Tại sao chúng ta lựa chọn sai nghề

Chọn ngành nghề là một câu hỏi khó đối với học sinh lớp 12 hiện giờ. Nhiều bạn đã định hướng được nghề nghiệp mình muốn theo học nhưng vẫn còn rất nhiều bạn mông lung giữa vô vàn ngành nghề hiện nay. Dưới đây, Tuyển sinh số xin gửi tới các bạn tham khảo về cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, tính cách. 

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí . 

Những lý do khiến bạn chọn sai ngành 

Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc học sinh chọn sai ngành. Điển hình là: 

  • Chọn theo phong trào, nhãn mác ngành HOT, nghe tên thấy "sang" mà không hiểu rõ đó là ngành như thế nào
  • Chọn do bạn bè, người yêu rủ rê
  • Chọn theo nguyện vọng của bố mẹ
  • Chọn ngành theo xu hướng mà không quan tâm tới điều kiện gia đình, đam mê, sở thích của bản thân
  • Không tìm hiểu từ trước, đến giai đoạn nước rút thì vội vàng chọn bừa, chọn đại
  • Vì quá thích 1 trường mà đăng ký bừa vào 1 ngành trong trường đó

Do chọn sai ngành, khi theo học, nhiều bạn sẽ cảm thấy chán nản, bỏ dở việc học vừa phí thời gian vừa phí công sức và tiền bạc. 

Tại sao chúng ta lựa chọn sai nghề

Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân

1. Hiểu bản thân

Điều quan trọng nhất khi chọn ngành đó chính là bạn phải hiểu mình muốn gì, thích gì, đam mê gì... Thực tế chứng minh rằng những người giàu có trên thế giới đều yêu thích công việc họ đang làm. Vì thế mà bạn cần xác định xem mình thực yêu thích nghề gì, tương lai muốn làm nghề gì... rồi từ đó chọn ngành đào tạo nghề đó. 

2. Hiểu ngành

Tại Việt Nam, có vô vàn ngành nghề khác nhau dễ khiến bạn hoa mắt chóng mặt khi lựa chọn. Hãy xác định nghề yêu thích rồi tìm hiểu thật kỹ xem nghề đó cụ thể là gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao, làm về lĩnh vực gì, mức lương, phẩm chất cần có, nhà tuyển dụng mong muốn gì ở nghề này... Chẳng hạn như ngành kế toán có thể làm chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính; Thanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính... 

3. Chọn ngành nghề phù hơp với tính cách

Mỗi tính cách sẽ phù hơp với một số ngành nghề nhất định. Nếu chọn trái ngược với tính cách mình, không chắc bạn sẽ cảm thấy hứng thú và gắn bó với chúng lâu dài được. Chẳng hạn bạn là một người năng động, hoạt bát thì sẽ rất khó thích nghi với những nghề mang tính ổn định như Thông tin - Thư viện... 

Gợi ý một số công việc phù hợp với một số tính cách: 

  • Người thích sáng tạo: Ngành nghề phù hợp như Marketing, thiết kế, biên tập viên, nhiếp ảnh gia, biên kịch, đạo diễn, PR...
  • Người có đầu óc tổ chức: Ngành nghề phù hợp như Kế toán, Quản lý văn phòng, biên tập viên, hành chính, quản lý tài chính, quản lý nhà hàng - khách sạn...
  • Người hướng nội: Ngành nghề phù hợp như Nhân viên content, giáo viên, bảo quản văn thư, lập trình viên, Kế toán, họa sĩ, nhạc sĩ, biên dịch viên, thiết kế đồ họa....
  • Người thích chăm sóc: Ngành nghề phù hợp như Bác sĩ, Y tá, chuyên viên tư vấn, chuyên gia dinh dưỡng, tổ chức sự kiện, trợ lý, thư ký, quản lý văn phòng, nhân viên chăm sóc khách hàng... 
  • Người hướng ngoại: Ngành nghề phù hợp như Chuyên viên quan hệ công chúng, Sales, diễn viên, hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tổ chức sự kiện, Phóng viên, Y tá, Tiếp viên hàng không, chuyên gia nhân sự, luật sư, phiên dịch viên...

Lưu ý khi chọn ngành 

1. Chọn ngành rồi mới chọn trường

2. Nên chọn ngành cụ thể, đừng chọn ngành chung chung: Chọn ngành chung chung khiến bạn theo kiểu cái gì cũng biết một ít nhưng không sâu, chuyên môn không có thì rất nguy hiểm. 

3. Phải tìm hiểu kỹ tính chất của ngành 

4. Chọn trường mạnh về đào tạo ngành đó. Chẳng hạn như muốn chọn ngành kinh tế thì phải chọn trường nghe có gì đó liên quan tới kinh tế như ĐH Thương Mại, ĐH Kinh tế Quốc dân... 

5. Chọn ngôi trường có môi trường đào tạo tốt, năng động

Xem thêm: 

  • Đi tìm ngành nghề phù hợp với tính cách của bạn
  • Tổng hợp đề thi thử Tiếng Anh THPT quốc gia 2020 (có đáp án)

Jennie 

Tình yêu và sự nghiệp đều là hai mục đích lớn trong cuộc đời mỗi người hướng tới. Có một tình yêu đẹp, bản cảm thấy hạnh phúc, lạc quan. Có một công việc phù hợp, bạn cảm thấy bản thân mạnh mẽ và có nhiều động lực để phát triển. Trong tình yêu, nếu chọn sai người, bạn có thể buồn sầu, có thể vật vã, nhưng thời gian nhất định sẽ giúp bạn vượt qua những tổn thương. Nhưng trong sự nghiệp, nếu chọn sai nghề, câu chuyện có còn chỉ đơn giản là đợi thời gian chữa lành?

Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Một căn nhà dù nhỏ cũng cần nền móng vững chắc. Một cái cây muốn chống chọi với gió bão cần bộ rễ bám sâu lòng đất. Một con người muốn cuộc sống tốt đẹp cần nghề nghiệp phù hợp. Bởi vậy, lựa chọn sai nghề cũng đồng nghĩa với việc bạn tự trói buộc mình vào một tương lai bấp bênh.

Thế nhưng, thực trạng đáng buồn, nhiều bạn dù đang đứng trước ngưỡng cửa trưởng thành, vẫn không xác định được ngành học phù hợp. Học Sư phạm chỉ có thể đi “gõ đầu trẻ”, học Kinh tế chắc chắn sẽ giàu, học Y khoa không lo thất nghiệp. Còn bao nhiêu người trong xã hội hiện nay vẫn giữ suy nghĩ đấy? Quả thực, bởi sức ép từ phụ huynh, bởi sự “hào nhoáng” trong nhiều ngành nghề, hay bởi sự chạy đua cho bằng bạn bằng bè mà không ít những quyết định nghề nghiệp sai được đưa ra. Vậy đâu là những hệ quả mà chúng ta phải chịu từ chính cái sai lầm ấy?

✏  Lãng phí, lãng phí và lãng phí

Ba chữ lãng phí ứng với ba tài sản giá trị của mỗi con người: thời gian – tiền bạc – chất xám. Có những quyết định ngành nghề sai lầm khiến bạn phải phí hoài đến cả chục năm tuổi thanh xuân. Có những quyết định sai ngành nghề khiến tất cả tiền bạc đầu tư vào việc học trở nên đổ sông đổ bể. Và có những quyết định sai ngành đánh cắp đi ở bạn sự hứng thú, sự khao khát được thử thách bản thân và chinh phục những khó khăn. Cuộc sống con người vốn dĩ chỉ có thời điểm, đợi đến khi bạn nhận ra mình đã lựa chọn sai thì người khác có lẽ đã bỏ xa bạn cả một chặng đường dài. 

✏  Không hài lòng trong công việc

Khi lựa chọn sai nghề nghiệp, có một điều chắc chắn bạn không thể tìm thấy niềm vui trong công việc. Những nhiệm vụ lặp đi lặp lại nhàm chán không cho bạn động lực để phát triển. Khi không thể tiến xa, bạn sẽ lại càng cảm thấy bất mãn, và cứ thế tự trói mình vào vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát. 

✏  Căng thẳng, âu lo

Khi bạn biết mình đang mắc kẹt trong một công việc chẳng đi đến đâu, trạng thái căng thẳng và lo âu là điều không thể tránh khỏi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khoẻ của chính bạn mà còn cả mối quan hệ với những người xung quanh. 

Tuy nhiên nói qua cũng cần nói lại, việc lựa chọn sai nghề nghiệp không thể hoàn toàn trách những người trẻ tuổi, mà nếu phải trách, thì chỉ tiếc cho sự thiếu định hướng và thiếu kinh nghiệm. Mặc dù hướng nghiệp trong thời gian gần đây là cụm từ được nhắc đến rất nhiều, nhưng chưa thực sự hiệu quả. Để có thể tìm được một công việc khiến bạn thấy hài lòng, đó phải là sự kết hợp từ ba yếu tố: điều mình thích, điều mình phù hợp, và điều mình cần. 

Nhằm giúp các bạn học sinh có thể “khôn ngoan” trong quyết định nghề nghiệp mà không phải trả một cái giá đắt bằng cả cuộc đời của mình, Chương trình Hướng nghiệp GPA Career sẽ là một sự lựa chọn phù hợp giúp quá trình định hướng nghề nghiệp phù hợp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Chương trình được xây dựng trên những cơ sở khoa học đã được kiểm chứng và ứng rộng rãi trên thế giới, đảm bảo giúp không chỉ các bạn phụ huynh mà cả các bậc phụ huynh khám phá được thiên hướng của bản thân và nhóm ngành nghề phù hợp, cùng với lộ trình để phát triển các kiến thức, kĩ năng và tăng trải nghiệm về nhóm ngành nghề đó. Đặc biệt, các bạn sẽ được làm việc trực tiếp với những chuyên gia giàu kinh nghiệm để có thể hiểu rõ phân tích và kết quả của bài đánh giá Hướng nghiệp, đồng thời tiếp tục nhận sự hỗ trợ lâu dài sau quá trình tư vấn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Chương trình Tư vấn Hướng nghiệp GPA Career, xin vui lòng để lại thông tin trong nút đăng ký dưới đây để được định hướng bởi chuyên gia