thức về khoa học giáo dục,
nâng cao tay nghề sư phạm,hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách,năng lực dạy học
và giáo dục phù hợp.
Tuy mới chỉ là sinh viên năm nhất, nhưng tôi tự ý thức được tầm quan trọng của
việc trau dồi nhân cách ngay trong những năm học đại học. Tôi tích cực thu nạp kiến thức
các thầy cô cung cấp và tận dụng mọi cơ hội để đưa những kiến thức đó vào thực tế, như


tham gia dạy học tình nguyện ở làng trẻ SOS, dạy phụ đạo cho học sinh cấp III Chính vì
vậy, không những tôi có thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy mà còn được bồi dưỡng niềm
say mê nghề nghiệp, yêu thương học trò
Hình thành và phát triển nhân cách trong quá trình hành nghề.
Bắt đầu hành nghề,người giáo viên cảm thấy những thiếu hụt trong năng lực của cá
nhân khi gặp phải những tình huống sư phạm phức tạp.Cùng với đó là sự vận động đi lên
từng ngày của các nhu cầu xã hội được phản ánh trong trường học.Ngoài việc tham gia vào
các khoá đào tạo cao hơn, người giáo viên phải không ngừng tự học, tự tu dưỡng suốt đời
để có đủ trình độ đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Tóm lại, việc học tập nâng cao trình độ, phẩm chất và năng lực của người giáo
viên là hoạt động thường ngày,có thể diễn ra ngay từ khi bước vào giảng đường trường đại
học.Sự khác biệt là ở chỗ việc học nâng cao năng lực có thể được tiến hành một cách có ý
thức,có kế hoạch và sử dụng phương pháp phù hợp. Việc học tập là để trau dồi phẩm chất
và nâng cao năng lực bản thân để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục học sinh giúp học
sinh có kĩ năng, năng lực và hình thành nhân cách cho học sinh.Dù học theo bất kì hình
thức nào thì người giáo viên vẫn là chủ thể của quá trình tiếp thu kiến thức để tăng cường
năng lực và chuyển hoá kiến thức nhân loại thành kiến thức và năng lực của bản thân.Đây
là quá trình tự giác, có ý thức và được người giáo viên lập kế hoạch chi tiết.
1.4.2. Uy tín.
Thầy giáo có xứng đáng là đại diện cho nền văn minh nhân loại, nền giáo dục tiến
bộ, cho điều hay lẽ phải hay không thì đều xuất phát từ uy tín của người thầy.Uy tín là tấm
lòng và tài năng của thầy giáo, uy tín thực không phải là cái mác hay là vỏ bọc bên ngoài
mà nó phải được hình thành từ chính những phẩm chất, năng lực thật sự của thầy giáo. Uy
tín được toát lên từ toàn bộ cuộc sống của người thầy, thầy có năng lực và phẩm chất tốt
đẹp sẽ được học sinh thừa nhận và kính trọng. Vì có tấm lòng nhân ái thầy mới có tình
thương với học sinh, tận tụy với công việc và đạo đức trong sáng, có tài năng thầy mới đạt
được hiệu quả cao trong công tác. Cũng có một số giáo viên xây dựng uy tín bằng các thủ
đoạn giả tạo như : trấn áp, khoe khoang, vô nguyên tắc hoặc nuông chiều học sinh. Có thể
họ cũng tạo được uy tín nhưng rồi một sớm một chiều sẽ thất bại bởi bản chất là không có
thật. Nhờ có uy tín thực mà thầy giáo có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến đời sống học sinh, trở


thành hình mẫu lí tưởng cho cuộc đời các em, uy tín soi dẫn các em đi theo thầy. Uy tín
8
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
không phải là điều một người thầy dễ dàng có được, nó được hình thành từ lòng yêu nghề,
yêu trẻ, tính công bằng, ý chí tiến thủ và phương pháp, kĩ năng dạy học hiệu quả, sáng tạo.
2. Vai trò của nhân cách trong quá trình dạy học.
Nhân cách của người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng
người. Có lẽ hơn bất kì nghề nghiệp nào khác, nghề dạy học là nghề có trách nhiệm cao
nhất bởi lao động của nhà giáo mang tính quyết định, là kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ, định
hướng cho sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.
Nghề dạy học là nghề nghiệp đặc thù. Nếu như kĩ sư làm việc với máy móc, kiến trúc sư
làm việc với bản vẽ, thì giáo viên làm việc với con người. Thành quả sau quá trình lao
động phải là những con người hoàn chỉnh. Hơn bất kì một ngành nghề nào khác, nghề giáo
không được phép tạo ra thứ phẩm bởi việc làm hỏng một con người là tội lỗi lớn không thể
tha thứ.
Sản phẩm hoạt động của nhà giáo là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và các phẩm chất,
nhân cách được hình thành ở học sinh. Bằng năng lực và nhân cách của mình, giáo viên đã
giúp người học chuyển tải nền văn hóa xã hội vào bên trong thành những phẩm chất, năng
lực thông qua hoạt động học tập của học sinh. Nhờ có năng lực, nhà giáo nắm bắt được đối
tượng, thiết kế được mô hình nhân cách tương lai của học sinh, sử dụng những tác động
phù hợp và phát huy được tính chủ thể của học sinh. Nhờ có phẩm chất tốt đẹp, nhà giáo
trở thành tâm gương, là hình mẫu cho học sinh noi theo.
Theo Usinxki: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với
học sinh. Sức mạnh đó không thể thay thế bởi bất kì cuốn sách giáo khoa nào, bất kì câu
chuyện, châm ngôn đạo đức, bất kì một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.
Trong suốt 12 năm học phổ thông, tôi nhận thấy bản thân mình chịu ảnh hưởng rất
nhiều từ các giáo viên. Không thể phủ nhận rằng, tình cảm đối với từng giáo viên hầu như
chi phối thái độ học của tôi đối với bộ môn họ dạy. Tôi chọn con đường trở thành giáo viên
dạy Hóa học, một phần vì lòng kính yêu và biết ơn đối với thầy Truyền- người đã thổi
bùng lên trong tôi tình yêu đối với bộ môn. Thầy giáo tốt là một con đường sáng, đưa học


sinh tới cái đích tốt đẹp.
3. Nhân cách người giáo viên trong xã hội hiện nay.
Nhân cách của người giáo viên luôn là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm.
Theo quan niệm truyền thống phương Đông, người thầy giữ vai trò thứ hai trong cương
thường “Quân, sư, phụ”. Ngày nay, sự biến đổi của nền kinh tế-xã hội đã tác động không
nhỏ tới đời sống đạo đức nói chung và đạo đức người thầy nói riêng, trong đó bên cạnh tác
động tích cực vẫn tồn tại nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Sau đây, tôi sẽ đi sâu hơn về vấn đề
này.
3.1. Tích cực.
Trong xã hội Việt Nam chúng ta ngày nay cũng có rất nhiều thầy, cô giáo đã thấm
nhuần đạo đức của nghề thầy giáo và hàng ngày, hàng giờ đang học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ chí Minh, họ không màng danh lợi, hy sinh tất cả cho sự nghiệp trồng
người. Trong số đó tiêu biểu có cô Vũ Thị Tứ, giáo viên Trường THPT DTNT Quỳ Châu
[Nghệ An]- trường hiện nay em họ tôi đang theo học. Với tấm lòng yêu nghề, yêu trò, từ
khi mới ra trường cô đã tình nguyện lên vùng núi cao Quỳ Châu để dạy cái chữ cho con em
nơi đây. Không những thế cô còn giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, phải bỏ học có điều
kiện đến trường bằng cách nhận nuôi các em. Suốt ba năm học cấp ba, em tôi- một học
9
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
sinh thuộc diện hộ nghèo của xã đã được cô Tứ giúp đỡ nhiệt tình và nhận được học bổng
vì có thành tích học tập tốt. Với nhiệt tình và tài đức của mình, cô Vũ Thị Tứ đã giành
được nhiều thành tích xuất sắc trong việc dạy học. Khi được hỏi về mình, cô chỉ khiêm tốn
trả lời, “Những việc làm của em là từ tấm lòng và bản thân cũng chưa làm được gì
nhiều…”
Rồi việc thầy giáo Lê Văn Tùng, người bạn học cùng lớp suốt 4 năm đại học của
mẹ tôi, hàng năm khi tới mùa mưa lũ, thấy các em học sinh của mình phải oằn mình vượt
qua dòng lũ để tới trường với ước mơ cháy bỏng được đi học để trở thành người có ích cho
xã hội. Cảm nhận được sự vất vả, khó khăn thậm chí là phải chứng kiến cảnh tang thương
khi học trò của mình bỏ mạng trong dòng lũ, thầy đã nghĩ ra một cách để giúp các em tới
trường an toàn. Là một giáo viên dạy môn giáo dục thể chất của trường THPT Thanh


Chương I, bằng nghiệp vụ của mình, thầy đã tự đứng ra mở lớp học bơi cho học sinh để
phòng đuối nước, giúp phụ huynh yên tâm cho trẻ đến trường. Việc làm này đã thu hút
được nhiều học sinh và phụ huynh đồng tình hưởng ứng. Đây là việc làm thiết thực xuất
phát từ cái tâm, cái tài của người thầy. Mẹ thường kể về thầy là một người thầy mẫu mực,
và mong muốn tôi noi theo tấm gương ấy để trở thành người giáo viên tốt.
Hơn bao giờ hết tôi rất tự hào khi mình được học tập dưới mái trường mang tên
đồng chí Phan Đăng Lưu, ngôi trường nghèo nhưng có truyền thống hiếu học. Bằng chính
bằng nhân cách cao đẹp của mình, nhiều thầy cô trong trường đã đào tạo ra những thế hệ
học trò có tài,có đức. Nói về tấm gương tiêu biểu cho nhân cách nhà giáo, cả thầy và trò
trong trường không khỏi bùi ngùi khi nhắc tới thầy giáo Hoàng Tiến Sĩ. Trong suốt quá
trình dạy học, thầy đã chứng tỏ được nhân cách cao đẹp, thầy luôn được học sinh và phụ
huynh quý trọng, các đồng nghiệp tin tưởng và khâm phục. Thầy luôn tận tâm với nghề, tận
tình giúp đỡ học sinh, coi học sinh như người con trong gia đình, bằng những đồng lương ít
ỏi của mình thầy giúp đỡ cho học sinh nghèo hiếu học. Hơn thế nữa, thầy mở lớp học thêm
cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thầy đến từng nhà các em học sinh đó động
viên, vận động các em đi học….Là một thầy giáo trẻ tuổi đời còn chưa đến 35 nhưng thầy
đã ra đi quá sớm, để lại cho toàn bộ học sinh và tập thể giáo viên trong trường những
thương tiếc,đau buồn,xót xa,
Bên cạnh tấm gương của thầy còn có cô giáo Phan Thị Sắc- giáo viên dạy văn lớp
12 của tôi. Có lẽ lớp tôi đã lấy đi không ít những giọt nước mắt của cô, vui có, buồn có.Vui
là khi cô thấy chúng tôi hiểu bài, tích cực học tập. Nói đến đây, tôi lại thấy có lỗi với cô vô
cùng. Nhớ đến những ngày đầu cô mới vào dạy, lớp tôi nào có đứa nào chịu học văn, suốt
buổi học chỉ nghe tiếng lách cách của bàn phím máy tính, những quyển đề thi toán, lí, hoá
trải đầy bàn, mỗi người một việc. Tuy nhiên, bằng sự kiên nhẫn, lòng yêu nghề, cô đã đưa
chúng tôi đi vào quỹ đạo. Cô luôn nhẹ nhàng phân tích cái đúng, cái sai cho chúng tôi hiểu
và sửa chữa. Tôi còn nhớ hình ảnh cô vội lau đi những giọt nước mắt khi buổi học thêm chỉ
có vài người, hình ảnh những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán cô nhưng khuôn mặt cô luôn
hiện hữu những nụ cười thật hiền hậu, ấm áp, Chính những điều trên làm cho lớp tôi
không còn ghét môn văn như trước nữa.
Bằng nhân cách tốt đẹp của mình, các thầy cô đã tạo ra những mầm non cho đất


nước, đào tạo ra những con người có nhân cách tốt đẹp, góp phần vào công cuộc xây dựng
và đổi mới đất nước.
3.3. Tiêu cực
10
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Bên cạnh những thay đổi tích cực, hiện nay vẫn còn những dấu hiệu tiêu cực trong nhân
cách nhà giáo đáng được quan tâm như sau:
3.3.1. Tư tưởng bảo thủ, chậm đổi mới:
Theo nghiên cứu mới đây nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây được xem là hạn
chế lớn nhất của giáo viên phổ thông nước ta. Giáo dục là ngành mang tính thời đại cao.
Mục đích chủ yếu của giáo dục là cung cấp cho các em học sinh đầy đủ kiến thức và kỹ
năng, rèn luyện nhân phẩm , đảm bảo cho cuộc sống trong tương lai; do đó, nếu những gì
các em nhận được trong quá trình học không phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế-xã
hội toàn cầu, vậy các em học để làm gì?

Hằng năm các cơ sở giáo dục đều tiến hành bồi dưỡng năng lực giáo viên nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục, nhưng dường như chưa có đổi mới trong cách dạy, hình thức
còn phiến diện. Ví dụ, nhiều giáo viên vẫn còn áp dụng phương pháp dạy học truyền
thống: Giáo viên đọc, học sinh chép và học thuộc. Giáo viên dạy sử cấp III của tôi [xin
phép được giấu tên] là người có tư tưởng khá bảo thủ trong cách dạy học. Giờ sử 45 phút
thường được phân chia như sau: 10 phút kiểm tra bài cũ và 35 phút cả lớp chỉ ngồi ghi
chép những kiến thức sách giáo khoa mà thầy đọc để hôm sau tiếp tục lên hỏi bài cũ!!!
Phương pháp này thiếu tính tương tác giữa thầy và trò, không kích thích được trí thông
minh, sáng tạo và niềm hứng thú say mê nghiên cứu tìm hiểu.
Bên cạnh đó, do còn thiếu thốn, khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học và
áp lực công việc, đời sống, một bộ phận giáo viên ở vùng sâu vùng xa hiếm có cơ hội tiếp
cận với những đổi mới tiến bộ trong phương pháp giáo dục, điển hình là ở một số trường
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông miền Tây Nghệ An [Anh Sơn, Quế Phong,
Kỳ Sơn ]
Trong đợt tình nguyện hè 2012 do Đoàn Thanh niên huyện Yên Thành tổ chức,


thanh niên chúng tôi được đến thăm trường Tiểu học Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ
An. Tôi được tận mắt chứng kiến điều kiện dạy và học của thầy cô và học sinh nơi đây. Cở
sở vật chất xuống cấp cực kì nghiêm trọng, đừng nhắc đến tiến bộ khoa học như máy
chiếu, máy tính , ngay cả bảng viết, bàn ghế cũng sứt mẻ, hư hỏng nhiều

3.3.2 Bạo lực học đường.
Vấn đề bạo lực học đường, giáo viên đánh đập, xúc phạm nhân cách học sinh gần
đây đang diễn ra ngày càng nhiều, gây ra những làn sóng chỉ trích gay gắt trong xã hội.
Báo Lao động ngày 20-12-2014 đưa tin về clip thầy giáo đánh học sinh tại trường THPT
Nguyễn Huệ, Bình Định như sau: “ Những cái tát từ cánh tay người thầy liên tục giáng
xuống mặt em học sinh. Đó là hình ảnh “sốc” nhất trong clip thầy trò đánh nhau ngay trên
giảng đường”.
Bên cạnh đó là hình ảnh bảo mẫu đánh trẻ mần non một cách dã man…
Không nói đâu xa tôi cũng đã từng nghe, chứng kiến nhưng lời nói khó nghe hay nói cách
khác là lời nói thiếu văn hoá của giáo viên đối với học sinh, cụ thể như đối vơi trường hợp
cô giáo dạy văn của tôi năm lớp 10. Cô đã mắng một bạn nữ lớp tôi rằng: “chị không đủ tư
cách ngồi trong cái lớp này”, “đầu óc chị có vấn đề à” chỉ vì lí do là bạn đó chưa làm bài
tập về nhà, hơn thế nữa khi có học sinh nói chuyện riêng trong lớp cô đã nói những lời
thậm tệ như “chị có muốn ăn dép không” hay “tôi tát cho lùa răng bây giờ”.Thậm chí cô
còn xúc phạm một học sinh là “đồ con lợn” khi bạn đó đi học muộn… Chính những điều
11
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
này khiến cho lớp tôi sinh ra ác cảm với môn văn. tôi biết trong những sự việc trên,những
học sinh bị chỉ trích đúng là đã mắc lỗi lầm, nhưng cô đâu cần dùng những lời lẽ khó nghe
như vậy để xúc phạm học sinh,chẳng phải khoa học sư phạm hiện đại đề cao giá trị cá
nhân, tôn trọng nhân phẩm con người, cho nên không chấp nhận việc dùng đòn roi trong
giáo dục hay sao? Hành động bạo lực xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh không phải
là đi ngược lại quan điểm giáo dục của thế giới văn minh, vi phạm quyền con người hay
sao?
Hiện nay ở các nước phát triển như Hòa Kỳ, vương quốc Anh, Pháp, Nga tình


hình giáo dục luôn được quan tâm, giám sát chặt chẽ. Hệ thống pháp luật bảo hộ cho quyền
lợi học sinh, sinh viên. Nếu xảy ra tình trạng học sinh bị xâm phạm đến thân thể và nhân
cách, gia đình học sinh sẵn sàng đâm đơn kiện và giáo viên bị xử phạt rất nặng.
Em họ của tôi- du học sinh Mỹ từng tâm sự với tôi như sau: “Ở Mỹ cách nghĩ về
mối quan hệ thầy trò của họ khác ngay trong việc bố trí lớp học. Chị có thể thấy lớp học
của Mỹ hầu hết đều được thiết kế theo hình quả đồi: Thầy giáo ở dưới chân đồi, tầng thấp
nhất, còn học sinh luôn ở phía cao hơn thầy. Đây là một suy nghĩ rất tiến bộ, thầy cô giáo
là nền tảng cho học sinh, dìu dắt học sinh.
Còn ở Việt Nam, thầy giáo vẫn là một người rất xa vời, rất có quyền lực. Thầy là phải ở
bục cao nhìn xuống học sinh. Giữa thầy vào trò luôn mặc định tồn tại một khoảng cách vô
cùng lớn. Không mấy khi học trò dám thẳng thắn đối thoại với thầy cô. Họ thường im lặng
chấp nhận những gì thầy cô nói, hoặc là ấm ức giữ trong lòng, chính vì thế mới dễ xảy ra
xung đột khi mâu thuẫn quá lớn”.
Thiết nghĩ nguồn gốc của tình trạng bạo lực học đường, bên cạnh xuất phát từ lỗi
của học trò, còn liên quan đến đạo đức của giáo viên. Là một người thầy tốt phải giữ cho
mình chữ “Nhẫn”, luôn áp dụng biện pháp mềm mỏng để hướng học sinh theo lối quy
phạm đạo đức. Không nên quá chấp nhất, phải linh hoạt trong xử lý tình huống sư phạm.
3.3.3. Tiêu cực trong công tác đánh giá học sinh.
Đánh giá học sinh [hay đánh giá hiệu quả học tập của học sinh] là hệ thống chính
thức xét duyệt trình độ tiếp thu và xử lý bài học của học sinh theo định kì.
Công tác đánh giá học sinh nhằm những mục đích sau:
- Cung cấp các thông tin phản hồi [là cơ hội giao tiếp thảo luận với học sinh để có được
các thông tin phản hồi, nhờ đó cải thiện hiệu quả công tác giảng dạy].
- Đánh giá đúng đắn tiềm năng của học sinh nhằm định hướng và phát triển tốt nhất những
tiềm năng đó.
- Phát hiện, sửa chữa những yếu kém của học sinh.
- Tăng cường quan hệ tốt giữa thầy và trò.
- Làm cơ sở cho việc khen thưởng học sinh, giáo viên.
Do đó, công tác đánh giá học sinh cần được tiến hành nghiêm túc, công bằng. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng chạy điểm, chạy bằng, dạy thêm một cách tràn


lan….diễn ra ngày càng phổ biến, nhiều thầy cô đã đánh mất đi nhân cách làm thầy của
mình.
Nhiều thầy cô lấy lí do: “Tiền lương giáo viên thấp, cuộc sống giáo viên găp nhiều
khó khăn” để viện cớ cho những hành vi sai trái của mình. Nhà nước ta đã tìm mọi cách để
nâng lương nhằm ổn định đời sống cho thầy cô với hi vọng những hành động phi giáo dục
12
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
kia không còn xuất hiện trong các trường học, nhưng việc ông thầy tìm mọi cách để dụ dỗ
hay bắt ép học sinh thỏa mãn sắc dục của mình thì không có một lí do nào có thể bênh vực
được. Chúng ta không còn cách nào để nói về nhưng thầy cô như thế ngoài việc gọi đó là
suy đồi nhân cách, chúng ta không thể đưa ra bất kì lí do nào để chôn vùi những sự thật
đau đớn và đáng xấu hổ kia. Bởi nếu chôn vùi nó giống như việc chúng ta tìm cách che
giấu những “ổ dịch hạch nhân cách” đang nằm trong cơ thể của nền giáo dục. Phải gọi
đúng tên con đường sinh ra “ ổ dịch hạch nhân cách” này trong nhà trường, chỉ khi đó
chúng ta mới có thể ngăn chặn sự lây lan của nó và bảo vệ sự trong sạch, thiêng liêng của
mái trường- nơi chúng ta phải thực hiện những thao tác tuyệt đối chính xác trong một môi
trường hoàn toàn vô trùng để làm ra những sản phẩm kì vĩ nhất cho xã hội.
4. Bàn luận về trau dồi đạo đức, nhân cách người giáo viên.
4.1. Như thế nào là người thầy tốt?
Trong mọi giai đoạn lịch sử, người thầy bao giờ cũng được xã hội tôn vinh và kính
trọng, nghề giáo được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Để xứng đáng
với sự tôn vinh đó, người thầy phải thật sự mẫu mực, dạy người, dạy chữ. Ai trong nghề
thầy giáo , ai làm việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm mới cảm thấy lao động sư phạm là
lao động trí óc tổng hợp đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo.Làm thầy đã
khó nhưng để trở thành một người thầy tốt thì vô cùng khó. Ông nội tôi- nguyên là giảng
viên bộ môn Triết học Đại học Vinh- thầy Phan Đăng Chất- từng nói: “Để làm một người
thầy giáo tốt thì ngươi thầy luôn phải gắn liền với 3 chữ “Tâm- Tài- Đức””. Suốt cuộc đời
dạy học không chỉ trong nước mà còn ở một số nước trên thế giới như Liên Xô, Angola,
ông đã thực hiện đúng theo châm ngôn đó. Vì vậy, mặc dù về hưu đã lâu nhưng ông luôn
được sinh viên tôn trọng và nhớ đến.


Khi nói về cái “Tâm” đối với nghề giáo là một yêu cầu quan trọng không thể thiếu được.
Người thầy phải có tâm huyết với nghề mới có hứng thú, say mê chăm chút từng bài giảng,
từng nội dung tiết giảng; mới thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung nội dung
và phương pháp giảng dạy để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học. L.N.Tônxtôi đã
nói: Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất - đó là
tình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thành người giáo
viên tốt.
Cái “Tâm” người thầy giáo tốt không phải chỉ lòng yêu ngành, yêu nghề mà phải được
biểu hiện thành những hành động cụ thể:
Thứ nhất, phải biết hiến thân cho nghề dạy học, biết hi sinh vì lợi ích tương lai, vì học sinh
thân yêu.
Thứ hai, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. Phải cảm thấy sung sướng,
hạnh phúc khi được đứng lớp. Không có thái độ miễn cưỡng khi được phân công lên lớp.
Thứ ba, luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để đem lại chất lượng cao nhất khi giảng dạy, thầy
giáo không bị giới hạn không gian [lớp học] và thời gian [08 giờ vàng ngọc], không phải
bước ra khỏi lớp học là chấm dứt hoạt động sư phạm mà vẫn tiếp tục suy nghĩ về nội dung,
phương pháp giảng, về thái độ tiếp nhận bài học của sinh viên để tự đổi mới.
Thứ tư, nhiệt tình trong xây dựng đơn vị, chân thành trong giúp đỡ đồng nghiệp.
Về cái “Tài” của người thầy, “Tài” ở đây thể hiện tài năng về trí tuệ và tài năng nghiệp vụ
sư phạm. Tài năng sẽ giúp cho người dạy nắm vững và nhuần nhuyễn nội dung hệ thống
13
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
các kiến thức cơ bản của môn học, khả năng phát hiện vấn đề bổ sung vào nội dung bài
giảng; tài năng nghiệp vụ sư phạm thể hiện ở việc áp dụng các phương pháp giảng dạy, khả
năng trình bày và khả năng xử lý các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy. Kết
hợp được giữa nội dung và phương pháp sẽ làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động,
hấp dẫn và có hiệu quả cao, làm cho người học hứng thú, say mê, tránh nhàm chán, từ đó
chủ động, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu trong học tập. Để thỏa mãn các điều đó, người
thầy phải hội tụ đủ các năng lực sau đây:
Một là, có năng lực về tri thức và tầm hiểu biết.


Đây là năng lực trụ cột của năng lực sư phạm, là điều kiện để giảng dạy, “biết mười dạy
một”. Ngày nay, người học không nhất nhất cái gì cũng tuân thủ, phục tùng thầy vô điều
kiện. Họ được tiếp cận rất nhiều thông tin, hiểu biết rất nhiều, là thầy, phải chinh phục trò
bằng kiến thức sâu rộng của mình, điều đó còn có tác dụng tạo uy tín cho người thầy.
Hai là, có năng lực chế biến tài liệu học tập từ chương trình khung
Thầy giáo phải gia công về mặt sư phạm đối với tài liệu học tập cho phù hợp với đặc điểm
từng lớp học, đối tượng, chuyên ngành đào tạo. Thực trạng cho thấy, vẫn còn nhiều giáo án
trong tình trạng “chết”, không được bổ sung cập nhật, giáo án sử dụng chung cho tất cả các
hệ học. Cho nên, người thầy giỏi là người thầy hiểu học sinh, đặt mình vào vị trí người học
để chế biến, trình bày tài liệu đúng với đối tượng. Người thầy có khả năng phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa được kiến thức, thấy được cái gì là cơ bản nhất và mối quan hệ với cái
thứ yếu. Ngoài ra, người thầy phải có sự sáng tạo trong cung cấp kiến thức cho người học,
bên cạnh kiến thức tinh tế và chính xác, đòi hỏi phải liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức
cũ và mới, kiến thức bộ môn này với bộ môn khác, liên hệ thực tiễn gắn với từng chuyên
ngành đào tạo.
Ba là, có năng lực dạy học tốt
Người thầy tốt không chỉ truyền kiến thức cho người học mà có nhiệm vụ tổ chức và điều
khiển hoạt động của họ, hướng họ đi tìm kiếm và lĩnh hội tri thức. Disterwey - một nhà sư
phạm người Đức đã nhấn mạnh: “Người thầy giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn, còn
người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý”. Chính vì vậy người thầy
phải: Nắm vững và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học tiên tiến; rèn luyện năng lực
ngôn ngữ truyền đạt kiến thức rõ ràng, dễ hiểu, vừa sức.
Ngoài ra, người thầy còn phải có cái “Đức”, “Đức” là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi
giảng viên. Có “Tâm”, có “Tài” cũng chưa là người thầy tốt. Bác Hồ đã từng nói: “Có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Càng
quan trọng đối với lĩnh vực giáo dục, để tạo ra nhân cách người học thì trước hết người
thầy phải biết thuyết phục học sinh bằng chính nhân cách của mình
Muốn xây dựng được nhân cách cho người học, người thầy trước hết phải có “Đức” thể
hiện ở thái độ, tác phong chuẩn mực khi thực hiện giảng dạy và trong lối sống, trở thành
tấm gương, vừa là người thầy, vừa là người cán bộ ưu tú, chuẩn mực cho người học noi


theo. Phải làm sao để mỗi người thầy không những là nhà sư phạm mà còn là nhà mô
phạm.
14
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Cái “Đức” của người thầy thể hiện ở sự hi sinh vô tư “tất cả vì học sinh thân yêu”, giúp đỡ
người học một cách chân thành, không vì vụ lợi, không phân biệt đối xử, giúp đỡ trong hỗ
trợ kiến thức phải đến nơi đến chốn; giúp đỡ không có nghĩa là cho điểm cao, dễ dãi đối
với người học trong học tập. Cái “Đức” ấy còn được biểu hiện ở sự kiên quyết đấu tranh
chống những cái xấu, cái sai trong xã hội, trong chính bản thân mình và trong đồng sự. Bác
Hồ dạy: Thầy giáo và học sinh phải thật thà. Sống thật, nói thật, làm thật để cống hiến thật
sự, để lời nói đi đôi với việc làm, làm có ích cho Tổ quốc, cho nhân dân và cho xã hội, cho
chính bản thân mình.
4.2. Làm sao để trở thành người thầy tốt?
Để trở thành người giáo viên tốt có đầy đủ những tiêu chí về phẩm chất đạo đức, về
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trên đây, chắc chắn một điều là không thể học
xong trường sư phạm là có thể có ngay được. Nghề dạy học là một nghề đòi hỏi rất cao,
lao động sư phạm là lao động đặc biệt, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì vậy, để trở
thành người giáo viên tốt, xứng đáng với danh hiệu “Người kỹ sư tâm hồn” đòi hỏi mỗi
thầy cô giáo phải không ngừng học tập, tự học tự bồi dưỡng, rèn luyện và phấn đấu trên
nhiều mặt. Đó là:
- Người thầy giáo phải thường xuyên trau dồi đạo đức trong sáng, xây dựng lối sống
lành mạnh, gương mẫu trước học sinh, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Có
đạo đức nghề nghiệp, chuyên tâm và tâm huyết với nghề trồng người, tận tụy với công
việc. Người thầy phải thực sự thương yêu, tôn trọng học sinh, đối sử công bằng với học
sinh. Bởi vì, người thầy có đạo đức nghề nghiệp, có lương tâm nhà giáo, sống đúng mực
thì học sinh mới gửi gắm niềm tin và noi theo.
- Người thầy giáo tốt phải yêu nghề, hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp trồng người.
Nếu chỉ có đạo đức tốt, mà không có lòng yêu nghề, mến trẻ, không có trách nhiệm với
học sinh thì dù người giáo viên đó có kiến thức rộng và sâu bao nhiêu đi chăng nữa cũng
khó có thể trở thành người giáo viên tốt được. Chính lòng yêu nghề vừa là động lực, vừa là


mục tiêu giúp người giáo viên tìm ra những phương pháp, biện pháp giảng bài thiết thực.
Với lòng yêu nghề, với hành trang kiến thức sư phạm, với trách nhiệm cao cả đối với học
sinh sẽ giúp người giáo viên có động lực phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, người giáo viên
tốt.
- Người giáo viên phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ [tích cực tham gia hội giảng, hội thảo, hội thi…], thường xuyên trau dồi, nâng cao kiến
thức về ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của sự nghiệp giáo dục.
- Người giáo viên tốt phải có quan điểm luôn coi học trò là trung tâm của quá trình
giáo dục- đào tạo, phải biết khơi gợi được ở các em yêu thích môn học, phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo, động viên, khích lệ các em, tạo hứng thú, ham thích, say mê học
tập.
Để trở thành người giáo viên tốt thì mỗi sinh viên sư phạm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà
trường phải học tập, rèn luyện, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu thường xuyên “là
việc cả đời” không phải một sớm một chiều mà thành công ngay được.
15
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
5. Trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng đối với nghề nhà giáo.

Ngành giáo dục là cốt lõi phát triển của đất nước. Rõ ràng, muốn cho đất nước phát triển
lâu dài và bền vững về nhiều mặt, chính quyền trung ương cần tập trung vào công tác đào
tạo, bồi dưỡng nhân tài. Để làm được điều đó, năng lực và nhân cách của đội ngũ giáo viên
cần phải được chú trọng, làm sao để tạo điều kiên tốt nhất cho họ nâng cao năng lực và
phẩm chất của mình. Tôi xin kiến nghị một số điều như sau:
• Các nhà trường sư phạm cần cải cách phương pháp giáo dục, đội ngũ giáo viên, chấn
chỉnh việc tuyển sinh. Tăng cường việc giáo dục ý thức nghề nghiệp, lòng yêu nghề cho
giáo sinh, xác định hình mẫu chung về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Mọi
hoạt động trong trường sư phạm phải hướng tới mục đích giúp giáo sinh tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức nghề nghiệp, tạo ra những tiền đề cần thiết để kiến tạo nhân cách.
• Các trường học thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người giáo viên trong sự


nghiệp giáo dục. Bồi dưỡng nhận thức, bồi dưỡng kiến thức về tin học, công nghệ thông
tin.
• Chăm lo đời sống của giáo viên, nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên hoạt động, nghiên
cứu khoa học.Đầu tư tài liệu, trang thiết bị và phòng học đầy đủ.
• Tổ chức kiểm tra, đánh giá và phê bình thường xuyên đội ngũ giáo viên. Tổ chức các hoạt
động chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, tăng vốn thực tế.
• Điều quan trọng nhất là ở ý thức cá nhân mỗi giáo viên, chỉ khi nào bản thân tự ý thức vai
trò và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp trồng người thì khi đó mới có động lực rèn
luyện nhân cách.
Bên cạnh đó giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm là nhiệm vụ vô cùng
quan trong và rất cần thiết. Đây là vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước ta phải quan tâm trong
thời kì đổi mới, thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cần giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên theo hướng kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống với
những giá trị đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường. Cần đa dạng hóa các loại hình giáo
dục đạo đức cho sinh viên mà quan trọng là kết hợp giáo dục giữa nhà trường với các tổ
chức đoàn thể và các lực lượng xã hội. Song nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong tất
cả các biện pháp nhằm tạo ra sự thống nhất cho mọi hoạt động.
Sản phẩm của người thầy là nhân cách học sinh, là nguồn gốc tạo ra những giá trị vật chất
và tinh thần cho xã hội, là giá trị sinh ra mọi giá trị. Những người thầy hôm nay, tương lai
hãy tự hào với truyền thống vẻ vang của nghề và sống cuộc sống có ý nghĩa, cùng chung
sức xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
16
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
KẾT LUẬN
Nghề đào tạo con người là nghề lao động nghiêm túc và vô cùng gian nan. Thầy
giáo là người ươm mầm nhân cách học sinh. Công cụ chủ yếu của giáo dục là nhân cách
của người thầy, cho nên nghề giáo đòi hỏi thầy giáo về những phẩm chất đạo đức và năng
lực chuyên môn rất cao. Người làm công tác giảng dạy phải luôn luôn nâng cao kiến thức
để truyền đạt cho học sinh. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, mỗi người thầy phải
luôn làm tốt công tác “dạy chữ, dạy nghề, dạy người”. Tập thể người thầy, cá nhân người


thầy không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa.
Say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động sư phạm, thành công không
kiêu căng, thất bại không nản chí, thương yêu, gần gũi học sinh, đoàn kết với đồng nghiệp,
gắn bó với nhân dân, thực sự là những “tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Tùy theo
trình độ văn hóa và môi trường nghề nghiệp mà mỗi người sẽ sử dụng ngôn từ và cách ứng
xử khác nhau. Vì thế nên mới có “ngôn ngữ đường phố”, “ngôn ngữ chợ búa”, “ngôn ngữ
nhà trường”, “ngôn ngữ trí thức”… Đi liền với mỗi thứ ngôn ngữ đó sẽ có từng cách ứng
xử tương thích khác nhau.
Nhà trường là nơi giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì thế, việc
nói năng và ứng xử trong nhà trường, giữa các thầy cô với nhau và nhất là giữa giáo viên
với học sinh phải hết sức cẩn trọng để biểu thị trình độ văn hóa của những người có học
thức trong môi trường sư phạm.
Có một nguyên tắc mà bất cứ người thầy nào cũng phải ghi nhớ là: “Dùng nhân
cách để giáo dục nhân cách”. Nguyên tắc này vạch rõ rằng trong nhà trường, học sinh
không chỉ học ở sách giáo khoa mà quan trọng hơn, các em còn được học từ nhân cách
những người thầy của mình. Nhân cách của thầy thì luôn được phơi bày trước toàn thể học
sinh qua ngôn từ và cách ứng xử của mỗi thầy cô. Các em sẽ nhanh chóng nhận biết thầy
cô nào đáng quý trọng để noi theo, giáo viên nào không đáng gọi là thầy.
Một nguyên tắc giáo dục khác mà người thầy luôn ghi nhớ là: “Phải tôn trọng nhân
cách học sinh”. Mặc dù học sinh có hành vi và lời nói như thế nào đi nữa, người thầy cũng
không được xúc phạm nhân cách các em bằng những lời lẽ thô bỉ và hành động thô bạo để
“trả đũa” học sinh của mình. Khi bị giáo viên mạt sát bằng câu “Ai sủa trong lớp vậy?”,
học sinh chẳng những không hổ thẹn để sửa chữa sai lầm của mình mà rất có thể sẽ phản
ứng bằng những ngôn từ và hành vi tồi tệ hơn. Khi ấy, nếu giáo viên tiếp tục “trả đũa”
bằng cách tát vào mặt hay đuổi học sinh ra khỏi lớp thì vấn đề lại càng thêm nghiêm trọng
mà không thể giả quyết được.
Những nguyên tắc nêu trên không loại trừ việc trừng phạt học sinh. Những sự trừng
phạt có lý do xác đáng với mức độ vừa phải nhằm mục đích giáo dục vẫn luôn có tác dụng
tích cực, giúp học sinh sửa chữa lỗi lầm. Ngược lại, sự trừng phạt quá mức mang tính “trả
đũa” đối với học sinh kèm theo những lời lẽ thô bỉ thì không bao giờ có tác dụng tích cực


mà luôn luôn phản tác dụng trong giáo dục.
Tuy nhiên, khi xử lý những giáo viên có ngôn ngữ và cách ứng xử phản sư phạm, các cấp
quản lý giáo dục cần hết sức thận trọng và khách quan để phân biệt đó là những lỗi lầm bột
phát nhất thời của một giáo viên nóng nảy hay là bản chất sẵn có của một người có nhân
cách thấp kém. Nếu đó chỉ là lỗi lầm bột phát nhất thời thì cần dành cho giáo viên đó cơ
hội sửa chữa theo tinh thần “những nhà giáo dục cũng cần được giáo dục”.
17
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Giáo dục vừa là một khoa học lại vừa là một nghệ thuật. Vì thế, sự nghiệp giáo dục
luôn đòi hỏi nhà giáo phải có trình độ chuyên môn cao, nhân cách tốt đẹp với tài năng sư
phạm tinh tế để có ngôn ngữ và cách ứng xử thích hợp trong mọi tình huống sư phạm.

18
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Mục lục
Lời cảm ơn 1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
Nội dung
1. Một số khái niệm liên quan.
1.1. Thế nào là nhân cách người giáo viên 4
1.2. Các yêu cầu về phẩm chất người giáo viên 4
1.3. Các yêu cầu về năng lực người giáo viên 6
1.4. Con đường hình thành nhân cách của người giáo viên 7
2. Vai trò của nhân cách trong quá trình dạy học 9
3. Nhân cách của người giáo viên trong xã hội hiện nay.
3.1. Tích cực 9
3.2. Tiêu cực 10


4. Bàn luận về trau dồi đạo đức, nhân cách người giáo viên.
4.1. Như thế nào là người thầy tốt? 13
4.2. Làm sao để trở thành người thầy tốt? 15
5. Trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng với nghề nhà giáo 16
Kết luận 17
19

Vai trò của người thầy giáo trong xã hội hiện đại

Thứ tư - 26/11/2014 16:37

Vai trò của người thầy giáo trong xã hội hiện đại

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội loài người đã trải qua nhiều chế độ xã hội khác nhau, nhiều phương thức sản xuất khác nhau, vị trí, vai trò của người giáo viên trong từng chế độ đó cũng được quan niệm khác nhau, nhưng ý nghĩa xã hội to lớn của nghề dạy học là không ai phủ nhận được. Nhìn chung, các dân tộc trên thế giới qua các thời đại đều đánh giá cao vai trò của người thầy giáo.

Cách đây 400 năm, J.A.Cômen xki đã gọi người giáo viên là người “ chuyển giao ngọn đuốc của nền văn minh”, “ sợi dây chuyền giữa các thế hệ” và coi chức vụ mà xã hội trao cho người giáo viên là chức vụ quang vinh mà dưới ánh mặt trời này không có chức vụ nào ưu việt cho bằng. A.Đixtecvec nhận định: “chính giáo viên là những người gieo hạt giống, không có giáo viên thì thế giới sẽ lùi lại chỗ dã man. K.Đ.Usinxki cũng đã khẳng định: “sự nghiệp dạy học trông bề ngoài thì bình thường, nhưng đó là sự nghiệp vĩ đại nhất của lịch sử loài người” ... Nhiều lời ca ngợi và nhiều danh hiệu cao quý được trao cho người giáo viên: “ Người kỹ sư tâm hồn”; “viên kim cương của nhân loại”, “ người gieo hạt giống vàng của chân lý”, “ nhà kiến trúc mẫu người tương lai của đất nước” ...
Nước ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, truyền thống đó vẫn được bảo tồn và phát triển, người giáo viên vẫn luôn được nhân dân yêu mến và ca ngợi. Từ xưa đến nay, trong dân gian ai cũng thuộc câu: “ không thày đối mày làm nên”, “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy... Cả đến khi công thành doanh toại, người ta cũng nhắc nhau: “ Mười năm rèn luyện sách đèn, công danh gặp bước chớ quên ơn thầy”.
Ở thời kỳ phong kiến - khi mà tri thức là thầy, thầy là tri thức, thầy có quyền ban phát tri thức cho người học. Thì thời đại ngày nay, tri thức không còn nằm độc quyền trong tay người thầy nữa mà bản thân người học có thể tìm kiếm tri thức ở nhiều nguồn khác nhau, người thầy lúc này chỉ là người cầu nối, là một trong những kênh để cung cấp tri thức cho người học.
Do vậy trong thời đại ngày nay, giáo dục luôn được xem là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, vai trò của người giáo viên đặc biệt được coi trọng, chức năng của người giáo viên có nhiều thay đổi và yêu cầu đối với nhân cách người giáo viên cũng ngày càng cao hơn.
2. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI.
Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường qua các thời kì xã hội, đã chứng tỏ rằng trong xã hội, có giai cấp thì giai cấp thống trị bao giờ cũng dành độc quyền về giáo dục, dùng giáo dục làm công cụ, phương thức truyền bá tư tưởng chính trị, đường lối chính sách và duy trì vị trí xã hội của mình. Do vậy, giai cấp thống trị xã hội bao giờ cũng nắm lấy đội ngũ giáo viên, tìm mọi cách buộc đội ngũ giáo viên trở thành người tuyên truyền tư tưởng, thực hiện ý đồ và bảo vệ những quyền lợi của giai cấp thống trị. Xét trên quan điểm lịch sử, bất kì một chế độ xã hội nào, một giai đoạn phát triển nào của nhân loại, mục đích giáo dục vẫn là chuẩn bị một lớp người thay thế, là chăm sóc, dạy dỗ con người..., cho nên, đội ngũ giáo viên trong xã hội ấy vẫn là lực lượng chủ yếu thực hiện mục đích giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, đã có nhiều thầy giáo dám đấu tranh với những bất công trong xã hội, có những tư tưởng tiến bộ, những đóng góp lớn lao vì một nền giáo dục tiến bộ. Họ là những tấm gương lớn về nhân cách của nhà giáo mà sử sách còn lưu truyền đến hôm nay.
Bắt đầu từ chế độ chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô đã dựng ra “ nhà trường” là nơi con cái chủ nô đến để được chăm sóc, giáo dục, chủ nô cũng uỷ quyền cho một lớp người chuyên môn làm nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục con cái họ - đó là thầy giáo. Thầy giáo dạy trực tiếp cho trò theo hình thức dạy học cá nhân, mỗi thầy một trò... Giáo dục nhằm tạo ra 2 lớp người trong xã hội: tầng lớp lao động trí óc thuộc về chủ nô, tầng lớp lao động chân tay thuộc về người nô lệ và dân tự do...
Giai đoạn phát triển tiếp theo của chế độ chiếm hữu nô lệ là chế độ phong kiến – xã hội có giai cấp với hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân ở phương Đông, lãnh chúa và công nô ở phương Tây. Các triều đại phong kiến Trung Hoa- Quốc gia phong kiến điển hình ở phương Đông -đều dựng ra trường học riêng để giáo dục cho con cái của tầng lớp quý tộc. Do vậy, người thầy giáo trong xã hội phong kiến cũng thực hiện mục đích giáo dục đào tạo con người nhằm phục vụ cho lợi ích của tầng lớp trên của xã hội phong kiến. Chẳng hạn, Khổng Tử là một thầy giáo, từ năm 20 tuổi ông đã làm nghề dạy học và chu du khắp thiên hạ để truyền đạo lý của mình: đạo Nho- cũng là nội dung giáo dục chủ yếu trong nhà trường phong kiến. Thông qua việc dạy học đạo Nho, tầng lớp quí tộc nắm được đạo Nho và điều hành nhà nước theo đạo Nho, Khổng Tử đã tạo nên “ một nội các” đủ tài đức về mọi lĩnh vực chấp chính bộ máy xã hội phong kiến Trung Hoa theo lý tưởng đạo Nho[ Khổng Tử có đến 3000 học trò, trong đó có tới 72 người tài giỏi về mọi lĩnh vực].Tuy đứng trên quan điểm của tầng lớp quý tộc vì lợi ích của giai cấp thống trị, nhưng những tư tưởng tiến bộ của Khổng Tử còn có giá trị trong thời đại ngày nay. Người thầy giáo Khổng Tử vẫn luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức trong nhân cách của con người, đó là việc giáo dục lòng nhân ái, biết sống có trên dưới, trung thực, thuỷ chung, có kỉ cương từ gia đình đến xã hội. Ông luôn tâm niệm trau dồi đạo đức của ông thầy để người thầy luôn là tấm gương sáng cho trò noi theo. Muốn vậy, thì thầy phải dạy không biết mệt mỏi để trò không biết chán và tình cảm thầy trò như tình cha con.
Từ cuối thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XVII, ở các nước Tây Âu, giai cấp tư sản mới ra đời như là một lực lượng tiến bộ xã hội chống lại giai cấp phong kiến, nhưng thực chất vẫn là giai cấp bóc lột. Nhiều nhà giáo dục là đại biểu trung thành của giai cấp tư sản và quý tộc mới trên con đường phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng họ đã có những tư tưởng giáo dục tiến bộ như đề cao vai trò của giáo dục; chủ trương giáo dục bình đẳng cho mọi trẻ em, giáo dục con người phát triển toàn diện, coi trọng khoa tự nhiên và các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học... Một số nhà giáo dục tiêu biểu của thời kì này là: J. A. Cômexki [ 1592 – 1670], J. Locke [ 1632- 1704], J.J.Ruxô[ 1712 – 1778]...
J. A. Cômexki không chỉ là “ông tổ của nền giáo dục cận đại”, “ một thiên tài rực rỡ, một nhà phát minh lỗi lạc, một Galilê của giáo dục”, ông đồng thời cũng là một nhà giáo. Ông không dạy trẻ bằng roi vọt và hình phạt, một kiểu giáo dục lúc bấy giờ, mà bằng “ bộ mặt vui tươi, lời nói dịu dàng, nụ cười hiều hậu” và bằng các phương pháp mới kích thích ham muốn hiểu biết của trẻ, trái ngược với phương pháp giáo điều, kinh viện thời bấy giờ. Ông cho rằng giáo dục cần thiết cho mọi người, do đó giáo dục phải trở thành quyền lợi của mọi người, trước hết là đối với lứa tuổi thanh niên. “Tất cả các em trai gái, con nhà giàu cũng như con nhà thường dân ở thành phố lớn hay ở thôn xóm đều được vào trường học một cách bình đẳng”. Tuy nhiên, thực hiện một nền giáo dục bình đẳng trong xã hội bấy giờ là một điều không tưởng. Cômnexki là một thầy giáo mẫu mực, hiền hoà, tỉ mỉ giảng dạy cho trẻ trên lớp học như người làm vườn chăm chút từng mầm non. Theo ông, người thầy giáo là người có tình cảm gắn bó nhất đối với học sinh sau tình cảm ruột thịt của cha mẹ. Do đó, không thể hoàn thành được trách nhiệm của người thầy giáo nếu như không có tình yêu thương chân thật đối với học sinh.Ông khẳng định: “ Nếu anh không như một người cha thì cũng không thể là một người thầy”. Cômexki coi người thầy giáo có vai trò vô cùng to lớn đối với kết quả giáo dục, ông ví chức trách của người giáo viên như một người thợ nặn cao cả, nặn những tâm hồn trẻ thơ, hoặc như một ngọn lửa xua đuổi hết thảy những bóng tối trong trí óc, do đó dưới mặt trời, không có nghề nghiệp nào ưu việt bằng. Người thầy giáo theo quan điểm của ông, hơn ai hết là người phải có đạo đức, gương mẫu về mọi mặt vì “ trẻ em học bắt chước khi học biết”.
Từ sau cách mạng tư sản Pháp[1789] đến đầu thế kỉ XX là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tiến xã hội đều hướng vào việc đấu tranh với nhà nước tư sản vì một nền giáo dục tiến bộ. Giáo dục là nhu cầu chính đáng của mọi người lao động nên xu thế chung là đấu tranh cho một nền giáo dục bình đẳng. Vai trò của thầy giáo được đề cao. Nhà giáo dục tiêu biểu, đồng thời là một nhà giáo lẫy lừng người Thuỵ sỹ thời bấy giờ là Petxtalôdi[1746 – 1827]. Có thể nói cả cuộc đời Petxtalôdi dành cho sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục cứu vớt cho trẻ em nghèo khổ nên người. Ảnh hưởng lớn quan điểm giáo dục tự nhiên của J.J. Ruxô; Petxtalôdi cho rằng thầy giáo không được đàn áp, đè nén sự phát triển tự nhiên của trẻ em, thầy giáo phải quán triệt nguyên tắc: “ Giáo dục phải phù hợp với tự nhiên”. Nhưng với một cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn, ông cho rằng con người cần phải can thiệp vào sự phát triển của trẻ như là sự định hướng vào đời cho trẻ trên cơ sở quy luật tự nhiên của trẻ. Ông nói: “ Nếu chỉ chờ đợi ở tự nhiên việc phát triển mọi tiềm năng ở con người mà thiếu sự giúp đỡ từ bên ngoài thì con người được giải phóng rất chậm chạp khỏi những thuộc tính của sinh vật”. Phải chăng Petxtalôdi đã thấy rõ vai trò của giáo dục và của người giáo viên trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em? Petxtalôdi cũng cho rằng mục đích giáo dục là làm phát triển mọi tiềm năng tự nhiên ở con người, cho nên cần tiến hành trên những nội dung giáo dục nhiều mặt như đức dục, trí dục, thể dục, giáo dục lao động.... Để thực hiện những nội dung đó không thể thiếu được thầy giáo. Theo ông, thầy giáo không chỉ là người có học vấn, có giáo dục mà phải biết và làm được việc giáo dục người khác. Muốn vậy, thầy giáo chỉ có thể thành công trong công tác giáo dục nếu biết tiến hành công tác giáo dục dựa trên đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ. Vì thế, tri thức về con người và về giáo dục trẻ là điều không thể thiếu được đối với thầy giáo. Mặc dù còn nhiều hạn chế trong quan điểm giáo dục do hạn chế lịch sử, nhưng Pextalôdi để lại cho đời một tấm gương sáng về lòng nhân ái, về tình thương yêu học sinh, về sự tận tuỵ với nghề và nhiều lý luận giáo dục xuất sắc.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở phương Tây chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chủ nghĩa đế quốc xuất hiện làm cho mâu thuẫn vốn có giữa giai cấp tư sản và vô sản càng thêm sâu sắc. Giáo dục thời kì đế quốc chủ nghĩa hết sức đa dạng nhưng mục đích chung là chuẩn bị cho trẻ em của giai cấp tư sản có đủ năng lực để quản lý nhà nước và quản lý nền kinh tế – sản xuất hiện đại. Do đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp phát triển buộc giáo dục tư sản lúc này phải chuẩn bị cho người lao động vốn tri thức và kỹ năng tối thiểu để có thể trở thành người lao động làm thuê nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho chủ. Phong trào “ nhà trường mới” ra đời với việc tổ chức, nội dung, phương pháp và đầu tư cho giáo dục đều ưu việt hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để chuẩn bị một lớp người kế tục sự nghiệp quản lý nhà nước tư bản chủ nghĩa. Như vậy, “ Nhà trường mới” chỉ là trường học dành riêng cho tầng lớp trên của xã hội tư bản và một bộ phận giáo viên thuộc tầng lớp trên làm việc trong các nhà trường này cũng trung thành với mục đích đào tạo con người phục vụ giai cấp tư sản.
Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử do những đòi hỏi của thực tế khách quan để phát triển xã hội loài người. Học thuyết Mác bao gồm triết học Mác xít, chủ nghĩa xã hội khoa học và kinh tế chính trị Mác xít là vũ khí tư tưởng, vũ khí luận và là kim chỉ nam cho hành động của giai cấp vô sản thế giới trong cuộc đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa cộng sản. Học thuyết giáo dục của Mác – ăng nghen là một bộ phận của chủ nghĩa cộng sản khoa học, nó được hoàn thiện dần bằng tư tưởng giáo dục vĩ đại của V.I. LêNin, của các nhà giáo dục xã hội chủ nghĩa, trước hết là các nhà giáo dục Xô Viết. Bàn về người thầy giáo xã hội chủ nghĩa, Lê Nin nhiều lần nhấn mạnh tất cả nhiệm vụ nặng nề của nhà trường Xô viết chỉ có thể thực hiện tốt nếu có sự tham gia của đội ngũ giáo viên. Người đánh giá cao vị trí xã hội, vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cũng như trong cuộc cách mạng văn hoá, khoa học, kỹ thuật: “ Giáo viên có nhiệm vụ truyền bá giáo dục to lớn, trước hết phải trở thành đội quân chủ yếu của sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa, phải giải phóng cuộc sống, tri thức khỏi phụ thuộc giai cấp tư sản, khỏi sự đô hộ của giai cấp bóc lột...” . Từ đó Lê Nin khẳng định chế độ xã hội chủ nghĩa phải thay đổi vị trí xã hội của người giáo viên, phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người thầy giáo thực hiện nhiệm vụ của họ... A. S. Makaarencô[ 1888 – 1939] là nhà giáo dục Xô viết lỗi lạc đã để lại cho nhân loại một kho tàng lý luận giáo dục vô giá, nhưng trước hết ông là một nhà giáo hoạt động trong thực tiễn giáo dục suốt 32 năm. Vì vậy,hơn ai hết ông hiểu rõ vai trò to lớn của người giáo viên – nhà giáo dục, đồng thời ông cũng yêu cầu rất cao đối với nhân cách của họ. Macaarencô yêu cầu tất cả mọi người làm công tác giáo dục phải rèn luyện và học tập, không chỉ về phẩm chất tư cách mà về tri thức, năng lực, nghệ thuật giáo dục, dạy học. Ông nói: “ Tôi đi đến một niềm tin sâu sắc là không có nhà giáo dục nào cả, còn tốt hơn là có những nhà giáo dục tự rèn luyện kém. Thà có 4 nhà giáo dục có khả năng còn hơn là có 40 người thiếu khả năng hoặc được đào tạo tồi”.và “điều quan trọng là phải làm việc một cách có ý thức và tích cực, coi trọng nghề nghiệp”. Makarencô cũng yêu cầu tập thể các nhà giáo dục phải là một thể thống nhất trong suy nghĩ và hành động, “Không có gì nguy hiểm hơn là chủ nghĩa cá nhân và sự tranh chấp trong tập thể giáo viên, không có gì ghê tởm hơn, nguy hại hơn cái đó”. Ông cho rằng: “ Sự giáo dục đúng đắn chỉ có thể thực hiện được với tập thể nhà giáo dục nhất trí về quan điểm và tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau...” . Đóng góp lớn lao của Makarencô cho khoa học đào tạo giáo viên chính là ở chỗ xác định ý nghĩa, vai trò của tập thể các nhà giáo dục, tính thống nhất trong hoạt động sư phạm, những điều đó trong lịch sử giáo dục nhân loại, chưa có ai đề cập tới sâu sắc, có giá trị thực tiễn Makarencô. Ngày nay, những kinh nghiệm và lý luận của ông về người giáo viên, và tập thể giáo viên cần được quán triệt sâu sắc trong công tác đào tạo giáo viên của các trường sư phạm.
Tóm lại: Điểm quan vài nét những tư tưởng, quan điểm về vai trò, chức năng của người giáo viên trong lịch sử giáo dục thế giới, chúng ta thấy rằng giáo dục là một hiện tượng xã hội, hiện diện trong tất cả mọi chế độ, mọi giai đoạn phát triển của lịch sử. Do vậy, dù khác nhau về địa lý, lịch sử, truyền thống, dù được đặt vào những vị trí khác nhau trong từng chế độ xã hội.... nhưng vai trò, tác dụng của người giáo viên vẫn được khẳng định và đánh giá cao trong lịch sử giáo dục của nhân loại.
3.VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN VIỆT NAM.
Đất nước ta luôn tự hào với truyền thống ngàn năm văn hiến. Lịch sử dân tộc ta ghi nhiều trang oanh liệt, văn chương và tư tưởng Việt Nam có vẻ đẹp riêng, khoa học kỹ thuật Việt Nam vẫn đúc kết nên những kinh nghiệm nhất định...Tất cả những thành quả ấy là do sức sống, do bản lĩnh của nhân dân, trong đó có phần của những thầy giáo qua các thời đại.
Ở nước ta, trong xã hội cũ trước năm 1945 [ xã hội phong kiến và thời kỳ Việt Nam bị nước ngoài đô hộ], giai cấp thống trị cũng luôn ý thức một cách sâu sắc vai trò, ý nghĩa của giáo dục nên cũng luôn tìm cách nắm lấy đội ngũ giáo viên, buộc họ phải thực hiện ý đồ chính trị, tư tưởng đạo đức của giai cấp mình. Trong cuộc đấu tranh gây gắt giữa các giai cấp về giáo dục, đội ngũ giáo viên bị phân hoá thành hai bộ phận: một bộ phận giáo viên làm việc trong các nhà trường dành cho con em giai cấp thống trị, do vậy, họ có điều kiện sống và làm việc thuận lợi hơn; đại bộ phận giáo viên làm việc trong các nhà trường dành cho con em nhân dân lao động thì có cuộc sống vật chất khó khăn, không được tôn trọng về mặt pháp lý, bị coi thường, luôn phải chịu đựng những bất công...Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chung đó, một bộ phận giáo viên đã thể hiện tài đức cao sáng và có công lớn trong việc đem giáo dục đến với quần chúng nhân dân lao động.
Trong xã hội phong kiến có những người dã từ bỏ chức tước, địa vị cao sang ở chốn quan đường để sống một cuộc đời thanh bạch nhưng cao thượng, làm người giáo viên dạy dỗ con em nhân dân lao động, nêu cao khí tiết và tinh thần dân tộc, yêu nước thương nòi. Thông qua những trường tư do họ mở ở các địa phương và với vai trò là những thầy “ đồ”, họ đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhân dân kính mến yêu thương họ, học sinh cảm phục và biết ơn họ. Những tấm gương thầy giáo tiêu biểu soi sáng muôn đời sau như Chu Văn An[ 1292 – 1370], Nguyễn Bỉnh Khiêm [ 1491 – 1585], Ngô Thế Vinh[ 1803- 1856], Nguyễn Đức Đạt[ 1825 – 1887], Nguyễn Văn Siêu [1796-1869]; Nguyễn Đình Chiểu [1822 – 1888]...
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta làm thuộc địa. Cùng với chính sách bình định, khủng bố, cai trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân rất thậm tệ. Trong khuôn khổ chính sách giáo dục và tổ chức nhà trường công khai dưới chế độ thực dân Pháp, đội ngũ giáo viên tất nhiên không phải là thuần tuý, nhưng những thầy giáo đúng đắn, nghiêm túc vẫn xứng đáng với lòng kỳ vọng của học sinh và nhân dân. Họ đã cố gắng say mê, tận tuỵ với nghề, áp dụng những kinh nghiệm sư phạm phương Tây vào công tác dạy học. Trong hoàn cảnh thực dân Pháp muốn học sinh Việt Nam quên mình, quên dân tộc mình... họ đã góp phần làm cho học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ, của nền văn chương Việt Nam, nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc, giữ gìn được lương tri của người dân mất nước. Họ cũng nêu tấm gương sáng về học lực uyên bác, về phương pháp sư phạm xuất sắc và lòng nhân hậu đối với học sinh. Những thầy giáo tiêu biểu như : Dương Quảng Hàm, Nguyễn Hữu Tảo, Đặng Thai Mai.... Cũng trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, nhiều nhà giáo dục đã đứng lên đấu tranh, trở thành những tấm gương của ý chí tự cường, tinh thần độc lập tự do, yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... Một số thầy giáo đã trở thành những chiến sĩ cách mạng đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập dân tộc và bình đẳng xã hội, tiêu biểu nhất là thầy giáo Nguyễn Tất Thành – Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Nhìn chung, vị trí của người giáo viên Việt Nam trong xã hội cũ là không xứng đáng với nghề nghiệp của họ, nhưng đội ngũ giáo viên đã đóng góp to lớn vào công tác giáo dục thế hệ trẻ, giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tinh thần tôn sư trọng đạo, nói một cách thiết thực hơn là hiếu học, trọng thầy của nhân dân ta luôn có những nét riêng biệt. Nhân dân, học sinh trọng thầy, biết ơn thầy vì gắn thành quả của thầy với thành quả của lao động, “ Không thầy đố mày làm nên”. Mặt khác, ông thầy trong xã hội Việt nam xưa – không kể bọn thầy đồ, nho sĩ tha hoá - đại đa số là những người thực sự có công với đất nước. Có thể khẳng định rằng, trên thế giới này, ít có một đất nước mà hầu hết những con người có vai trò quan trọng trong lịch sử đều trải qua nghề thầy và có khá nhiều người thầy không có chức tước, học vị gì cao, nhưng lại có công lớn [ Lý Công Ẩn đào tạo ra Lý Thường Kiệt, Trương Văn Hiến dạy dỗ Quang Trung, Nguyễn Thức Tự bồi dưỡng cho Phan Bội Châu...]. Người thầy giáo vẫn được coi là cầu nối, nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai.
3.1. Vai trò của người giáo viên trong xã hội mới
Trong suốt cuộc đấu tranh trường kỳ giữ nước và dựng nước, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy, Bác Hồ đã nói: “ Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo- là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh húng vô danh”.Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “ Nghề dạy học là một nghề cao quí... nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo... vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII khẳng định đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh[7]. Vai trò của người giáo viên Việt Nam trong thời đại ngày nay được thể hiện một cách cụ thể ở những nội dung sau:
- Giáo viên là người giáo dục và đào tạo học sinh – thế hệ tương lai của dân tộc, của đất nước.
Chức năng trọng yếu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện. Lực lượng chủ yếu đảm nhận và thực hiện chức năng ấy là đội ngũ giáo viên. Việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ đang lớn lên là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình và hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đội ngũ giáo viên có trách nhiệm nặng nề nhất vì họ là những người chuyên trách công việc giáo dục. Người giáo viên là những người trực tiếp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ theo đúng mục đích giáo dục. Cụ thể người giáo viên có trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức khoa học, và kỹ năng, kỹ xảo lao động nghề nghiệp, truyền bá cho họ lý tưởng và đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, đào luyện họ trở thành những lớp người có ích cho đất nước. Nền văn hoá của nhân loại và dân tộc chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội và sáng tạo của thế hệ trẻ. Muốn cho sự lĩnh hội đó của thế hệ trẻ đầy đủ, chính xác, muốn cho nền văn hoá đó biến thành những cơ sở trọng yếu để xây dựng nhân cách cho họ thì họ phải được rèn luyện theo phương thức đặc biệt – phương thức nhà trường thông qua vai trò người thầy giáo. Có thể nói thầy giáo là cái “ dấu nối” giữa nền văn hoá xã hội và việc tái sản xuất nền văn hoá đó ở thế hệ trẻ. Mặt khác, việc hình thành và phát triển nhân cách con người là một quá trình lâu dài, nhưng giai đoạn được giáo dục ở nhà trường là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của nhân cách.Vì vậy, những tác động và kết quả giáo dục của giáo viên đối với học sinh vừa có tác dụng đặt nền móng, vừa có tác dụng định hướng, dẫn dắt cho quá trình phát triển nhân cách. Sự phát triển tương lai của học sinh phụ thuộc nhiều vào kết quả giáo dục của giáo viên. Giáo viên chính là người “ kỹ sư thiết kế nên tâm hồn” học sinh.
Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, trước những yêu cầu cao của xã hội đối với giáo dục, vai trò của người giáo viên càng được tôn vinh. Báo cáo của uỷ ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã khẳng định vai trò quyết định của người thầy giáo trong việc chuẩn bị thế hệ trẻ có trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng toàn cầu hóa, đoàn kết, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, sống trong hoàn bình, bao dung.Tất cả phụ thuộc rất nhiều vào việc đội ngũ giáo viên phải rèn luyện được ở thế hệ trẻ một trí tuệ nghiêm túc, tình cảm sâu sắc, thông cảm lẫn nhau cùng với tính độc lập ngày càng cao”.
- Đối với nhà trường, giáo viên là lực lượng chủ đạo trong công tác giáo dục học sinh
Từ việc khái quát những thành công của hoạt động giáo dục trên thế giới, người ta khẳng định rằng: “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình nhận biết học – dạy và đặc trưng trong việc định hướng lại giáo dục. Người ta luôn luôn nhận thấy rằng thành công của các cuộc cải cách giáo dục phụ thuộc dứt khoát vào “ ý chí muốn thay đổi” cũng như chất lượng giáo viên. Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”.
Ngày nay, những ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy học ngày càng nhiều, các phương tiện kỹ thuật dạy học ngày càng phát triển hiện đại... nhưng chỉ có tác dụng giảm nhẹ sức lao động, tăng thêm năng lực dạy học, giáo dục của giáo viên chứ hoàn toàn không thể thay thế vai trò của họ. Điều đó có thể lý giải rằng giáo viên không chỉ dạy tri thức khoa học,dạy kỹ năng, kỹ xảo; phát triển trí tuệ học sinh mà còn truyền bá cho họ thế giới quan khoa học, lý tưởng, niềm tin đúng đắn, khơi dậy và bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, năng lực sáng tạo của một người công dân. Giáo viên phải giáo dục học sinh về tâm hồn, về đạo lý,công lý...phải thông qua “dạy chữ” mà “dạy người”.Giáo viên phải giáo dục nhân cách học sinh bằng chính nhân cách của mình, cho nên không có máy móc nào hiểu được con người, tác động đến con người sâu sắc bằng chính con người.
Thời đại thông tin đã tạo những cơ hội mới, nhưng cũng đặt nhà giáo trước thách thức mới. Vậy nhà giáo phải làm gì trước tình hình đó?Tư liệu của Hội nghị Paris về giáo dục đại học có nêu tóm tắt yêu cầu đối với một “ nhà giáo mới” ở đại học: “ Phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của họ”. Như đã nói, nhà giáo hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức, mà là người hỗ trợ hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin. Từ đó có người hỏi: Vậy,vị trí của nhà giáo trong thời đại mới như thế nào, họ có bị “ ra rìa” không, câu ngạn ngữ “ không thầy đố mày làm nên” của dân ta có còn đúng nữa không? Chúng tôi cho rằng vai trò của nhà giáo thay đổi, nhưng vị trí của nhà giáo hoặc là không đổi, hoặc là được nâng cao hơn so với trước đây, nếu nhà giáo thoả mãn được những đòi hỏi của thời đại mới.
Hội nghị Paris về giáo dục đại học cho rằng trong giáo dục phương thức giáo dục mặt đối mặt vẫn chiếm vị trí hàng đầu, tác dụng của sự tương tác trong việc dạy và học luôn luôn được nhấn mạnh. Trong các mối tương tác đó, vị trí của một đối tác có bề dày về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm chọn nhập và xử lý thông tin sẽ nổi trội, sự đóng góp của đối tác đó trong quá trình học sẽ rất lớn không phải bằng sự độc quyền về thông tin và tri thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí tuệ và sự từng trải của mình. Rõ ràng là nhà giáo có thể và cần phải khẳng định vị trí của mình trong các mối tương tác đó.
Nhà giáo hiện nay có sứ mạng đi đầu để chuẩn bị cho cuộc cách mạng thực sự về giáo dục như đã dự báo. Vai trò tiên phong đó sẽ nâng vị trí của nhà giáo lên rất nhiều so với trước đây. Với cơ hội mà công nghệ thông tin truyền thông mới đưa lại. Những kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo thật sự có giá trị của bất kì một cá nhân nhà giáo nào cũng dễ dàng được truyền bá rộng rãi đến số lượng người học đông hơn nhiều so với trước đây, không chỉ giới hạn trong bốn bức từơng lớp học mà có thể lan rộng ra cả nước và thậm chí vượt qua mọi biên giới quốc gia, điều đó làm cho vị trí của nhà giáo thật sự được nâng lên cao hơn nhiều so với trước đây. Rõ ràng là vị trí của nhà giáo trong thời đại thông tin không hề giảm, mà có cơ hội tăng lên. Tuy nhiên, việc có giữ vững vàng và nâng cao được vị trí đó hay không còn tuỳ thuộc vào sự phấn đấu của bản thân từng nhà giáo để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Chúng ta có thể hi vọng, trước cơ hội và thách thức của thời đại mới, đa số nhà giáo chúng ta sẽ không bị “ ra rìa” .
Nói cách khác, việc đào tạo giáo viên hiện nay phải theo hướng đào tạo người dạy tư duy, dạy năng lực gia công xử lý thông tin khoa học.
+ Trong nhà trường,giáo viên đóng vai trò chủ đạo có nghĩa giáo viên không chỉ là người truyền đạt thông tin mà còn là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức và quá trình hình thành nhân cách của học sinh.
Ngày nay, những đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại đang đặt ra những yêu cầu cao đối với chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi phải đổi mới giáo dục một cách toàn diện. Xu hướng đổi mới cơ bản là chuyển từ kiểu dạy học “ lấy giáo viên làm trung tâm” sang kiểu “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.Nói cụ thể hơn là dạy học phải hướng vào người học. Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục – dạy học không có nghĩa là phủ nhận hay xem nhẹ vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình giáo dục. Cần phải nhận thức rằng học sinh là đối tượng của giáo dục, vì vậy phải tôn trọng lợi ích, nhu cầu của người học. Lợi ích và nhu cầu cơ bản nhất của học sinh là sự phát triển nhân cách của họ, cho nên mọi nỗ lực của nhà trường, của giáo viên trong hoạt động giáo dục và dạy học đều phải hướng tới việc tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, bằng hoạt động của mình, hình thành và phát triển nhân cách. Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh được phát huy, nhưng vai trò của giáo viên không hề bị hạ thấp, yêu cầu đối với người dạy không hề giảm nhẹ, trái lại, giáo viên càng phải có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ mới có thể đóng vai trò là người cố vấn, người trọng tài luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình sư phạm. Chính vì vậy, A. Đixtecvec cho rằng: “ Người giáo viên bình thường mang chân lý đến cho trò, người giáo viên giỏi biết dạy cho trò đi tìm chân lý”.
Trong một thế giới khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển vừa mang lại sự biến đổi nhanh trong đời sống xã hội, vừa tạo ra sự chuyển dịch các định hướng giá trị, thì người giáo viên không thể chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức, mà đồng thời phải có khả năng phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi ứng xử của học sinh, đảm bảo cho học sinh làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó....Một trong những tư tưởng chủ yếu trong chiến lược phát triển giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO là giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Tư tưởng đó nhấn mạnh người giáo viên phổ thông trong thời đại mới phải biết phát triển ở người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống riêng của từng dân tộc.Giáo viên hơn ai hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Tóm lại, trong xã hội hiện đại, thông qua chức năng dạy học và giáo dục, đội ngũ giáo viên có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ giáo viên trong xã hội mới, coi họ là lớp người vẻ vang của đất nước, vì nếu “ không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Từ đó Người cũng chỉ rõ: vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh… Cố tổng bí thư Lê Duẩn cũng từng nói: “ Đảng và nhân dân ta giao phó việc dạy dỗ con em mình cho các giáo viên, cũng là phó thác cho họ sứ mệnh đào tạo thế hệ tương lai cho cả dân tộc ta”. Nhà thơ Ấn Độ Tago viết: “ Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông; giáo dục một người đàn bà được cả một gia đình; giáo dục một người Thầy được cả một xã hội”.
4. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược giáo dục trong những năm đầu thế kỷ XXI. Đội ngũ giáo viên phải được xây dựng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình, có chất lượng ngày càng cao về đạo đức, lòng yêu nghề và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4.1.Về công tác đào tạo giáo viên
* Xác định lại mục tiêu đào tạo
Chức năng của các trường sư phạm hiện nay là đào tạo chuẩn mực, chất lượng cao giáo viên cho tất cả các cấp học, ngành học, cung cấp nguồn nhân lực cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mẫu giáo tới đại học. Khi xác định “ mô hình nhân cách của sinh viên sư phạm lúc tốt nghiệp”, các nhà nghiên cứu vẫn xác định hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách là phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông, các trường sư phạm cần phải xác định lại mục tiêu đào tạo theo hướng coi trọng hơn nữa mặt giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện các phẩm chất cơ bản của người giáo viên, mặt khác, nâng cao hơn nữa năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. “ Hệ thống đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ thầy giáo cũng phải đổi mới nhằm tăng cường hiệu quả nghiệp vụ, thực sự là dạy nghề, nâng cao tay nghề và tiềm lực nghề cho những người hành nghề”. Bàn đến những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên tương lai “ Về lý thuyết không phải là mới, nhưng cái mới là nhận thức lại cụ thể hơn và phải tìm cách thực hiện có hiệu quả trên thực tế” .
* Xây dựng một cách tường minh hệ thống kiến thức mà người giáo viên tương lai cần chiếm lĩnh trong suốt quá trình đào tạo.
Tuỳ theo mục tiêu đào tạo giáo viên cụ thể ở từng bậc học, cấp học, môn học mà xác định được hệ thống kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành. Hệ thống kiến thức này phải cập nhật được những thành tựu và tiến bộ của khoa học – công nghệ, văn hoá - xã hội... Đối với nghề dạy học, hệ thống kiến thức này phải bao gồm:
+ Phần kiến thức chung nhằm hình thành cho sinh viên một trình độ văn hoá chung, một cách nhìn nhận biện chứng để xem xét và lý giải các vấn đề của khoa học và đời sống.
+ Phần kiến thức thuộc về các khoa học cơ bản có quan hệ tới các môn học mà sinh viên sẽ giảng dạy sau này.
+ Phần kiến thức về khoa học giáo dục như Tâm lý học, Giáo dục học, PPDH các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Phải thoát ra khỏi quỹ đạo quen thuộc là chỉ cần chăm lo đào tạo giáo viên môn học, chỉ tập trung vào việc trang bị kiến thức và kỹ năng dạy học về một vài môn học trong trường phổ thông. Phải đảm bảo cho người giáo viên được đào tạo theo quan điểm nhân văn, vừa là người dạy, vừa là nhà giáo dục.
Nội dung đào tạo ban đầu trong trường sư phạm thường gồm hai phần chủ yếu là chuyên môn và nghiệp vụ, nhưng vấn đề đặt ra là cần xác định tương quan hợp lý giữa hai mặt này trong kế hoạch đào tạo của mỗi cấp sư phạm. Nội dung đào tạo thay đổi tùy yêu cầu kinh tế – xã hội, điều kiện tuyển sinh. Theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện đang đưa thêm các nội dung mới như giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục sức khoẻ, tin học, công nghệ học, kinh tế học giáo dục, xã hội học giáo dục... tăng cường đưa các kiến thức về pháp luật vào nhà trường... Đang có những nỗ lực khắc sự đào tạo theo diện chuyên môn quá hẹp, sự thiếu cân đối giữa lý thuyết và thực hành, sự không ăn khớp giữa sư phạm và phổ thông. Kế hoạch đào tạo đang được mềm hoá, giảm số giáo trình bắt buộc cho mỗi đầu sinh viên, tăng cường các giáo trình chuyên đề tự chọn, tự nguyện.
* Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học ở các trường sư phạm
Tương ứng với sự chuyển biến về mục tiêu, nội dung giáo dục- đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm, cần có đổi mới và chuyển biến kịp thời về phương thức đào tạo, trước hết là PPDH các môn học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào QTDH, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên” [7].Từ đó các nhà nghiên cứu đã xác định ba hướng chính đổi mới PPDH ở trường sư phạm hiện nay là:
+ PPDH cần phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên
+ Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu
+ Rèn luyện KN thực hành, KN nghề nghiệp cho sinh viên
Những định hướng đó có mối quan hệ mật thiết với việc chuyển biến từ kiểu dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm”sang “ lấy người học làm trung tâm”. Trong kiểu dạy học này, giảng viên không còn đóng vai trò chính là người truyền đạt kiến thức mà là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức,cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, tranh luận của sinh viên. Theo đó những PPDH tích cực đang dần thay thế các PPDH thụ động nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học.
Đối với các trường sư phạm lôi cuốn sinh viên vào các hoạt động một cách độc lập, sáng tạo lại càng có ý nghĩa cần thiết khi muốn hình thành cho họ những cơ sở của năng lực sư phạm. Tạo mọi điều kiện để sinh viên thực sự độc lập, chú trọng khi tham gia các hoạt động thực hành và thực tập sư phạm, điều này chỉ có thể thực hiện khi xây dựng được một qui trình hình thành những kỹ năng sư phạm trong quá trình đào tạo ở trường.
Từng bước hiện đại hoá thiết bị dạy học có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học, đặc biệt khi công nghệ thông tin phát triển với tốc độ nhanh và được ứng dụng rộng rãi. Vì thế muốn đổi mới PPDH phải tăng cường thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại như là một thành phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.
+ Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng đánh giá toàn diện, nhưng chú trọng mặt kỹ năng thực hành, tư duy sáng tạo của sinh viên.
Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.
* Về hình thức tổ chức cần thực hiện theo tinh thần giáo dục liên tục, giáo dục suốt đời dưới nhiều hình thức: học ngoài giờ làm việc tại một trường đại học ở gần, học tập trung từng đợt tách khỏi giảng dạy với sự hỗ trợ tài chính hoặc tự túc, học bằng thư, học từ xa, tự học là chính rồi dự các kì kiểm tra, thi do ngành tổ chức. Nội dung bồi dưỡng được phân hoá, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của mỗi nhóm đối tượng.
Hình thức bồi dưỡng đa dạng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các loại giáo viên, thực hiện bằng một hệ thống trường bồi dưỡng bên cạnh các trường Sư phạm hoặc trường Sư phạm kiêm nhiệm, thực hiện bằng nhiều kiểu như lớp ngắn ngày, lớp chuyên đề, lớp hàm thụ, lớp đài phát thanh, truyền hình.
4.2. Về công tác đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên
Đội ngũ giáo viên phổ thông nước ta có một lịch sử về trình độ đào tạo ban đầu không cao, đa dạng về nguồn gốc đào tạo, tỉ lệ chưa đạt chuẩn đào tạo theo luật giáo dục còn cao, nhất là ở vùng khó khăn. Một bộ phận giáo viên các cấp còn non yếu trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, chưa có tiềm lực để đáp ứng yêu cầu khi phải dạy theo chương trình, SGK mới... Bên cạnh đó, phương pháp bồi dưỡng giáo viên trong những năm qua còn bộc lộ các nhược điểm như: mang tính “quảng canh”, thể hiện ở chỗ chưa bảo đảm đầy đủ yêu cầu phân hoá về trình độ, về nhu cầu của người giáo viên; chưa bảo đảm để người giáo viên tự học là chính; chưa chú ý đến những đặc điểm học tập của người lớn... . Xuất phát từ những vấn đề trên, công tác đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên cần tuân theo các định hướng lớn sau đây:
+ Đào tạo lại để chuẩn hoá trình độ cho số giáo viên các cấp chưa đạt trình độ chuẩn đào tạo theo qui định của Luật giáo dục. Từng bước đào tạo đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi của các cấp học có trình độ đào tạo trên chuẩn.
+Tiếp tục thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên gắn liền với bồi dưỡng giáo viên phục vụ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Trước mắt là bồi dưỡng giáo viên dạy thí điểm, tiếp đến là dạy đại trà chương trình và sách giáo khoa các lớp cải cách.
+ Đổi mới phương thức học tập của giáo viên trong các chương trình đào tạo lại và bồi dưỡng theo hướng tập trung vào hoạt động của giáo viên với phương châm lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính, “ biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng” , “ mỗi trường học là một đơn vị bồi dưỡng”. Lôi cuốn, tổ chức, hướng dẫn cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập với sự trợ giúp của tài liệu và phương tiện nghe nhìn, luôn phát hiện, tìm tòi, không cứng nhắc, gò bó rập khuôn theo những gì đã có trong tài liệu.
+ Tăng cường tổ chức học tập theo nhóm môn học trong từng tập thể sư phạm, nên thắc mắc,tự giải đáp ở tổ, nhóm có chuyên gia giải đáp...Tạo điều kiện cho giáo viên được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học – giáo dục
+ Tập trung bồi dưỡng về PPDH phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Không đi vào PPDH nói chung mà bồi dưỡng những PPDH cụ thể, áp dụng vào từng bài giảng để giáo viên có thể vận dụng ngay vào quá trình dạy học của mình.
+ Bồi dưỡng thường xuyên cũng nhằm cập nhật, bổ sung, hiện đại hoá kiến thức cho giáo viên để họ có thể nắm vững những kiến thức mới và được bổ sung, mới được đưa vào chương trình và sách giáo khoa, đặc biệt là những kiến thức tích hợp từ nhiều môn học.
+ Tăng cường và có biện pháp đặc biệt để đào tạo bồi dưỡng các loại hình giáo viên còn thiếu ở các cấp học như thể dục, mỹ thuật, âm nhạc, giáo dục công dân, kỹ thuật, tin học... Đưa các nội dung giáo dục mang tính xã hội như phòng chống ma tuý, môi trường, dân số, giới tính... vào chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
+ Xây dựng, tổ chức đội ngũ chuyên gia làm công tác đào tạo lại, bồi dưỡng. Củng cố, tăng cường năng lực của các trường sư phạm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên....

KẾT LUẬNTrong bất kỳ xã hội nào, bất kỳ giai đoạn phát triển nào của nhân loại, đội ngũ giáo viên đều đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì họ là những người trực tiếp làm công tác giáo dục - đào tạo thế hệ tương lai. Ở nước ta, trong suốt cuộc đấu tranh trường kỳ giữ nước và dựng nước, nhân dân ta, Đảng và nhà nước ta luôn luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy. Đội ngũ giáo viên đã không quản khó khăn gian khổ, vượt qua mọi thiếu thốn có mặt trên khắp mọi miền đất nước, cống hiến toàn bộ tài năng cho sự nghiệp “ trồng người”, góp phần vào sự nghiệp chung.
Ngày nay, trước xu thế đổi mới của thế giới- thời đại của khoa học- công nghệ hiện đại. Đất nước Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới- một xã hội công nghiệp, hiện đại, văn minh, công bằng, thì vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, của người giáo viên đã có sự thay đổi cơ bản. Người giáo viên của thế kỷ XXI phải được đào tạo ở trình độ cao về học vấn cả về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn và khoa học giáo dục; phải nắm vững phương pháp dạy học theo xu thế dạy học lấy học sinh làm trung tâm; phải được trang bị những tri thức cơ bản về công nghệ thông tin và ứng dụng vào trong quá trình dạy học. Người giáo viên không chỉ thực hiện chức năng dạy học, giáo dục mà còn là một nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà đạo đức, nhà hoạt động xã hội....
Muốn có một đội ngũ giáo viên như vậy, cần “phát triển đội ngũ nhà giáo”, trong đó đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phải được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục hiện nay
Tóm tắt
Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Các câu thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên”; “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”... đã khẳng định vị thế của người thầy giáo trong xã hội và đức tính hiếu học của nhân dân ta. Trong thời đại xây dựng xã hội học tập ngày nay, vai trò của người thầy lại càng không thể thiếu trong quá trình định hướng về tri thức, nhân cách và phương pháp, là tấm gương sáng đối với các thế hệ người học. Do vậy cần thiết phải có một định hướng, một cách nhìn mới đối với việc đào đào và bồi dưỡng người thầy giáo trong xã hội hiện nay.

SUMMARY


Our people traditionally respected professors of religion. The proverb "No teacher should quiz you do"; "If you want to bypass the overseas / Want to grab our son loves the word you see" ... has confirmed the status of teachers in society and studious qualities of our people. In the era of building a learning society today, the role of the teacher is even more indispensable in the process-oriented knowledge, personality and approach, a good example for generations of students. Therefore necessary to have a direction, a new vision for training and refresher training teacher in today's society.

LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2002
2. Lê Khánh Bằng. Yêu cầu mới của thời đại, của đất nước đối với giáo viên và phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường sư phạm. Tạp chí giáo dục 122. Số 9/ 2005.
3. Nguyễn Hữu Dũng. Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 11/ 1996 trang7-9
4.Vũ Văn Dụ. Để tạo sự chuyển biến căn bản chất lượng bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Tạp chí giáo dục số 96[9/ 2004] trang 7-8
6. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 20010. NXBGD. H 2001
7. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, BCHTW khoá 8, NXBGD Chính trị quốc gia, HN. 1997.
8. Phạm Minh Hạc. Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội – kinh tế. NXBGDHN 1996.
9. Phạm Minh Hạc. Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI.NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2002
10. Bùi Văn Huệ. Đào tạo bồi dưỡng giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông. Tạp chí giáo dục số 12[ 9/2001] trang 9-10.
11. Vũ Ngọc Khánh. Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945. NXBGD HN 1985.
12. Luật giáo dục. Nhà xuất bản thống kê 2006
13.Trần Hồng Quân. Về vai trò của giáo viên và vị trí của hệ thống sư phạm. Tạp chí nghiên cứu giáo dục. Số 3/ 1996 , trang 1 – 2.
14. Raja Roy Singh. Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng Châu Á - Thái Bình Dương . Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 1994
15. Tài liệu tham khảo số 4/2001. Dự báo xu thế phát triển của thế giới đầu thế kỉ XXI. Thông tấn xã Việt Nam
16. Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm. Lịch sử giáo dục thế giới. NXBGD HN 1998
17. Thái Duy Tuyên. Giáo dục học hiện đại. NXBĐHQG Hà Nội 2001.
18. Nguyễn Đặng Tiến, Lịch sử giáo dục Việt Nam, NXBGD HN 1996.
19. Lê Công Triêm. Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học. NXBGDHN 2002.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hiền

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //caodangvinhphuc.edu.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 49 trong 14 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Từ khóa: xã hội, khác nhau







Những tin mới hơn

  • The combination between using ICT in learning and using ICT after class, and the effects of entertainment websites with education purpose after class
  • Quan điểm của hồ chí minh về xây dựng quân đội nhân dân việt nam
  • Để thiết bị dạy học thành “cánh tay” đắc lực nâng cao chất lượng
  • Bí quyết để trở thành một sinh viên tốt
  • Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra của trường cao đẳng vĩnh phúc
  • BÂNG KHUÂNG
  • Giảng dạy học phần tư tưởng hồ chí minh theo hướngtiếp cận năng lực người học ở trường cao đẳng vĩnh phúc
  • Nơi sinh viên “đua” nhau nộp đề tài nghiên cứu về môi trường
  • Hội thảo khoa học quốc tế tại đại học tân trào
  • Công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng của trường cao đẳng vĩnh phúc năm 2015.
  • Tháng 3- Tháng hoạt động thanh niên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc.
  • Dạy học theo Đề án Ngoại ngữ 2020 không khó
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Bán kết AFF Cup 2014, thất bại đau đớn của bóng đá Việt Nam. Hãy nhìn nhận từ nhiều phía !
  • Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
  • Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc với các hoạt động chào mừng ngày Học sinh sinh viên
  • Chuỗi kỹ năng giúp học sinh thạo đọc hiểu
  • Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý
  • Giới thiệu sách: QUẢN LÝ THỜI GIAN
  • Tâm sự của thầy giáo trẻ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Ý kiến bạn đọc

  • Xem phản hồi
  • --
    Gửi phản hồi

Video liên quan

Chủ Đề