Tại sao các doanh nghiệp lại cần dss

Hệ hỗ trợ quyết định [tiếng Anh: Decision Support System, viết tắt: DSS] được thiết kế với mục đích rõ ràng là trợ giúp các hoạt động ra quyết định. Hệ thống này có rất nhiều ưu điểm nổi trội, cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích một cách linh hoạt.

Hình minh họa. Nguồn: healthitanalytics

Khái niệm

Hệ hỗ trợ quyết định trong tiếng Anh gọi là Decision Support System, viết tắt là DSS.

Hệ hỗ trợ quyết định [DSS] là một chương trình vi tính được sử dụng để hỗ trợ đưa ra các quyết định, phán đoán và chiều hướng hành động của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp. DSS sẽ sàng lọc và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, tổng hợp thông tin một cách toàn diện mà có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề và trong quá trình ra quyết định.

Thông tin thường được sử dụng bởi DSS gồm doanh thu mục tiêu, số liệu bán hàng từ các khoảng thời gian khác nhau và dữ liệu kiểm kê hoặc những hoạt động liên quan khác.

Một DSS sẽ tập hợp và phân tích dữ liệu, tổng hợp nó để tạo ra các báo cáo thông tin tổng quát. Theo cách này, là một ứng dụng thông tin, DSS khác với những ứng dụng hoạt động thông thường chỉ có chức năng là thu thập dữ liệu.

DSS có thể được máy tính hóa hoàn toàn hoặc được điều khiển bởi con người. Trong một số trường hợp, nó có thể kết hợp cả hai. Các hệ thống lí tưởng sẽ phân tích thông tin và thực sự đưa ra quyết định cho người dùng. Ít nhất chúng cho phép người dùng đưa ra quyết định sáng suốt hơn với tốc độ nhanh hơn.

Sơ đồ hệ hỗ trợ quyết định. Nguồn: Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

Sử dụng hệ hỗ trợ quyết định

DSS có thể được sử dụng bởi quản trị vận hành và các phòng kế hoạch khác trong một tổ chức để biên soạn thông tin và dữ liệu, sau đó tổng hợp nó thành tin tức. Trên thực tế, hệ thống này chủ yếu được sử dụng bởi quản lí cấp trung đến cấp cao hơn.

Đặc điểm của hệ hỗ trợ quyết định

Mục đích chính của việc sử dụng DSS là trình bày thông tin cho khách hàng một cách dễ hiểu. Một DSS rất hữu ích vì nó có thể được lập trình để tạo nhiều loại báo cáo, tất cả dựa trên thông số kĩ thuật của người dùng.

Khi công nghệ tiếp tục phát triển, phân tích dữ liệu không còn giới hạn trong những chiếc máy tính lớn, cồng kềnh. Vì DSS về cơ bản là một ứng dụng, nó có thể được tải trên hầu hết các hệ thống máy tính, cho dù trên máy tính bàn hay máy tính xách tay. Một số ứng dụng DSS cũng có sẵn trên các thiết bị di động.

Tính linh hoạt của hệ hỗ trợ quyết định cực kì có lợi cho những người dùng thường xuyên phải di chuyển. Điều này mang lại cho họ cơ hội nhận được thông tin chất lượng mọi lúc mọi nơi, cung cấp khả năng đưa ra quyết định tốt nhất cho công ty và khách hàng của họ khi đang di chuyển hoặc thậm chí ngay tại chỗ. [Theo Investopedia]

Lam Anh

Bạn có biết DSS là gì? Trong kinh doanh, một quyết định khi được đưa ra có ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của cả một doanh nghiệp bất kể quy mô nào. Hiểu được tầm quan trọng của việc đưa ra quyết định kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã cho ra đời DSS. Vậy DSS là gì, DSS sẽ giúp các doanh nghiệp như thế nào trong việc đưa ra quyết định? Cùng Marketing24h tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.

Decision Support System – DSS là gì?

Ảnh: DSS là gì?

DSS là viết tắt của cụm từ Decision Support System nghĩa là hệ thống ra quyết định hoặc hệ hỗ trợ quyết định. Đúng như tên gọi của mình, DSS được tạo ra với mục đích hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định cũng như đưa ra những dự đoán, chiều hướng hành động của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

#1 Khái niệm DSS [Decision Support System]

DSS hay hệ hỗ trợ ra quyết định là một phần mềm tương tác và thu thập mọi thông tin liên quan từ nhiều nguồn như vận hàng, thu nhập, thị trường, chi phí, xu hướng, mô hình doanh nghiệp. Sau đó DSS sẽ sàng lọc và phân tích những dữ liệu này, tổng hợp lại thành các thông tin một cách toàn diện, từ đó có thể sử dụng để hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định.

DSS có thể được điều khiển thủ công bởi con người hoặc hoàn toàn bằng máy tính. Trong một vài trường hợp, DSS có thể kết hợp cả hai phương pháp với nhau. Hệ thống DSS lý tưởng sẽ phân tích dữ liệu và tổng hợp thông tin để tăng độ chính xác cũng như tốc độ trong việc đưa ra quyết định.

Bạn đang đọc: DSS là gì? Lợi ích khổng lồ mà DSS mang lại cho doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Salesforce là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Salesforce

#2 Sử dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định [DSS]

Nhờ những lợi ích trong việc hỗ trợ đưa ra quyết định, DSS được sử dụng bởi các nhà quản trị vận hành hoặc các phòng kế hoạch của doanh nghiệp. Họ sẽ sử dụng DSS để thu thập và phân tích thông tin dữ liệu, từ đó tổng hợp thành tin tức. Trên thực tế, hệ thống này chủ yếu được dùng bởi những nhà quản lý cấp trung trở lên.

Ảnh: DSS là gì? Sử dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết đinh [DSS].

Ví dụ: DSS có thể được dùng để dự báo doanh thu của doanh nghiệp trong 6 tháng tới dựa trên các giả định mới về doanh thu sản phẩm/dịch vụ. Có thể thấy sẽ có rất nhiều yếu tố lớn xung quanh các số liệu doanh thu dự kiến nên việc dự báo sẽ không thể tính toán một cách thủ công. Thế nhưng với DSS, nó có khả năng tổng hợp tất cả những biến số và cho ra những kết quả thay thế, tất cả đều dựa trên doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp trong quá khứ và các biến hiện tại.

Đặc điểm của hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS là gì?

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định – DSS được lập trình ra với mục đích tạo ra nhiều loại báo cáo khác nhau, tất cả đều tùy chỉnh được bởi thông số kỹ thuật của người dùng. Điều này là rất thuận tiện và hữu ích vì nó giúp việc trình bày những thông tin tới người xem trở nên dễ hiểu và phù hợp hơn.

Thay vì một báo cáo đi qua nhiều mức quản lý như trước, DSS có thể tạo ra các báo cáo khác nhau cho từng mức quản lý, từ đó họ có thể đưa ra quyết định thích hợp tại cấp độ riêng của họ.

Xem thêm: Tài liệu Google Analytics [Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao]

Ảnh: DSS là gì? Đặc điểm của hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS là gì?

Nếu như trước kia, công việc phân tích dữ liệu phải thực hiện bởi những chiếc máy tính lớn thì giờ đây với sự phát triển của công nghệ, tất cả được gói gọn vào trong phần mềm DSS. Về cơ bản thì DSS chỉ là một phần mềm máy tính, nó có thể được sử dụng trên hầu hết các hệ máy tính dù là máy tính để bàn hay máy tính xách tay. Thậm chí DSS đã được phát triển để có sẵn trên các thiết bị di dộng.

Nhờ vậy DSS sở hữu tính linh hoạt, trở nên vô cũng hữu ích cho những người dùng liên tục phải di chuyển. Họ có thể nhận được những thông tin chất lượng này ở mọi lúc mọi nơi. Từ đó việc đưa ra quyết định tốt nhất có thể được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện cho dù họ đang ở một chỗ hay đang di chuyển.

Lợi ích của DSS mang lại cho doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu dược DSS là gì, có thể thấy lợi ích lớn nhất mà hệ hỗ trợ ra quyết định – DSS mang lại là cung cấp những thông tin bổ tích, cần thiết cho các nhà quản trị, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định chính xác.

Ngoài ra, DSS chỉ là một phần mềm vi tính nên người dùng có thể sử dụng vô cùng thuận tiện và linh hoạt. Cung cấp thông tin cho người dùng mọi lúc mọi nơi, phù hợp với từng cấp bậc quản lý khách nhau và khả năng tạo ra nhiều loại báo cáo. Tất cả để phục vụ mục đích chính của DSS là cải thiện quy trình đưa ra quyết định, giúp kiểm soát doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.

Lời kết cho DSS là gì

Trong sự bùng nổ của công nghệ như ngày nay, ngay cả việc đưa quyết định cũng được hỗ trợ bởi nền tảng công nghệ, từ đó giúp gia tăng độ chính xác. Với hệ hỗ trợ đưa ra quyết định – DSS, các nhà quản trị giờ đây đã có nguồn thông tin chính xác, bổ ích để làm căn cứ cơ sở dữ liệu khi đưa ra những quyết định cho doanh nghiệp.

Xem thêm: 8 Công cụ phân tích website đối thủ cạnh tranh hiệu quả ❤️

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu được DSS là gì, cách thức hoạt động cũng như lợi ích mà DSS mang lại cho doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Key Account là gì? Những điều bạn cần biết về Key Account

Video liên quan

Chủ Đề