Vì sao phải tổ chức thi học kì

Học sinh thi trực tuyến với hai thiết bị máy tính. [Ảnh: PM/Vietnam+]

Chuẩn bị cho công tác kiểm tra đánh giá và sơ kết học kỳ 1 năm học 2021-2022 đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản số 4251/SGDĐT-GDPT gửi trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn, hướng dẫn cụ thể cách ôn tập, hình thức kiểm tra của từng khối lớp thuộc bậc trung học, trong đó nhấn mạnh hình thức kiểm tra trực tiếp với khối 9, 12 và cách thức kiểm tra các môn tích hợp khối 6.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trực tiếp, trực tuyến phù hợp với kế hoạch dạy học thực tiễn của đơn vị.

Việc kiểm tra, đánh giá trực tiếp, trực tuyến phải đảm bảo đúng các quy định về kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình; không kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; bài thực hành, thí nghiệm.

Các đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá trực tiếp với học sinh lớp 9, lớp 12 phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế về kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

[Bộ GD-ĐT hướng dẫn kiểm tra học kỳ I với học sinh tiểu học]

Đối với học sinh lớp 6, năm học 2021-2022 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có các môn tích hợp nên công tác kiểm tra, đánh giá có những điểm khác biệt so với mọi năm.

Cụ thể, với môn khoa học tự nhiên [tích hợp các chủ đề Vật lý, Hóa học và Sinh học], bài kiểm tra, đánh giá định kỳ sẽ gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện, bảo đảm tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Môn Lịch sử và Địa lý [bao gồm 2 phân môn Lịch sử và Địa lý], mỗi phân môn chọn 2 điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong một học kỳ.

Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ sẽ gồm nội dung của 2 phân môn theo tỷ lệ tương đương về nội dung dạy học của 2 phân môn tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Môn Nghệ thuật [gồm 2 nội dung Âm nhạc và Mỹ thuật], mỗi nội dung chọn một kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kỳ, khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập.

Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ sẽ bao gồm 2 nội dung Âm nhạc, Mỹ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét. Kết quả bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được đánh giá mức Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc, Mỹ thuật được đánh giá mức Đạt.

Với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương, giáo viên được phân công dạy học nội dung nào thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với nội dung đó; khuyến khích việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập.

Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung gồm các hoạt động đã thực hiện đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục trong bối cảnh học trực tuyến.

Với các môn khoa học xã hội và nhân văn, các nhà trường nên ra đề mở để học sinh có cơ hội được bộc lộ chính kiến. Căn cứ điều kiện thực tiễn, phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông ra đề kiểm tra học kỳ, tổ chức kiểm tra học kỳ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, bảo đảm đúng quy định./.

Nguyễn Cúc [TTXVN/Vietnam+]

Sau gần 01 tháng triển khai, dạy và học trực tuyến đã dần đi vào nền nếp ở các cơ sở giáo dục. Nhiều giải pháp được đưa ra để tháo gỡ khó khăn cho phương pháp học này, nhưng theo ngành Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT], điểm mấu chốt của dạy và học trực tuyến vẫn là ý thức học tập của học sinh.

* Nhiều bài học kinh nghiệm

Một tháng dạy và học trực tuyến trôi qua với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho cả giáo viên và học sinh. Thực tế cho thấy, đã có nhiều bài học kinh nghiệm đã được ngành Giáo dục đúc kết cho việc dạy và học trực tuyến.


Học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân học trực tuyến.

Theo phân tích của ông Nguyễn Phương Toàn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, ngành Giáo dục đã trải qua nhiều đợt dạy và học trực tuyến ở các năm học trước, nhưng đây có lẽ là đợt triển khai dạy và học trực tuyến khá quy mô, đồng bộ ở các cấp học từ tiểu học [TH] đến trung học phổ thông [THPT] trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sau hơn một tháng triển khai, toàn ngành Giáo dục rút ra kinh nghiệm, trong đó có 03 yếu tố cơ bản góp phần vào sự thành công của phương pháp dạy học trực tuyến đó là phải có giải pháp tốt về công nghệ, việc quản lý học sinh của các trường học phải chặt chẽ và ý thức, nền nếp của học sinh.

Về công nghệ cho dạy và học trực tuyến tuy còn không ít khó khăn, nhất là hệ thống đường truyền mạng, nhưng cũng đã cơ bản được khắc phục và dần đi vào ổn định. Qua thống kê từ các trường, các đơn vị trong tỉnh cho thấy, có 100% học sinh khối lớp 9 và lớp 12 đã đủ điều kiện và học tập trực tuyến; có 98% học sinh THPT, 93% học sinh trung học cơ sở [THCS] và khoảng 80% học sinh TH đã tham gia học trực tuyến. Với những học sinh không có thiết bị học trực tuyến, đã có nhiều giải pháp bằng việc vận động hỗ trợ máy tính, gởi phiếu học tập đến cho học sinh,…

Đối với việc quản lý học sinh của các cơ sở giáo dục, trên 600 trường học từ bậc TH đến THCS đã chuyển đổi từ việc quản lý từ giấy tờ sang công nghệ số. Từ việc lên thời khóa biểu đến việc kiểm tra giáo án, soạn giảng, hồ sơ, sổ sách,… đều được các trường thực hiện bằng phương pháp trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường, đặc biệt là các trường vùng nông thôn vẫn còn chậm trong việc thích ứng với hình thức học trực tuyến; việc sắp xếp thời khóa biểu chưa thật sự linh hoạt đã gây áp lực cho học sinh…

Bên cạnh đó, ý thức, nền nếp học tập của học sinh cũng khiến nhiều người băn khoăn. Bởi vì, thái độ sẵn sàng học trực tuyến của học sinh hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện, như: Độ tuổi, học lực học sinh, điều kiện vùng, miền, hoàn cảnh của gia đình… Theo đánh giá chung, đa phần học sinh khá thích thú với phương pháp học này, tuy nhiên, vẫn còn không ít học sinh chểnh mảng trong việc học, học không đúng giờ, không chú ý làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên...

Theo ông Võ Văn Dũng, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành, việc dạy và học trực tuyến có thành công hay không ngoài sự cố gắng của giáo viên thì ý thức, nền nếp của học sinh là rất quan trọng. Các em gặp khó khăn về công nghệ, máy móc, các thầy cô có thể giúp các em, thế nhưng, chất lượng học tập như thế nào thì còn lệ thuộc vào ý thức học tập của từng học sinh, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

* Tạo nền nếp và ý thức

Theo các giáo viên, nền nếp, ý thức học tập không phải tự nhiên mà có, phải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Chính vì vậy, học sinh cần phải biết thích nghi, biến khó khăn thành cơ hội cho mình. Giáo viên chỉ đóng vai trò truyền đạt, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập.

Thầy Võ Hoài Nhân Trung, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu gợi mở: "Đối với dạy học trực tuyến thì giáo viên chỉ là người hướng dẫn các em phương pháp, còn học sinh sẽ là người thực hành, vận dụng các phương pháp để học tập tốt. Điều cốt lõi vẫn là ý thức học tập của học sinh, các em phải chủ động tìm kiếm tài liệu cũng như qua hoạt động thực tế, thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức cho riêng bản thân".

Nhân vật trung tâm của quá trình học tập vẫn là học sinh. Học sinh nên tận dụng những ngày học trực tuyến ở nhà trở thành cơ hội trong học tập, bằng chính sự tự học. Việc tự học ở nhà của học sinh sẽ bao gồm các công việc như: Giải các bài tập, giải các bộ đề mà giáo viên đã giao, ôn lại kiến thức đã học ở các bộ môn… Nếu cần sự hỗ trợ của giáo viên, thì học sinh hãy mạnh dạn liên hệ để được sự trợ giúp hiệu quả trong quá trình tự học.

Ngoài ra, để học sinh có nền nếp và ý thức học tập tốt thì không thể nào không nhắc đến vai trò của phụ huynh. Các bậc phụ huynh phải xác định điểm mạnh, điểm yếu của con mình để có giải pháp học trực tuyến phù hợp, hiệu quả.

Đ. Phi

Cụ thể, trong công văn hướng dẫn mới nhất ngày 13/12, Bộ GD-ĐT yêu cầu, đối với lớp 1 và lớp 2, bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, các cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn trong phòng dịch. Các trường lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện; chia nhỏ số học sinh/lớp đảm bảo an toàn phòng dịch để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung “cốt lõi” cho học sinh trước khi tổ chức bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, môn Tiếng Việt linh hoạt vào các thời điểm, phù hợp với từng đối tượng và tình hình diễn biến dịch Covid-19 tại địa phương.

Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GDĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện.

Trước thông tin này, một số phụ huynh cho rằng, học sinh lớp 1 là lứa tuổi không cần quá khắt khe về điểm số, chưa kể thời gian qua, nhiều nơi chủ yếu học trực tuyến, nên chăng, việc kiểm tra cũng nên linh hoạt hơn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở một số nơi.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Bộ GD-ĐT: Kiểm tra để đánh giá thực chất việc dạy học

Trao đổi với VietNamNet, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học [Bộ GD-ĐT] cho hay, với những khối lớp đầu cấp tiểu học, không có bài kiểm tra giữa kỳ nên việc có một bài kiểm tra trực tiếp cuối kỳ rất quan trọng, giúp đánh giá cả quá trình dạy học và đánh giá lại quá trình đánh giá thường xuyên.

“Đánh giá định kỳ đối với lớp 1 và lớp 2 là việc để khẳng định lại kết quả của việc đánh giá thường xuyên. Do đó, trong văn bản hướng dẫn, chúng tôi có nêu rõ việc đánh giá định kỳ chỉ được thực hiện khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học, hoạt động giáo dục tương ứng; đã được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập; được tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định [giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học] và được thực hiện linh hoạt vào các thời điểm phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương”, ông Tài nói.

Đánh giá định kỳ đối với lớp 1 và lớp 2 sẽ chỉ có 2 bài kiểm tra đó là môn Toán và Tiếng Việt. Mục đích của bài kiểm tra định kỳ này là để kiểm soát và khẳng định lại quá trình tổ chức dạy học.

“Cũng chỉ có 2 bài là bài kiểm tra môn Toán và bài kiểm tra môn Tiếng Việt và như thế sẽ rất nhẹ nhàng. Khi kiểm tra 2 môn này, nhà trường phải xây dựng kế hoạch và phổ biến tới phụ huynh, học sinh để thống nhất chia nhỏ lớp như thế nào, đến trường tổ chức ra sao. Việc đầu tiên phải tổ chức ôn tập, sau đó hướng dẫn kỹ năng làm bài, việc thứ ba mới là tổ chức bài kiểm tra. Chứ không phải khi các em đến trường là kiểm tra ngay”.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT

Theo ông Tài, việc kiểm tra định kỳ này nhằm mục đích cuối cùng là đánh giá đúng thực chất quá trình tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1 và lớp 2.

“Mục đích để xem sau quá trình học tập, học sinh có thực chất đạt được kết quả đó hay không. Nếu chất lượng được phản ánh thực thì cho các em lên lớp. Nếu không, thì để có kế hoạch để bồi dưỡng, bổ sung cho các em trước khi lên lớp, tránh trường hợp ngồi nhầm lớp”, ông Tài nói.

Ông Tài cho hay, việc này không phải là Bộ GD-ĐT “không tin tưởng giáo viên” hay “sợ giáo viên cho học sinh ngồi nhầm lớp”.

“Việc này nhằm để xem nếu học sinh chưa đạt yêu cầu thì giáo viên phải điều chỉnh kế hoạch dạy học đối với học sinh. Ở đây chúng ta nên hiểu là vì quyền lợi và chất lượng học tập thực của trẻ. Mặt khác, tại sao chúng ta không nhìn ở góc độ việc kiểm tra định kỳ này sẽ là minh chứng tôn vinh chất lượng giáo dục trực tuyến, học qua truyền hình của các thầy cô. Nếu qua quá trình học trực tuyến, học qua truyền hình, học sinh khi kiểm tra định kỳ trực tiếp vẫn đạt kết quả tốt thì thầy trò rất đáng được tôn vinh”, ông Tài chia sẻ.

Về yếu tố dịch bệnh, ông Tài cũng nhấn mạnh, công văn này hướng dẫn để triển khai cho toàn quốc chứ không riêng cho địa phương nào.

“Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GD-ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện”.

Thanh Hùng

Việc Bộ GD-ĐT ra hướng dẫn các trường cho học sinh lớp 1, 2 làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tiếp đã khiến phụ huynh ở những vùng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp cảm thấy lo lắng.

Video liên quan

Chủ Đề