Uống 2 loại thuốc khác nhau cách nhau bao lâu

Thực hiện nguyên tắc “5 đúng” để uống thuốc an toàn

08.12.2020 03:08|
25.086

Sử dụng thuốc đúng cách có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh. Dù là thuốc dùng để điều trị hay hỗ trợ nâng cao thể trạng đều có những nguyên tắc sử dụng. Nếu không nắm rõ được nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc, người bệnh có thể dùng sai làm giảm hiệu quả điều trị thậm chí gây nguy hiểm. Dưới đây là 5 nguyên tắc quan trọng mà trước khi sử dụng thuốc bạn cần phải biết.

Đúng bệnh

Dùng thuốc bắt chước theo toa kê bệnh của người khác có thể rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Đây là thói quen khá phổ biến trong cộng đồng. Bạn không bao giờ được dùng thuốc mà không được bác sĩ kê riêng cho cá nhân bạn. Lý do là bệnh trạng mỗi người mỗi khác. Liều lượng của thuốc và thời gian trị liệu được căn cứ trên thể trọng và tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân. Vì vậy không nên uống thuốc theo mách bảo, vì tưởng rằng bệnh của họ cũng giống như bệnh của mình.

Đúng thuốc

Việc phải uống nhiều loại thuốc cùng lúc rất dễ gây nhầm lẫn thuốc, đặc biệt ở người cao tuổi. Nhiều trường hợp ngộ độc thuốc phải đi cấp cứu cũng chỉ vì uống nhầm loại thuốc. Vì vậy, bạn cần để ý, ghi nhớ loại thuốc mình đang uống, hình dạng viên thuốc và viên thuốc đó có màu gì? Thuốc nên được đựng trong chai lọ nguyên thủy để tránh nhầm lẫn với các thuốc khác. Uống đúng thuốc mới khỏi được bệnh.

Tuân thủ “5 đúng” giúp dùng thuốc hiệu quả và an toàn.

Đúng lúc

Thời điểm uống thuốc là rất quan trọng. Thuốc có thể được uống vào lúc trước ăn, sau ăn hoặc trong khi ăn. Vì mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau nên không có quy luật chung về uống thuốc vào lúc nào cho tất cả các loại thuốc. Khi đi khám bệnh được kê đơn thuốc, bác sĩ thường căn dặn bệnh nhân điều này, bệnh nhân cần tuân thủ để thuốc phát huy tối đa hiệu quả. Người bệnh cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng xem thời điểm uống thuốc đó vào lúc nào.

Nếu lỡ quên uống thuốc thì không nên uống bù thuốc. Nhiều bệnh nhân tới giờ uống thuốc nhưng lại quên không uống. Đến lần uống sau uống bù 2 liều cộng lại. Điều này rất có hại vì làm cho nồng độ thuốc trong máu tại thời điểm uống thuốc tăng cao, gây nguy hiểm.

Với bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc, đặc biệt là ở người cao tuổi, mắc nhiều bệnh, để tránh quên thuốc, họ thường uống thuốc cùng một lúc rất dễ gây ra các tương tác bất lợi. Vì vậy, cần hỏi kỹ bác sĩ về thời điểm dùng các loại thuốc và bệnh nhân cần tuân thủ.

Đúng liều

Với hầu hết các thuốc, nếu dùng đúng liều thì đó là thuốc chữa bệnh, còn nếu dùng quá liều đó lại là độc chất. Đúng liều ở đây có nghĩa là phải dùng thuốc theo đúng số lượng đã được chỉ định. Việc dùng thuốc không đúng liều gồm 2 trường hợp: dùng không đủ liều và dùng quá lâu. Cả 2 trường hợp này đều dẫn đến hậu quả không tốt.

Dùng thuốc không đủ liều không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh mà còn gây hại. Ví dụ, sử dụng kháng sinh không đủ liều có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Còn dùng thuốc quá liều sẽ gây tác hại cho chính sức khỏe của người dùng thuốc, thậm chí có thể gây tử vong. Muốn thay đổi liều lượng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước. Đừng vì mong muốn khỏi bệnh sớm mà tăng liều sử dụng rất có thể sẽ dẫn đến trường hợp nhờn thuốc. Nếu bạn thấy cơ thể mình đã hồi phục và dừng sử dụng thuốc dù chưa hết đơn thuốc của bác sĩ cũng có thể dẫn đến tình trạng tái phát bệnh, khi đó bạn sẽ phải đến bác sĩ thường xuyên hơn.

Đúng cách

Tùy loại, thuốc phải được sử dụng cho đúng cách. Nếu là thuốc viên nén, cần uống thuốc nguyên viên với nước đun sôi để nguội. Một số bệnh nhân dùng ít nước hoặc thậm chí là không dùng nước để uống thuốc mà nuốt khan viên thuốc. Với cách này, thuốc có thể bị vướng, mắc ở thực quản gây tổn thương thực quản. Mặt khác, do không có đủ nước để làm tan thuốc, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi trong cơ thể. Đối với dạng viên nén sủi bọt thì cần hòa tan thuốc hoàn toàn trong nước [pha đúng lượng nước trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ] và uống hết. Ngoài ra còn có loại thuốc phải ngậm dưới lưỡi hoặc có thuốc để hít, để xịt vào mũi hay để dùng bôi ngoài da, để nhỏ vào mắt, để tiêm... bạn đều cần phải lưu ý để sử dụng đúng cách.

SK&ĐS

Share with friends


Bài liên quan

Nỗi lo di chứng hậu COVID-19 kéo dài [20.02.2022 10:29]

Vì sao nên tiêm vắc xin cho con trong khi đa số trẻ mắc COVID-19 có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng? [17.02.2022 12:22]

Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc COVID-19 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế [13.02.2022 10:24]

5 thói quen có hại cho sức khỏe trong ngày nghỉ Tết [02.02.2022 05:30]

Cách khắc phục 6 bệnh lý tiêu hóa thường gặp để đón Tết an vui trọn vẹn [30.01.2022 04:41]

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết [28.01.2022 05:26]

Phòng ngừa ngộ độc rượu, bia trong dịp Tết [26.01.2022 10:22]

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết [16.01.2022 10:48]

Làm gì để giảm cơn ho kéo dài sau khi khỏi COVID-19? [14.01.2022 10:44]

Những điều cần biết về tiêm mũi 3 vắc xin phòng COVID-19 [11.01.2022 02:16]

Chăm sóc phổi đúng cách trong mùa dịch COVID-19 [04.01.2022 09:29]

Những điều cần biết về liều vắc xin COVID-19 tăng cường [25.12.2021 08:16]

Cần quan tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần trong và sau đại dịch COVID-19 [21.12.2021 10:58]

Trẻ bị ho, có cần uống kháng sinh? [15.12.2021 10:26]

Viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19 hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đa số nhẹ [12.12.2021 10:13]

Thuốc lá và bia rượu ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào? [01.12.2021 03:05]

Nỗ lực kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh [28.11.2021 11:43]

Ảnh hưởng của khói thuốc lá tới sức khỏe trẻ em [19.11.2021 03:23]

Tập thể dục 300 phút mỗi tuần có thể giúp ngăn ngừa ung thư [18.11.2021 09:52]

Những nhầm tưởng về phản vệ sau tiêm vắc xin COVID-19 [15.11.2021 04:35]

123456

Việc uống thuốc tưởng chừng như đơn giản, từ trẻ nhỏ đến người lớn ai cũng có thể làm và đã từng làm nhiều lần. Nhưng uống thuốc sao cho đúng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất không phải ai cũng biết và làm được.

Như chúng ta đã biết thuốc là con dao 2 lưỡi, ngoài tác dụng chính để trị bệnh nó còn có 1 hay nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, âm thầm chờ đợi thể hiện tác hại xấu khi ta dùng thuốc không đúng cách. Một khi tác dụng có hại kia có cơ hội nó sẽ tạo ra cho người dùng những phản ứng khó chịu như buồn nôn, chóng mặt, bức rứt khó chịu, ngứa ngáy nổi mề đay, ban, suy hô hấp, viêm da hoại tử hay thậm chí tử vong.

Uống thuốc đúng cách

Để hạn chế tối đa những tác hại do thuốc, chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây:

- Lưu ý thời điểm uống thuốc: chọn thời điểm uống thuốc hợp lý để đạt được nồng độ cao trong máu, đạt được hiệu quả. Khi bác sĩ bảo bạn uống thuốc ngày 3 lần có nghĩa là bạn phải chia thời gian cho mỗi lần uống ít nhất cách nhau 5 giờ. Nếu bạn chỉ uống cả 3 lần vào ban ngày có nghĩa là khoảng thời gian 8 giờ buổi đêm bạn không đảm bảo nồng độ thuốc trong máu dẫn đến hiệu quả điều trị giảm.

- Lưu ý các thuốc kích thích thần kinh trung ương, các thuốc lợi tiểu nên uống vào ban ngày để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các thuốc kháng viêm nhóm corticoid: thường uống 1 liều vào 8 giờ sáng để duy trì được nồng độ ổn định trong máu chứ ít khi chia nhỏ nhiều lần trong ngày.

- Bạn cũng cần phải biết thêm rằng: uống thuốc vào lúc đói, thuốc chỉ bị giữ lại ở dạ dày 10 - 30 phút, với pH ≈ 1; uống lúc no [sau ăn], thuốc bị giữ lại 1 - 4 giờ với pH ≈ 3,5. Một khi bác sĩ điều trị dặn bạn phải uống thuốc lúc đói thì điều đó có nghĩa rằng loại thuốc mà bạn đang dùng nhạy cảm với acid dạ dày làm giảm tác dụng của thuốc [ví dụ như ampicilin, erythromycin] hay các dạng bào chế tan trong ruột, các dạng viên phóng thích chậm. Ngoài ra, những thuốc nên dùng vào lúc no như thuốc nhóm kháng viêm nonsteroid gây kích thích dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa hay ngược lại các thuốc tráng dạ dày như sucralfat gel thì nên dùng lúc chưa ăn sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

- Một sai lầm mà chúng ta hay mắc phải đó là nghiền nát thuốc hoặc chia thuốc ra làm ½ hay ¼ để uống cũng làm giảm đáng kể tác dụng của thuốc. Nhất là dạng thuốc phóng thích hoạt chất liên tục theo tốc độ có kiểm soát trong thời gian dài [thường là 12 giờ] thì nên uống nguyên cả viên.

- Nước lọc là thức uống thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ khi hòa tan thuốc, còn là phương tiện để dẫn thuốc [dạng viên] vào dạ dày - ruột, làm tăng tan rã và hòa tan hoạt chất, giúp hấp thu dễ dàng. Vì vậy, cần uống đủ nước [100 - 200 mL cho mỗi lần uống thuốc] để tránh đọng viên thuốc tại thực quản, có thể gây kích ứng, loét.

- Hạn chế uống nhiều loại thuốc cùng lúc, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý. Uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng một giờ.

Các loại nước không nên dùng để uống thuốc

- Nước trái cây: dùng nước nho ép và một số nước trái cây khác để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước trái cây có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.

- Cà phê, nước trà, cô-ca: trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

- Sữa: protein và canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.

- Bia, rượu và thức uống có cồn: trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: padol, panadol… nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.

Điều gì xảy ra khi uống cùng lúc nhiều loại thuốc?

Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào thời điểm uống thuốc

Thực phẩm và đồ uống làm thay đổi tốc độ hấp thu nhanh chậm của thuốc. Nếu người bệnh uống thuốc trước khi ăn 1 giờ [uống thuốc lúc đói], thời gian thuốc trong dạ dày chỉ trong vài chục phút đồng hồ rồi được chuyển ngay xuống ruột giúp thuốc hấp thu vào máu rất nhanh.

Ngược lại, nếu thuốc được uống ngay sau bữa ăn, thời gian thuốc trong dạ dày sẽ kéo dài hơn rất nhiều từ 1 đến 4 tiếng đồng hồ sau đó mới chuyển xuống ruột để hấp thu. Lúc này, thuốc sẽ được hấp thu từ từ, tác dụng khởi phát chậm sau khi uống.

Ta có thể chia thuốc uống làm 3 loại chính dựa vào bữa ăn: Uống thuốc trước, trong và sau ăn.

Bữa ăn thường là thời điểm tốt nhất để uống thuốc.

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Các câu hỏi về thuốc [Phần 1]

19-03-2019

1. Chào Bác sĩ, con em thường chích thuốc kháng sinh mỗi lần bé bị ốm, như vậy thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe lâu dài của cháu không ạ? Mong được Bác sĩ tư vấn. Em cảm ơn Bác sĩ.


Chào bạn, không biết là cháu bị viêm phổi và dùng thuốc kháng sinh hiện bao nhiêu tuổi? Nếu là trẻ dưới 15 tuổi thì sẽ có các nhóm kháng sinh dùng được và an toàn cho lứa tuổi này. Thuốc kháng sinh điều trị dùng tiêm điều trị viêm phổi thường chỉ dùng trong một thời gian ngắn: từ 7 đến 15 ngày tùy theo mức độ nặng của bệnh. Sau đó thuốc sẽ được thải ra khỏi cơ thế nên sẽ không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ về sau. Đối với kháng sinh nhóm Quinolon, do có ảnh hưởng đến sự phát triển của sụn và xương của trẻ nên không được phép chỉ định rộng rãi cho trẻ mà chỉ dùng khi các thuốc kháng sinh khác không còn hiệu lực ở trẻ, trong trường hợp này bác sĩ sẽ phải giải thích kỹ cho bố mẹ của trẻ trước khi chỉ định.


2. Chào Bác sĩ, Bác cho em hỏi là thuốc trị bệnh bàng quang kích thích có phải là thuốc kháng sinh không ạ? Em cảm ơn Bác sĩ ạ.


Chào bạn Carrera Thịnh, Hội chứng bàng quang kích thích hay còn gọi là Hội chứng bàng quang tăng hoạt [Overactive bladder syndrome] không phải là bệnh nhiễm trùng nên nhóm thuốc điều trị hội chứng này không phải là thuốc kháng sinh. Do đặc điểm của hội chứng bàng quang kích thích là sự rối loạn trong giai đoạn chứa đựng nước tiểu của bàng quang, cơ bàng quang co bóp đột ngột không tự chủ, gây ra các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, và tiểu gấp không kiểm soát, vì vậy nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị hội chứng này là nhóm thuốc kháng muscarinic [có tác dụng chống co thắt cơ trơn], với một số hoạt chất như oxybutynin, tolterodine, trospium, solifenacin, darifenacin…làm giảm sự co thắt của bàng quang. Cám ơn bạn đã tham gia chương trình.


3. Chào Bác sĩ, em bị ung thư tuyến giáp hiện uống Levothyroxin [berlthyrox 100mg] 0.75 viên /1 ngày. Do vừa sinh xong nên em chưa có thời gian đi xét nghiệm lại hormones tuyến giáp. Hiện em cho con bú thì em vẫn duy trì dùng loại thuốc này, nếu em dùng dư liều thuốc thì có ảnh hưởng gì đến bé không ạ. Mong được Bác sĩ tư vấn. Em xin chân thành cảm ơn

Chào bạn, bạn mắc ung thư tuyến giáp và chắc đã phẫu thuật, hiện bác sĩ đang kê đơn cho bạn uống levothyroxine với liều 75 microgam/ngày [lưu ý: một viên thuốc Berlthyrox có hàm lượng là 100 microgam chứ không phải 100 miligam như bạn đã nói], là hormone tuyến giáp tổng hợp, nhằm bù lại lượng hormone giáp cơ thể không thể sản sinh ra để duy trì trạng thái sinh lý cân bằng của chức năng tuyến giáp [còn gọi là trạng thái bình giáp]. Các nghiên cứu trên phụ nữ cho con bú dùng thuốc levothyroxine cho thấy rằng lượng hormone giáp bài tiết vào sữa mẹ là rất ít [nồng độ khoảng 4 nanogam/mL], thậm chí khi dùng liều cao levothyroxine [200-300 microgam/ngày], và do đó không gây hại cho trẻ bú mẹ. Nói chung, tốt nhất người mẹ cần cho bé bú xong trước khi dùng thuốc để giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng với bé. Bạn cũng cần lưu ý khi chia nhỏ viên thuốc để đảm bảo liều lượng chính xác.

4. Xin chào Bác sĩ, em có hai câu hỏi như sau:

1. Tại sao cùng một đợt điều trị viêm hô hấp nhưng hai lần đi khám [sau 5 ngày tái khám] bác sĩ lại kê hai loại kháng sinh khác nhau? Việc dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau trong một khoảng thời gian có thể gây ra tình trạng đề kháng không ạ?

2. Em uống thuốc có chứa paracetamol như Paracetamol hoặc Panadol thì xảy ra hiện tượng dị ứng [da bị sưng phồng lên, ngưng uống thuốc thì trở lại bình thường]. Tuy nhiên khi uống Tiffy hoặc Efferalgan thì không bị dị ứng như vậy. Hiện tượng như vậy có bình thường không ạ?
Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều ạ!

Chào bạn, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

1. Các nhiễm trùng hô hấp nói chung thường gây ra do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng, trong đó nguyên nhân do vi khuẩn là thường gặp nhất. Trong các loại vi khuẩn gây bệnh, thường gặp nhất là các chủng phế cầu [Streptococcus pneumonia], vi khuẩn Hemophilus influenza. Một số trường hợp khác có thể do các loài vi khuẩn như Mycoplasma, Chlamydiae, Klebsiella, tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh…gây ra. Mỗi loài vi khuẩn nêu trên lại được điều trị đặc hiệu bởi một số loại kháng sinh khác nhau, và việc xác định chính xác loài vi khuẩn gây bệnh là không đơn giản. Do đó, trong đợt điều trị đầu tiên, bác sĩ điều trị thường sẽ lựa chọn loại kháng sinh có tác dụng với các loài vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất trước. Sau đó khi tái khám, nếu bạn chưa khỏi bệnh, nghĩa là có thể bạn mắc các loài vi khuẩn ít gặp hơn, thì bác sĩ sẽ chọn loại kháng sinh khác có tác dụng với các loài vi khuẩn ít gặp đó. Nếu tình trạng bệnh vẫn chưa cải thiện, thì khi cần thiết phải lấy mẫu bệnh phẩm [đàm, dịch tiết] để nuôi cấy xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ để lựa chọn thuốc điều trị. Tóm lại, việc bác sĩ kê hai loại kháng sinh khác nhau trong 2 đợt điều trị vẫn là phù hợp, nhằm tìm ra loại thuốc có tác dụng nhất để điều trị bệnh cho bạn.

2. Tất cả các thuốc bạn kể ra đều chứa hoạt chất chính là paracetamol [acetaminophen], là một thuốc giảm đau hạ sốt rất thông dụng. Các biểu hiện dị ứng khi sử dụng paracetamol cũng khá phổ biến, như nổi mày đay, ban đỏ trên da, phù da, sưng phồng như bạn đã mô tả. Các biểu hiện như vậy thường chỉ cần ngừng thuốc là bệnh nhân tự hồi phục và không cần dùng thuốc gì thêm. Mặc dù chứa cùng hoạt chất paracetamol nhưng các biệt dược của từng hãng sản xuất khác nhau thì sẽ có chứa các tá dược [thành phần phụ, không có tác dụng trị bệnh nhưng cần thiết trong công thức sản xuất của viên thuốc] khác nhau. Và có những trường hợp, bệnh nhân gặp dị ứng là do các thành phần phụ này chứ không phải do bản thân hoạt chất thuốc. Ví dụ, so với Efferalgan, thì trong thành phần của viên thuốc Panadol, bên cạnh hoạt chất chính paracetamol, còn có thêm các tá dược khác như aspartame, dimethicone 200, sodium lauryl sulfate; và có thể bạn dị ứng với một trong những tá dược này. Do thành phần tá dược là phụ thuộc vào mỗi nhà sản xuất, lời khuyên tốt nhất trong trường hợp này là nếu bạn đã uống và không gặp hiện tượng gì bất thường với Tiffy hoặc Efferalgan thì bạn nên tiếp tục sử dụng 2 loại biệt dược này khi cần hạ sốt, giảm đau để tránh các phản ứng không mong muốn.


5. Chào Bác sĩ, vợ em hiện đang mang thai nhưng buộc phải uống kháng sinh, việc này có ảnh hưởng đến bé không ạ. Mong được Bác sĩ tư vấn, em cảm ơn Bác sĩ.


Chào bạn, trường hợp vợ bạn đang mang thai mà mắc bệnh nhiễm trùng thì cần đi khám bác sĩ để khám và cho thuốc kháng sinh phù hợp, an toàn cho sản phụ. Hiện nay, các thuốc kháng sinh đã được chứng minh an toàn cho thai nhi gồm: Kháng sinh nhóm Beta-lactamin: như thuốc: penicillin, ampicillin, amoxicillin, amoxicillin/acid clavulanic, kháng sinh nhóm Cephalosporin như: cefaclor, cephalexin, cefuroxim. Nếu mẹ dị ứng với Kháng sinh nhóm Beta-lactamin thì có thể thay bằng Kháng sinh nhóm Macrolide như: azithromycin, hoặc clarithromycin. Khi dùng các kháng sinh nói trên, cần lưu ý: chỉ dùng khi không bị dị ứng với thuốc, và lưu ý tác dụng phụ thường gặp là bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa vì vậy cần ăn thêm sữa chua hoặc bổ sung men tiêu hóa khi dùng thuốc. Ngoài 2 nhóm Kháng sinh có thể dùng cho bà mẹ mang thai nói trên, tuyệt đối không được dùng các nhóm Kháng sinh khác khi chưa có giải thích tư vấn rõ của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ giải thích kỹ cho bệnh nhân trước khi chỉ định thuốc kháng sinh cho sản phụ.


6. Chào Bác sĩ, cho mình hỏi về sự tương tác giữa thuốc mobimed và amlodipin . Hai thuốc này có thể dùng trong cùng một đơn thuốc không ạ? Cảm ơn Bác sĩ.


Chào bạn, thuốc Mobimed 7,5 mg hoặc 15 mg, có hoạt chất là meloxicam là thuốc kháng viêm nhóm không steroid [NSAID], tác dụng kháng viêm là do thuốc ức chế men cyclo-oxygenase [COX] 1 và 2, dẫn đến giảm tổng hợp các chất prostaglandine [nhóm prostacyclines]. Thuốc amlodipin 5 mg là thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn kênh calci, có tác dụng hạ huyết áp do gây giãn mạch. Khi phối hợp chung amlodipin và meloxicam trong cùng 1 đơn thuốc sẽ xảy ra tương tác ở mức độ vừa, trong đó meloxicam sẽ làm giảm tác dụng hạ huyết áp của amlodipin. Nguyên nhân do meloxicam ức chế tổng hợp các prostacylines, nên làm thay đổi [tăng] trương lực mạch máu và giảm sự giãn mạch, vì vậy làm giảm tác dụng hạ huyết áp của amlodipin. Vì vậy, khi bệnh nhân đang dùng amlodipin mỗi ngày để hạ huyết áp, nếu bị viêm cần dùng meloxicam thì phải báo cho bác sĩ, đo huyết áp thường xuyên hơn, điều chỉnh [tăng] liều amlodipin nếu cần để đạt mức huyết áp mong muốn. Sau khi điều trị viêm, muốn ngừng thuốc meloxicam thì phải báo lại cho bác sĩ biết để điều chỉnh [giảm] liều amlodipin, nếu không sẽ gây tăng huyết áp quá mức khi ngừng meloxicam.


7.Chào Bác sĩ, cho em hỏi bé nhà em 29 tháng gần 13kg. Do thời tiết thất thường nên rất hay bị viêm phế quản, đi khám thì Bác sĩ cho bé uống thuốc augmentin 500mg ngày 2 lần sáng tối, mỗi lần 1 gói trong 1 tuần. Em thấy bé có đỡ. Nhưng cỡ 1 tuần, 10 ngày sau bị ho, sổ mũi lại, phải uống augmentin tiếp. Dùng nhiều lần như vậy có bị ảnh hưởng gì không ạ. Em cảm ơn bác.


Chào bạn, bé nhà bạn 29 tháng, nặng 13 kg, liều Augmentin [amoxicillin/acid clavulanic] cho cháu sẽ là: 80 mg/kg/ngày, tương đương 1040 mg/ngày. Như vậy, liều bác sĩ kê 500 mg/lần x 2 lần ngày, dùng trong 7 ngày là đúng với cân nặng của Bé. Uống thuốc cháu có đỡ bệnh, nghĩa là kháng sinh đã có đáp ứng. Tuy nhên khoảng 7-10 ngày sau bệnh tái phát, thì phải hỏi lại bác sĩ về nguyên nhân vì sao bệnh tái lại: do cơ thể Bé, do đặc điểm bệnh, hay do vi khuẩn chưa diệt hết? Cần xem lại các thuốc dùng kèm trong đơn? Nếu được bạn có thể cung cấp cho chúng tôi chi tiết thuốc của Bé để có thể tư vấn kỹ hơn. Dùng Augmentin nhiều lần không ảnh hưởng gì nghiêm trọng, ngoại trừ: thuốc gây tiêu chảy, nên làm giảm hấp thu dinh dưỡng của trẻ [cần bổ sung men tiêu hóa cho Bé], và dùng kéo dài 1 kháng sinh có thể gây phát triển vi khuẩn đề kháng thuốc [vi khuẩn lờn thuốc], sau này sẽ khó để điều trị bệnh nhiễm trùng ở trẻ.


8. Chào Bác sĩ, lâu nay em đi mua thuốc ở các quầy thuốc Tây thì có lúc người bán cho biết đây là thuốc kháng sinh, có lúc lại không. Vậy làm thế nào để nhận biết được đâu là thuốc kháng sinh ạ? Em cảm ơn Bác sĩ ạ.


Chào bạn, cám ơn bạn đã hỏi một câu rất thực tế. Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc chỉ được bán theo đơn bác sĩ. Do tính chất của thuốc kháng sinh cần phải dùng đúng bệnh, đúng liều, đúng thời gian thì mới có hiệu quả và giảm được tính trạng vi khuẩn đề kháng với thuốc kháng sinh. Việc các Nhà thuốc bán thuốc kháng sinh cho người mua mà không có đơn bác sĩ là vô cùng nguy hiểm: người dùng sẽ không dùng đúng thuốc, không hết bệnh, và dễ gây hiện tượng vi khuẩn đề kháng thuốc làm cho thuốc mất hiệu lực, ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Nếu bạn đi mưa thuốc ở Nhà thuốc thì cần hỏi kỹ người bán là: trong này thuốc nào là thuốc kháng sinh? tên thuốc đó là gì? trị bệnh gì? dùng liều như thế nào? dùng bao nhiêu ngày thì đủ?...Thường người bán phải đưa hộp thuốc ra cho người mua xem tên thuốc. Và điều quan trọng là: bạn không nên tự ý mua và uống thuốc kháng sinh vì sẽ không hiệu quả và gây hậu quả khó khăn cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng sau này [do vi khuẩn kháng thuốc].


9. Chào Bác sĩ, cho em hỏi là khi bị chớm cảm cúm thì có nên uống kháng sinh luôn để nhanh khỏi bệnh hay để tự nhiên cho bệnh tự hết ạ?


Chào bạn, cảm cúm là bệnh ở đường hô hấp do virus, biểu hiện thường gặp là sốt, đau đầu, đau họng, đau cơ, mệt mỏi, và thường tự khỏi sau 5-7 ngày, cách điều trị chính là uống nhiều nước trái cây giàu vitamin C, bồi bổ cơ thể, và giữ ấm, nghỉ ngơi, mà không cần phải dung thuốc kháng sinh. Tuy nhiên ở một số người có thể trang yếu, khi cơ thể bị cảm cúm, do hệ miễn dịch bị suy yếu, có thể một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp sẽ phát triển theo và gây bội nhiễm đường hô hấp làm bệnh diễn tiến nặng hơn. Trường hợp này, thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Muốn xác định có bị bội nhiễm hay không bạn cần đi khám bác sĩ để được xét nghiệm và được bác sĩ kê đơn kháng sinh đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh để sử dung khi bệnh cảm cúm.


10. Chào Bác sĩ, cho em hỏi trong trường hợp có vết thương bị trầy té thì uống kháng sinh là để phòng nhiễm khuẩn mà sao có nhiều người lại cho rằng uống kháng sinh để cho mau lành và mau khô ạ. Mong được Bác sĩ tư vấn, em cảm ơn Bác sĩ.


Chào bạn, thông thường các vết thương trầy xướt ngoài da mức độ nhẹ thì chỉ cần rửa vết thương hàng ngày và bôi thuốc sát trùng cũng có thể khỏi mà không cần phải uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên có những trường hợp vết thương sâu vào trong lớp da, diện tích bị thương rộng, bị nhiễm bẩn đất cát nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương thì bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh. Lúc này kháng sinh, có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn, giúp vết thương không bị sinh mủ, nhanh khô và chóng lành.

Video liên quan

Chủ Đề