Sự khác nhau giữa dầu và nhớt

Dầu nhờn hay dầu nhớt là gì?

Sự khác nhau giữa dầu và nhớt
Một số loại dầu nhờn

Dầu nhờn hay dầu nhớt là cùng một loại có tác dụng trong quá trình bôi trơn tất cả linh kiện tuy nhiên có tên gọi khác nhau. Vì vậy, người ta có thể gọi nó là dầu nhờn hoặc dầu nhớt đều được hiểu với ý nghĩa như nhau.

Dầu nhờn và dầu nhớt là loại dầu dùng để bôi trơn cho các linh kiện, động cơ. Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay nói cách khác là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được.

Phụ gia là thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ trong khối lượng dầu nhớt nhưng lại đóng vai trò quan trọng nhất cho dầu nhớt động cơ. Phụ gia là các chất hữu cơ, vô cơ hoặc nguyên tố có tác dụng cải thiện một hay nhiều tính chất nhất định của dầu gốc. Yêu cầu của phụ gia là hòa tan và tương hợp với dầu gốc.

Dầu gốc được tạo ra thông qua quá trình chế biến và xử lý của các quá trình vật lý và hóa học. Gồm ba loại là: dầu gốc tổng hợp, dầu gốc bán tổng hợp và dầu khoáng.

Dầu nhờn và dầu nhớt: Tác dụng và tính chất của dầu nhờn

Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.

Sự khác nhau giữa dầu và nhớt
Dầu nhờn và dầu nhớt giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc

Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.

Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.

Sự khác nhau giữa dầu nhớt xe số và xe tay ga

Nhiều người cho rằng xe số và xe tay ga đều có thể sử dụng chung một loại dầu nhớt. Nhưng sự thật không phải vậy.
Theo chuyên gia của SYM, sự khác biệt này xuất phát từ cấu tạo của 2 loại động cơ khác nhau.
Xe s
Đối với xe số, để truyền động từ trục khuỷu đến bánh xe phải qua hộp số để thay đổi tốc độ đầu ra. Các bánh răng số được bố trí trong cùng một hộp với trục khuỷu.
Dầu nhớt dùng bôi trơn các bánh răng trong hộp số và các chi tiết chuyển động khác có tác dụng giảm ma sát và làm mát động cơ. Hình thức bôi trơn theo kiểu văng toé (bôi trơn tự do hay bị động) hoặc dùng bơm để bơm dầu đến các vị trí cần bôi trơn mà văng toé không có tác dụng (bôi trơn cưỡng bức hay còn gọi là bôi trơn chủ động).
Sự khác nhau giữa dầu và nhớt
Xe tay ga
Đối với xe tay ga cơ cấu thay đổi tốc độ từ trục khuỷu đến bánh xe khác với xe số. Trong xe ga sử dụng cơ cấu truyền động vô cấp – Pulley + dây đai truyền trực tiếp từ trục khuỷu đến trục pulley phía sau. Từ trục Pulley phía sau truyền động ra bánh xe có một hộp giảm tốc đơn giản, có không gian nhỏ, được dùng loại dầu bôi trơn riêng.
Dầu bôi trơn trong động cơ xe ga chủ yếu bôi trơn cho trục khuỷu, thanh truyền, xylanh và đầu bò (Cylinder Head). Hình thức bôi trơn chủ yếu bằng bơm dầu, dầu nhớt được bơm theo các đường dầu trong thân máy và trên các chi tiết để đến các vị trí cần bôi trơn. Hình thức văng toé thường áp dụng bôi trơn cho xylanh và piton.
Vậy dầu nhớt dùng cho xe số và xe tay ga khác nhau thế nào?
Do đặc điểm kết cấu của 2 loại động cơ như vậy nên dầu bôi trơn cũng có sự khác nhau về tính chất và khối lượng. Thông thường với xe số thường dùng dầu có độ nhớt cao hơn và dung tích lớn hơn so với xe ga có cùng công suất.
Ngoài ra do điều kiện làm việc của động cơ của 2 loại khác nhau nên cũng thường dùng phẩm cấp dầu bôi trơn của xe ga cao hơn xe số. Đặc biệt với các xe EFI (xe phun xăng điện tử) cần có độ tin cậy cao nên thường dùng dầu có phẩm cấp cao hơn xe ga thông thường.
Sự khác nhau giữa dầu và nhớt
Thay nhớt định kỳ
Dù là xe số hay xe tay ga thì chúng cũng đều có chung 1 nguyên tắc để duy trì hoạt động bôi trơn của động cơ. Đó là giữ dầu nhớt trong xe luôn sạch sẽ và đảm bảo được thay thường xuyên sau mỗi 1.000-2.000 km.
Không nên để nhớt cũ quá lâu trong xe, sẽ khiến cho các chi tiết máy không còn độ bôi trơn nhất định, gây nóng máy và xe nhanh xuống cấp.
Bạn nên thay dầu tại các trung tâm bảo dưỡng uy tín để tránh mua phải dầu nhớt giả. Bạn cũng có thể phân biệt được một chai nhớt giả và thật qua phần nắp và niêm phong của nó. Phần niêm phong trên chai nhớt thật bao giờ cũng khó mở hơn nhớt giả, còn các đường răng trên nắp nhớt thật thì sắc nét và dễ vào khớp hơn.
Và vì sự khác nhau giữa động cơ xe số và xe ga, bạn cũng nên lựa chọn loại dầu nhớt đặc biệt dành riêng cho từng dòng xe để đạt hiệu quả bôi trơn tối ưu nhất.


Nguồn: cafeauto.com
  • < Lui
  • Tới >

2. Dầu nhớt bán tổng hợp

Dầu nhớt bán tổng hợp là dầu nhớt có thành phần dầu gốc là dầu bán tổng hợp. Dầu gốc bán tổng hợp là loại dầu gốc được pha trộn giữa dầu khoáng và dầu tổng hợp ( dầu gốc tổng hợp chiếm từ 10% khối lượng trở lên) để có tính năng bôi trơn được cải thiện hơn so với dầu gốc khoáng và giá thành thấp hơn so với dầu tổng hợp. Chính nhờ những ưu điểm này mà các sản phẩm dầu nhớt bán tổng hợp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Có thể kể tên vài chục sản phẩm dầu nhớt bán tổng hợp hiện có trên thị trường Việt Nam như Castrol Power Scooter, Shell Advance AX7, Mobil Special, BP Vistra Scooter, Castrol Power Scooter, Castrol Power1, Castrol Magnatec, Motul 3100 Silver, VISOLUBE 4T 15W-40, Shell Helix HX7, Motul TWIN SYN, Top1 ACTION Plus,…

3. Dầu nhớt khoáng

Dầu nhớt gốc khoáng có dầu gốc khoáng là thành phần chủ yếu, có thể chiếm từ 85% đến 100% khối lượng dầu nhớt thành phẩm và có vai trò chính đối với tính năng của dầu nhớt. Phần lớn dầu gốc khoáng được chế biến từ dầu thô một hỗn hợp các phân tử hy-drô các-bon có hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa không đồng nhất nên tính năng bôi trơn không ổn định, đặc biệt trong những điều kiện nhiệt độ quá thấp hoặc qua cao. Vì những nhược điểm kể trên của loại dầu nhớt này mà những ngườihọc nghề sửa chữa xe máynhận thấy người tiêu dùng đang dần chuyển sang sử dụng các sản phẩm dầu nhớt bán tổng hợp và dầu nhớt tổng hợp thay cho dầu nhớt gốc khoáng.