Tại sao mít thái bị xơ đen

Đa số mít xơ đen thương lái không mua nên người trồng mít chỉ có thể bán lẻ cho tiểu thương ở chợ. Khi đến chợ, các tiểu thương sẽ tách múi bán và đem bỏ phần xơ bị đen [nếu trái mít đó chưa xảy ra tình trạng nặng, những vết chấm đen chưa xuất hiện trên múi].

Cập nhật giá mít thái hôm nay 1/12 tại ĐBSCL cho thấy, giá mít vẫn "dậm chân tại chỗ" so với hôm qua. Mít xơ đen ăn được không, tại sao thương lái nhất quyết không mua? [Ảnh minh hoạ, nguồn facebook]

Ngoài ra, mít xơ đen còn được bán chung với loại mít chợ đã được tách sẵn múi cho vào hộp. 2 loại mít này khi tách múi thì nhìn giống nhau, không phân biệt được.

Một số nhà vườn trồng mít Thái ở xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết, mít xơ đen ăn được, múi mít cũng ngọt giòn nhưng chỉ có phần xơ bị đen [phần xơ này trước giờ không ai ăn].

Ông Nguyễn Văn Khải ở xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang nói: "Mít xơ đen thương lái không mua là do loại này không xuất khẩu được, chứ không phải mít xơ đen không ăn được. Mít xơ đen cũng tùy trái, có trái chỉ bị ở một vài vị trí, những vị trí không xơ đen vẫn ngon".

Ông Khải cho biết, thường mít xơ đen giá rất thấp nên rất ít người bán ra chợ, thay vào đó là cắt miếng nhỏ để nuôi dê, nuôi ốc bươu đen. Từ con dê, con ốc này sẽ giúp người trồng mít có thêm nguồn thu nhập thứ hai.

Mít xơ đen do nhiều nguyên nhân gây ra, thường xuất hiện, gây thiệt hại nặng cho người dân vào mùa mưa. Mặc dù người dân ở ĐBSCL sử dụng nhiều biện pháp để phòng trị nhưng rất khó để kiểm soát được loại bệnh này, nhất là đối với vườn mít tơ, vườn mít trồng dày.

Giá mít thái hôm nay 1/12: Giá mít vẫn "dậm chân tại chỗ"

Sáng nay 1/12, các thương lái vào vườn cắt mít tại Tiền Giang báo giá mít Thái hôm như sau: mít Nhất 13.000 đồng/kg, mít Nhì 6.000 đồng/kg, mít Kem lớn 6.000 đồng/kg.

Các tỉnh như Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ, giá mít thấp hơn giá mít Tiền Giang 1.000 đồng/kg.

Ở ĐBSCL, mít Ba và mít Kem nhỏ được thương lái mua tại vườn chỉ còn 2.000 đồng/kg, thấp nhất là mít chợ 1.000 đồng/kg.

Các vựa mít cho biết, giá mít Thái hôm nay 1/12 vẫn "dậm chân tại chỗ" so với hôm qua. Đây là ngày thứ 10 giá mít Thái đi ngang, kể từ ngày 22/11.

Trong thời gian vừa qua, cây mít Thái siêu sớm đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Giống mít Thái siêu sớm không những vượt trội về năng suất, chất lượng ngon mà còn mang tính thích nghi rộng, có thể sinh trưởng ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt [trừ đất ngập úng, quá phèn hay quá mặn]. Với đặt tính dễ trồng, nhẹ chi phí đầu tư nên diện tích mít Thái siêu sớm ngày càng tăng.

Tuy nhiên trên cây mít Thái siêu sớm lại có một chứng bệnh gây thiệt hại về năng suất, chất lượng mít khiến nhà vườn đau đầu trong suốt thời gian qua. Đó là hiện tượng xơ đen. Hiện tượng xơ đen rất phổ biến trên cây mít Thái siêu sớm. Hiện tượng xơ đen làm cho trái méo mó, làm giảm chất lượng và độ ngọt trái làm thiệt hại nặng nề cho các nhà vườn.

Hiện tương xơ đen ở mít là do vi khuẩn gây ra, và thường xuất hiện vào màu mưa, mùa khô tương đối ít. Gặp nhiều ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mít ra tầm tháng 5 âm lịch trở đi, thì có hiện tượng xơ đen. Theo một nghiên cứu vừa công bố tháng 7 năm 2019, Malaysia đã định danh thành công loài vi khuẩn gây ra hiện tượng xơ đen. Vi khuẩn đó có tên Pantoea stewartii. Trước đó ở  Việt Nam Pantoea stewartii gây ra bệnh héo vi khuẩn và bệnh bạc lá trên bắp.

Vi khuẩn xâm nhập vào trái theo nước mưa bằng hai con đường: qua nướm hoa cái mở ra nhận phấn và con đường thứ hai là giữa trái đơn có khoảng hở, vi khuẩn theo nước mưa đi vào.

Ø  Một nghiên cứu của PGs. Ts. Lê Văn Bé, trường Đại Học Cần Thơ đưa ra cách khắc phục hiện tượng xơ đen [chỉ dùng trong nghiên cứu và xác định tác nhân]:

  • Sử dụng ly nhựa bao quanh hoa cái lúc chưa nhận phấn cho thấy giảm hiện tượng xơ đen 1 cách đáng kể, chỉ 12% trái bị bệnh xơ đen. Ngược lại nghiệm thức đối chứng có đến 69% trái bị xơ đen. Tuy nhiên, các trái được bao quanh bằng ly nhựa thì méo mó do không được thụ phấn, thụ tinh.
  • Sử dụng miếng nylon làm mái che nước mưa lúc hoa cái chưa nhận phấn cho thấy có 13% trái bị xơ đen và nghiệm thức đối chứng là 66%. Các trái được che nước mưa thì tròn đều, hình dạng trái đẹp do được thụ phấn, thụ tinh hoàn toàn.

Bệnh xơ đen do vi khuẩn Pantoea Stewartii gây ra, nên khi đã xác định tác nhân gây bệnh rồi, hãy tránh những khuyến cáo phòng trị không đúng. Ví dụ, bón vôi, bón phân hữu cơ vào đất là rất tốt trong canh tác, nhưng, nó chẳng có tương quan nào với bệnh xơ đen do vi khuẩn gây ra. Nếu ai đó khuyến cáo hãy dùng vôi, dùng phân hữu cơ để khống chế bệnh xơ đen trên mít, quả là tắc trách và tai hại cho người trồng.

Ø Vài biện pháp được đề nghị phòng bệnh xơ đen trên mít Changai:

  • Thời vụ: Do vi khuẩn phát triển mạnh trong những tháng mưa nhiều của tháng 7, 8, 9 và tháng 10 hàng năm, nên hạn chế lấy trái trong những tháng nầy.
  • Tỉa bỏ các cành tăm [cành nhện] khi xử lý ra hoa cũng làm cây thông thoáng, sẽ làm giảm bớt áp lực bệnh.
  • Phun thuốc phòng trị vi khuẩn vào toàn cây đặc biệt vào cuống và mầu trái. Thuốc phải phun ít nhất 3 lần vào các thời điểm : có cựa gà, trước và sau khi ra trái. Nên sử dụng thuốc gốc đồng có hoạt tính cao và hiệu lực kéo dài như Champion [Copper Hydrocide] với nồng độ 0,15% hoặc Kasuran 47WP với nồng độ 0,3%. Thị trường cũng có nhiều loại thuốc để phòng trừ vi khuẩn như Avalon, Starner, Xantoxin…..
  • Tuyển lựa trái : Trên cây mít có rất nhiều trái, nên việc lựa chọn 1 hay 5 -7 trái mít để giữ lại cũng không quá khó. Hãy chọn những trái mít có dạng hình trụ thay vì tròn, gai đều, trái không méo, móp. Chọn cuống trái mập, tròn chứ khôn chọn cuống dị dạng, hơi dẹp. Cũng không chọn màu cuống xanh sậm….

Tháng 10 năm 2019.

Phòng Kỹ Thuật, Cty Trí Việt.

Nguồn tham khảo:

–         Lê Văn Bé, Nguyễn Thành Nhân, Trương Hoàng Ninh, Nguyễn Xuân Linh, 2017. Nghiên cứu nguyên nhân gây ra bệnh xơ đen trên mít Chiang rai [Artocarpus heterophyllus Lam.] và bước đầu đề ra biện pháp khắc phục.

–         Rohaya Ibrahim et al, 2019. Molecular characterization and phylogenetic analysis of Pantoea stewartii subspecies stewartii causing bronzing disease of jackfruit in Malaysia based on cps and hrp gene sequences.

–         Nuraizat Abidin et al, 2018. Diagnostic Approach and Genetic Diversity of JackFruit Bronzing Bacterium in Malaysia.

Thời gian qua, hiện tượng xơ đen trên mít Chanrai đã làm giảm chất lượng trái, gây thất thu cho nhiều nông dân. Mới đây, PGS.TS Lê Văn Bé, Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân gây ra hiện tượng xơ đen và biện pháp khắc phục trên mít Chanrai”. Bước đầu, kết quả đã đem lại niềm phấn khởi cho người trồng mít trên địa bàn huyện Châu Thành.

Hiện tượng xơ đen làm trái méo mó, giảm chất lượng nên giá bán thấp.

Còn nhớ cách đây hơn 5 năm, hiện tượng xơ đen đã gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn huyện Châu Thành. Ông Nguyễn Văn Biểu, ở ấp Long Lợi, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, nhớ lại: “Lúc vườn mít của tôi được 4 năm tuổi thì bị xơ đen và chủ yếu vào mùa mưa. Lúc đầu không nhiều nên ít để ý, với lại chưa biết các triệu chứng. Đến khi hái bán, cắt mít ra mới phát hiện nên thương lái không mua. Thời điểm đó, mỗi tuần tôi thất thu từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/2ha mít vì hiện tượng xơ đen”.

Trái mít bị xơ đen vừa không đẹp về hình dáng mà còn làm cho vị ngọt giảm đi. Chính vì vậy, ông Biểu đã mời nhiều nhà khoa học về nghiên cứu, chữa trị, trong đó có PGS.TS Lê Văn Bé. Qua nghiên cứu, ông đã đặt ra 2 giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng xơ đen là: do mưa nhiều nên hoa cái không thể nhận phấn và do tác nhân nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Do đó, ông Bé đã tiến hành 2 thí nghiệm cho 2 giả thuyết này. Kết quả, là đã tìm ra nguyên nhân của hiện tượng xơ đen là do vi khuẩn. Vì khi có nước mưa, vi khuẩn sẽ theo nướm của hoa khi vươn ra ngoài thụ phấn xâm nhập vào trái, đi vào vòi nhụy và đến bầu noãn. Tại đây, vi khuẩn phát triển và làm cho múi không thụ tinh được, hạt bị lép. Nếu khi vi khuẩn vào sau khi đã thụ tinh thì làm cho hạt non bị hư và chuyển thành màu đen. Ngoài ra, còn một đường xâm nhập thứ 2 giúp vi khuẩn có thể đi vào trái là khe hở giữa các múi mít. Do hình dạng bên ngoài của mít lồi lõm nên vị trí lõm sẽ là nơi chứa nước mưa, có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Từ các nghiên cứu trên, chủ nhiệm đề tài Lê Văn Bé đã tiến hành các biện pháp khắc phục. PGS.TS Lê Văn Bé đã sử dụng ky nhựa để bao quanh hoa cái lúc chưa nhận phấn dẫn đến hiện tượng xơ đen giảm đáng kể. Theo kết quả thí nghiệm thì bao hoa cái chỉ có 12% trái bị xơ đen, còn trái đối chứng không bao bị xơ đen đến 69%. Nhưng thí nghiệm này làm cho trái méo mó vì không được thụ tinh. Sau đó, ông lại dùng miếng nilon làm mái che, tránh nước mưa tiếp xúc hoa cái. Ở thí nghiệm này, có 13% trái bị xơ đen, trái tròn đều, hình dáng đẹp do được thụ phấn hoàn toàn.

Đánh giá về kết quả thử nghiệm tại vườn nhà mình, ông Nguyễn Văn Biểu cho hay: “Các nghiên cứu của thầy Bé có giảm hiện tượng xơ đen khoảng 40% so với không che hay bao trái. Tuy nhiên, cách làm này khá tốn kém và kỳ công. Nếu thực hiện theo phương pháp này thì nông dân chúng tôi sẽ khó có thể làm được vì cần kỹ thuật, chi phí đầu tư cao. Nhà vườn không thể bao hết từng trái, giúp cây tránh hoàn toàn nước mưa trong khi mùa mưa bão đang tiếp diễn. Nếu như vậy số tiền thu hoạch mít cũng không bù vào được so với chi phí bỏ ra”.

Vì vậy, biện pháp đặt ra bây giờ là cần tìm ra chủng vi khuẩn gây bệnh, tìm loại thuốc phòng trừ là khả thi nhất. PGS.TS Lê Văn Bé cho biết: “Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian, công sức để làm nhiều thí nghiệm, tìm ra nguyên nhân nên thời gian nghiên cứu dài hơn so với dự kiến. Vì vậy, tôi kiến nghị với Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện Châu Thành và các cấp nên có thêm một nghiên cứu để xác định tên vi khuẩn. Hoặc có nghiên cứu cải tiến nâng cao hơn nữa biện pháp che trái non hiệu quả hơn”.

 Được biết, diện tích trồng mít toàn huyện Châu Thành đã tăng từ 40ha [năm 2011] lên hơn 60ha [năm 2014]. Dự kiến, người dân sẽ mở rộng thêm vì giá trị kinh tế cao, mau cho trái. Vì vậy, rất cần có giải pháp phòng trị hữu hiệu, giúp người dân trồng mít Thái của huyện nói riêng, cả tỉnh nói chung sống được với loại cây trồng mà mình đã chọn.

Bài, ảnh: TRÚC ANH

Video liên quan

Chủ Đề