Chủ dr thanh là ai

Năm 2019, Tân Hiệp Phát tổ chức lễ kỉ niệm 25 năm thành lập tập đoàn và 40 năm ngày cưới của "Dr Thanh" và bà Phạm Thị Nụ. 

Giới kinh doanh Việt Nam vẫn truyền miệng nhau câu chuyện không chính thức rằng, nếu nói về tiền mặt trong két, 2 người đàn ông lắm tiền nhất Việt Nam là Đặng Lê Nguyên Vũ cafe và ông Trần Quý Thanh nước giải khát. Nhưng nếu như “Qua” phải ra đứng trước tòa li hôn vợ và than thở “tiền nhiều để làm gì” thì ông “Dr Thanh” lại giữ gìn trọn vẹn được hạnh phúc gia đình. Câu chuyện về Tân Hiệp Phát giờ đây không còn là câu chuyện về sự thành công của một cá nhân, mà là tiêu biểu cho quá trình gây dựng và phát triển kinh doanh của một tập đoàn gia đình Việt. 

Ông Trần Qúi Thanh cùng vợ và 2 con gái

Ông Thanh vốn là 1 kĩ sư tốt nghiệp đại học Bách Khoa. Khi yêu và cưới bà Nụ 40 năm trước, ông bà cũng không khác gì bao con người của thời ấy: khó khăn và thiếu thốn. Bắt đầu bằng việc buôn đường cát, bán nguyên liệu cho những ông lớn nước giải khát thời những năm 1979-1980, đến năm 1994, vợ chồng ông mua được một dây chuyền sản xuất nước giải khát cũ nát. Tài năng, ý chí, sự kiên định của người chồng cộng với sự chịu khó, yêu thương, hy sinh hết lòng cho gia đình của người vợ, gia đình "Dr Thanh" gây dựng được nhà máy nước giải khát Bến Thành, tiền đề cho tập đoàn Tân Hiệp Phát về sau. 

Những ngày kinh doanh đầu tiên, ông Thanh được sự trợ giúp của bà Nụ

Người ta nói sau thành công của người đàn ông luôn là bóng dáng người vợ, nhưng người đàn ông cũng cần phải chứng minh được rằng mình đủ phẩm chất để xứng đáng với sự hi sinh ấy. 40 năm bên nhau, ông bà Trần Qúi Thanh có gia sản lớn, và có 3 người con bao gồm con gái lớn Trần Uyên Phương, con gái thứ 2 Trần Ngọc Bích và người con trai út Trần Quốc Dũng. 

Tập 1 câu chuyện thành công của ông Trần Qúi Thanh cũng tương tự giống những doanh nhân, tỉ phú khác tại Việt Nam, tức từ khó khăn đi lên, năng động, đột phá đúng thời điểm nền kinh tế mở cửa, hội nhập. Nhưng để Tân Hiệp Phát ngày càng vươn lên thành tập đoàn vững mạnh, ông Thanh có sự trợ giúp đắc lực của những người con, trong đó có con gái cả Trần Uyên Phương. 

"Ở đời phải có cô con gái"

Trong những câu chuyện kể lại, Trần Uyên Phương nói rằng cô có ông bố rất nghiêm khắc, không nuông chiều con và nếu hư là bị ăn đòn. “Tôi đã từng rất sợ ba ngày tôi còn nhỏ. Ông ấy không bỏ qua bất kỳ lỗi lầm nào dù là nhỏ nhất và thậm chí đã từng cho tôi ăn đòn nhớ đời. Một lần, em gái tôi bị ba cho ăn đòn vì nhảy lên chơi đùa trên nóc xe của nhân viên Tân Hiệp Phát. Ba tôi làm vậy vì muốn chúng tôi hiểu được rằng, cần phải trân trọng mọi nhân viên, hiểu rằng họ là những người đã lao động vất vả để chúng tôi có cơm ăn hàng ngày. Ba không cho phép chúng tôi coi mình là “trung tâm vũ trụ”, mà phải học cách “Tôn trọng người khác trước khi mong người ta tôn trọng mình”.

Ông Thanh bên 2 cô con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.

Từng là con nhà giàu nhưng sau khi mẹ mất, ông Thanh phải vào cô nhi viện sống, phải tự lập chiến đấu để tồn tại. Do đó, yêu thương nhưng không bao bọc, không để con sống trong nhung lụa là cách ông Thanh giáo dục con. Khi con cái bắt đầu trưởng thành, ông dạy các con về sự hợp tác, tôn trọng, “win – win” trong công việc, chấp nhận thử thách và không sợ thất bại. 

Câu chuyện về lời đề nghị trị giá 2,5 tỷ USD của Coca-Cola để đổi lấy cổ phần kiểm soát Tập đoàn Tân Hiệp Phát vẫn luôn được nhắc lại. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là thương vụ M&A lớn chưa từng có trong lịch sử doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, ông Thanh đã từ chối. Người ta hiểu rằng phía sau quyết định đó là một tinh thần Việt Nam. Ông Thanh muốn giữ lại những gì mình gây dựng, muốn để lại di sản cho con cái mình tiếp tục phát triển mà muốn có một thương hiệu Việt của người Việt. 

Cho đến thời điểm này, nếu xét trên giấy tờ, ông Thanh không có nhiều cổ phần ở Tân Hiệp Phát. Cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, sở hữu 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.

Tân Hiệp Phát cơ bản không huy động cổ phần từ bên ngoài, không niêm yết huy động vốn trên các sàn chứng khoán. Tân Hiệp Phát hoạt động theo mô hình công ty gia đình với sở hữu 100% là các thành viên trong gia đình, tức cứ tiền mặt và đất đai là sở hữu của vợ con ông. Giữ nguyên cơ cấu sản phẩm chính là nước giải khát, với 4 nhà máy lớn, xuất khẩu đi 20 nước, ước tính mỗi năm gia đình ông Thanh thu về gần tròn tỷ đô. Nếu như trước kia, trà thảo mộc Dr Thanh, C2, trà xanh 0 độ và Number One là những sản phẩm chính bán để thu tiền về của Tân Hiệp Phát, thì giờ đây danh mục sản phẩm được mở rộng. Hai con gái của ông Trần Quý Thanh tấn công vào thị trường đồ uống có lợi cho sức khỏe, bắt "trend" trào lưu sống xanh mà thế giới đang theo đuổi.

Hiện tại, cô chị Trần Uyên Phương đảm nhận phát triển thị trường, đối ngoại, mở rộng xuất khẩu, cô em Trần Ngọc Bích lo quản trị nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cả hai con gái của ông Thanh đều là những nữ doanh nhân kiểu 4.0, học hành bài bản ở nước ngoài, tư duy cởi mở, đầu tư cho nhận diện thương hiệu và truyền thông, chú trọng chia sẻ trách nhiệm xã hội. 

Đời người đàn ông có 2 điều cần nhất phải làm là phát triển sự nghiệp và giữ hạnh phúc gia đình thì ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Qúi Thanh đều làm quá tốt

Trong cuốn tự truyện của ông Trần Quý Thanh do chính con gái chấp bút, sự nghiệp của "Dr Thanh" là một chuỗi những sóng gió, thất bại, điều tiếng, thị phi. Từ ngày đầu khởi nghiệp sai hướng khi sản xuất bia khiến hai vợ chồng điêu đứng một thời gian dài trước khi tìm được lối thoát hiểm với nước giải khát đến sự cố pháp lý với vụ cho Phạm Công Danh hay khủng hoảng truyền thông lớn “nước ngọt có ruồi”, nhưng vượt qua tất cả, Tân Hiệp Phát vẫn là thương hiệu Việt hàng đầu trong thị phần nước giải khát nội địa.

Hiện tại, với sự trợ giúp của 2 cô con gái Uyên Phương và Ngọc Bích, có thể yên tâm thảnh thơi ngày ngày đọc sách và làm thơ tình tặng vợ, người vợ thanh mai trúc mã khi xưa lúc bụng mang dạ chửa vẫn một thân một mình phóng xe máy đi phân phối hàng cho chồng. 

Gia đình chủ tịch Trần Quí Thanh của tập đoàn Tân Hiệp Phát có hai người con gái, con cả là Trần Uyên Phương sinh năm 1981 và con thứ là Trần Ngọc Bích sinh năm 1984. Cả hai con gái của ông Thanh đều là những nữ doanh nhân kiểu 4.0, học hành bài bản ở nước ngoài, tư duy cởi mở, đầu tư cho nhận diện thương hiệu và truyền thông, chú trọng chia sẻ trách nhiệm xã hội.

Với định hướng kế thừa sản nghiệp gia đình, sau khi tốt nghiệp ở Singapore, bà Uyên Phương nhận được công việc đầu tiên ở Tân Hiệp Phát là thư ký giám đốc marketing, rồi được thuyên chuyển làm nhân viên phiên dịch cho giám đốc dự án ERP. Hiện bà đang giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn.Bà Ngọc Bích tốt nghiệp ngành quản trị tài chính đại học Manchester – Anh Quốc. Bà hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tập Hiệp Phát đồng thời cũng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Công ty Number One Hà Nam.Cho đến thời điểm này, nếu xét trên giấy tờ, ông Thanh không có nhiều cổ phần ở Tân Hiệp Phát. Cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, sở hữu 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.Tân Hiệp Phát thuần hoạt động theo mô hình công ty gia đình với sở hữu 100% là các thành viên trong gia đình, tức cứ tiền mặt và đất đai là sở hữu của vợ con ông. Tập đoàn này cơ bản không huy động cổ phần từ bên ngoài, không niêm yết huy động vốn trên các sàn chứng khoán. Với sản phẩm kinh doanh chính là nước giải khát sản xuất tại 4 nhà máy lớn, xuất khẩu đi 20 nước, ước tính mỗi năm gia đình ông Thanh thu về gần tròn tỷ đô.

Nếu như trước kia, trà thảo mộc Dr Thanh, C2, trà xanh 0 độ và Number One là những sản phẩm chính bán để thu tiền về của Tân Hiệp Phát, thì giờ đây danh mục sản phẩm được mở rộng. Hai con gái của ông Trần Quý Thanh tấn công vào thị trường theo xu hướng mới là đồ uống có lợi cho sức khỏe, thành công bắt “trend” trào lưu sống xanh mà thế giới đang theo đuổi.

Hiện tại, bà Trần Uyên Phương chủ yếu đảm nhận phát triển thị trường, đối ngoại, mở rộng xuất khẩu và bà Trần Ngọc Bích hoạt động tai mảng quản trị nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Lý do đằng sau sự sắp xếp này là bởi bà Trần Ngọc Bích am hiểu rất sâu về quản trị điều hành phụ trách xây dựng hệ thống kiểm soát, bộ khung hành chính cho doanh nghiệp. Còn bà Trần Uyên Phương lại thiên về mảng đối ngoại, quản trị rủi ro về truyền thông cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Chỉ Số Doppler Đông Mạch Rốn Là Gì Và Nên Thực Hiện Khi Nào?

Khác với người cha thường tập trung vào các chiến lược kinh doanh lớn, hai ái nữ nhà chủ tịch Thanh dành nhiều thời gian xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức. Từ đó, họ xoá bỏ dần những vấn đề thường xảy ra ở một công ty gia đình. Bà Trần Uyên Phương khẳng định, doanh nghiệp nhà Dr Thanh không tuyển dụng, bổ nhiệm dựa vào quan hệ. Ứng viên phải hiểu được mong muốn, vị trí mà họ hướng đến.Không chỉ dừng lại ở việc điều hành doanh nghiệp gia đình Tân Hiệp phát, bà Ngọc Bích còn được biết đến khi cùng mẹ [bà Phạm Thị Nụ] và người chị gái là bà Trần Uyên Phương góp vốn thành lập 11 doanh nghiệp với vốn điều lệ lên đến hàng nghìn tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và quyền sử dụng đất.

Tân Hiệp Phát vốn là một Tập đoàn trong lĩnh vực nước giải khát, tuy nhiên khoảng vài năm trở lại đây gia đình của doanh nhân Trần Quí Thanh bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản và liên tiếp sở hữu nhiều khu đất có vị trí tuyệt đẹp.

Không chỉ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, hồi tháng 2 năm 2020 vừa qua, bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc đồng thời cũng là người kế nghiệp tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã mua gần 6,76 triệu cổ phiếu YEG, qua đó sở hữu 21,61% vốn của CTCP Tập đoàn Yeah1. Đây là bước tiến đáng kể của bà Phương trong hành trình “lấn sân” snag lĩnh vực truyền thông.

Bà Uyên Phương cho biết đây là các giao dịch mua đầu tư cá nhân. Phần lớn số cổ phần mua được trong đợt này được ái nữ nhà Tân Hiệp Phát mua lại từ Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ảnh Nhượng Tống và Tổng giám đốc Đào Phúc Trí [6,05 triệu cổ phiếu].

Tân Hiệp Phát bắt tay cùng tập đoàn truyền thông Yeah1

Cổ đông lớn của công ty là Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỷ lệ vốn góp 50%. Bà Bích đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc. Việc thành lập VNAMC được giới quan sát nhận định liên quan đến tuyên bố lấn sân ngành bất động sản của đại gia nước giải khát hồi giữa năm. Tân Hiệp Phát nhiều khả năng thông qua việc mua những khoản nợ có tài sản đảm bảo là bất động sản để tích lũy quỹ đất.

Xem thêm: Ai Là Vốn Quý Nhất Của Con, Liệu Người Còn Là Vốn Quý Nhất

Your browser does not support HTML5 video.

Thanh Thùy [T/h]

Video liên quan

Chủ Đề