Sự khác nhau giữa client và End user

Trong tiếng Anh có rất nhiều từ đồng nghĩa, tuy nhiên trong từng trường hợp thì mỗi từ sẽ có cách sử dụng khác nhau. Nếu nói đến khách hàng thì trong tiếng Anh có 2 từ phổ biến đó là customer và client. Vậy cách phân biệt customer và client như thế nào, chúng được sử dụng ra sao cho đúng với từng văn cảnh.

Sự khác nhau giữa Customer và Client trong tiếng Anh

1. Customer – /ˈkʌstəmə/

Rất nhiều người bị nhầm lẫn và không thể phân biệt được sự khác nhau giữa Customer và Client. Trước tiên, hãy tìm hiểu về định nghĩa và cách dùng của Customer trong tiếng Anh nhé.

1.1. Định nghĩa

“Customer” là danh từ tiếng Anh, có nghĩa là “khách hàng – người hoặc tổ chức mua sản phẩm, dịch vụ từ cửa hàng hoặc công ty.

Ví dụ:

  • The business has excellent customer relations.

[Doanh nghiệp có quan hệ khách hàng tuyệt vời.]

  • I haven’t found a customer for the house yet.

[Tôi vẫn chưa tìm được khách hàng cho ngôi nhà.]

1.2. Cách dùng Customer trong tiếng Anh

Customer trong tiếng Anh được sử dụng để nói về một người hoặc một tổ chức mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một cửa hàng hoặc doanh nghiệp.

Ví dụ:

  • He is a demanding customer.

[Anh ấy là một khách hàng khó tính.]

  • Mr.Smith is one of my regular customers.

[Mr.Smith là một trong những khách hàng quen thuộc của tôi.]

  • The shop’s running a sale-off to pull in the customers.

[Cửa hàng đang thực hiện đợt giảm giá để thu hút khách hàng.]

Xem thêm một số bài viết về tiếng Anh:

1.3. Cụm từ đi với Customer trong tiếng Anh

Một số cụm từ đi với Customer trong tiếng Anh

  • Ugly customer: Khách hàng khó tính
  • Cool customer : Khách hàng tuyệt vời
  • Online customers: Khách hàng trực tuyến
  • Customer relations: Quan hệ khách hàng
  • Customer service: Dịch vụ khách hàng
  • Regular customer: Khách hàng thường xuyên
  • Loyal customers: Khách hàng thân thiết
  • Potential customers: Khách hàng tiềm năng

2. Client – /ˈklaɪənt/

Client trong tiếng Anh

2.1. Định nghĩa

“Client” là một danh từ tiếng Anh, có nghĩa là “khách hàng”. Tuy nhiên, cách với Customer, Client mang ý nghĩa cụ thể hơn.

Ví dụ:

  • It is my job to find clients.

[Công việc của tôi là tìm kiếm khách hàng.]

  • Mike’s job is to help a client

[Công việc của Mike là giúp đỡ một khách hàng]

2.2. Cách dùng Client trong tiếng Anh

Cách dùng 1: Trong tiếng Anh, Client được sử dụng để nói về một người sử dụng các dịch vụ hoặc lời khuyên của một tổ chức hoặc cá nhân chuyên nghiệp.

Ví dụ:

  • I will advise the client on the best way to solve their problem.

[Tôi sẽ tư vấn cho khách hàng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề của họ.]

  • This is a well-known Digital Marketing agency with many clients.

[Đây là một đại lý Tiếp thị kỹ thuật số nổi tiếng với nhiều khách hàng.]

Cách dùng 2: Ngoài ra, “Client” còn được dùng để nói về một máy tính hoặc mảnh của phần mềm hoặc thiết bị được kết nối đến một máy chủ [= a lớn trung tâm máy tính ] mà từ đó nó được thông tin

Ví dụ:

  • Please type this information into your web client.

[Vui lòng nhập thông tin này vào trình quản lý web.]

  • You need to type this address into your email client.

[Bạn cần nhập địa chỉ này vào ứng dụng email của mình.]

Xem thêm một số bài viết về tiếng Anh:

2.3. Cụm từ đi với Client trong tiếng Anh

Một số cụm từ đi với Client trong tiếng Anh:

  • Client-server: Máy khách-máy chủ
  • Attorney-client relation: Quan hệ luật sư-khách hàng
  • Thin client: Máy khách mỏng – ý nói về máy tính người dùng có cấu hình tối thiểu
  • Fat client: Máy khách béo. Ý chỉ máy tính thường cung cấp nhiều chức năng độc lập 
  • Attorney-client privilege: Đặc quyền của luật sư và khách hàng
  • Client target: Mục tiêu khách hàng
  • Client application: Ứng dụng khách hàng
  • E-mail client: Email khách hàng

3. Phân biệt Customer và Client trong tiếng Anh

Phân biệt Customer và Client trong tiếng Anh

Như vậy, có thể thấy cặp từ Customer và Client tuy có chung ý nghĩa nói về “khánh hàng” nhưng mục đích sử dụng khác nhau.

Về bản chất, Customer và Client khác nhau như sau:

CustomerClient
Người mua hàng hóa hay dịch vụ từ một đơn vị kinh doanh có sẵn.Người mua dịch vụ tư vấn, lời khuyên, giải pháp từ chuyên gia cho các trường hợp cụ thể của mỗi khách hàng.
Hòa thành hành vi mua hàng trong 1 lầnQuy trình mua – bán song song: 2 bên cùng xây dựng và chỉnh sửa, cải thiện dịch vụ.
Có thể người mua không phải người tiêu thụ cuối cùng. Người mua là người tiêu thụ dịch vụ.

Ví dụ:

[Hãy là một khách hàng thông minh!]

  • Mike spent all day advising the new client about his insurance problem.

[Mike đã dành cả ngày để tư vấn cho khách hàng mới về vấn đề bảo hiểm của anh ta.]

4. Một số từ đồng nghĩa với Customer và Cilent

Trong tiếng Anh có rất nhiều từ đồng nghĩa với customerclient, nhưng các từ này có ý nghĩa ở phạm vi hạn chế hơn:

  • Buyer: là một người trả tiền cho một cái gì đó, từ này cũng đề cập đến một người được thuê bởi hoặc kết hợp với một công ty đi mua sỉ các mặt hàng rồi sau đó bán ra như một sản phẩm bán lẻ của công ty đó.
  • Patron: thường được dùng nhiều hơn để nói đến một người trả tiền đổi lấy một trả nghiệm về thẩm mỹ hơn là lấy hàng hóa từ kệ đem đến quầy tính tiền, chẳng hạn như tham gia một chương trình biểu diễn hay một bữa ăn. Ngoài ra, patron cũng được dùng để nói về một nhà tài trợ [giống như trong “a patron of the arts” – ông bầu nghệ thuật] hay một người giám hộ [như trong “a patron saint” – vị thần đỡ đầu].
  • Guest: được dùng để chỉ khách hàng theo cách tao nhã, lịch sự.
  • Consumer: dùng để chỉ các khách hàng theo hướng lạnh lùng, ít cảm tình. Tốt nhất nên dùng từ này ở hình thức số ít hoặc số nhiều để bao hàm ý một người điển hình mua sản phẩm hoặc dịch vụ hay có nghĩa là công chúng rộng rãi trong vai trò đó.
  • User/End user [người dùng cuối]: chỉ dùng riêng cho khách hàng, người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ.
  • Purchaser, vendee [người mua]: mô tả một người nào đó sắp trở thành một customer hoặc là client nhưng vẫn chưa phải.
  • Prospect: khách hàng tương lai.
  • Shopper: người đi mua hàng.

Trên đây là những kiến thức mà thanhtay.edu.vn đã tổng hợp được về định nghĩa, cách dùng cũng như sự khác nhau giữa Customer và Client. Hy vọng bài viết giúp bạn biết cách sử dụng cặp từ này một cách chính xác, đúng với mục đích nói. Chúc bạn học tập tốt!

Chào mừng các bạn đến với "Nơi bàn" về du học. Tham gia Fanpage Việt Đỉnh để cùng chinh phục giấc mơ du học nhé!

Reading Time: 6 minutes

Consumer và Customer – sự khác biệt trong định nghĩa và cách sử dụng là gì? Thông thường hai từ này thường được sử dụng thay thế cho nhau trong bối cảnh chung, nhưng thật ra chúng không hoàn toàn giống nhau.

Thường thì hai thuật ngữ Customer và Consumer được sử dụng chung trong cùng một bối cảnh. Consumer được hiểu là người tiêu thụ, sử dụng sản phẩm. Tương tự Customer được xem là người mua sản phẩm. Hai thuật ngữ này được coi là thiết yếu trong hệ tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa tiêu dùng.

Vậy sự khác biệt giữa Customer và Consumer là gì? Customer được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động kinh doanh nhưng bản chất người sử dụng sản phẩm [end user] được xem là Consumer. Consumer là người trải nghiệm và phản hồi về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Dưới đây là một số nội dung chúng tôi sẽ trình bày để các bạn có thể rõ hơn về hai định nghĩa này:

  • Consumer là ai?
  • Những loại Consumer thường gặp.
  • Customer là ai?
  • Những loại Customer thường gặp.
  • Sự khác biệt chính giữa Consumer và Customer.
  • Các câu hỏi thường gặp [FAQ].

Trước khi bắt đầu đầu tìm hiểu, hãy nhớ rằng rằng Consumer và Customer có thể cùng một người. Ngoài ra, Consumer là đòn bẩy làm ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Vậy sự khác biệt giữa Consumer và Customer là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu.

Consumer là ai?

Đôi khi, định nghĩa về Consumer có thể mang tính chủ quan. Trong một số hoạt động kinh doanh nhất định nào đó, người sử dụng dịch vụ hoặc tiêu dùng hàng hóa được coi là Consumer. Lưu ý rằng trong một số trường hợp Customer có thể là Consumer tại một số thời điểm nhất định, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Nói một cách đơn giản, những người mua sản phẩm hoặc dịch vụ và sử dụng sản phẩm hoặc hoặc dịch vụ đó cho mục đích của riêng mình [không bao gồm việc bán lại sản phẩm hoặc dịch vụ] được xem là Consumer.

Giả sử, mẹ nhờ bạn tới cửa hàng gần nhà để mua bánh. Lúc mua, bạn được hiểu là Customer. Nhưng khi mang bánh về nhà, gia đình và bạn cùng nhau ăn – lúc này bạn và gia đình bạn được hiểu là Consumer [end-user] – là người sử dụng trực tiếp sản phẩm và có quyền đánh giá về chất lượng sản phẩm. Do đó, các cuộc khảo sát và báo cáo liên quan đến Consumer rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Những loại Consumer thường gặp:

  • The Extrovert Type [loại hướng ngoại]: Người tiêu dùng thuộc nhóm này là những người thích những sản phẩm có thương hiệu. Họ sẽ gắn bó với thương hiệu và có thể trở thành một trong những khách hàng trung thành nếu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thông qua sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt. Về lâu dài họ có thể trở thành người ủng hộ thương hiệu [brand advocates].
  • The Inferior Goods Type [loại tiêu dùng hàng hóa thấp cấp]: Họ là những người phải đối mặt với chuyện tiền nông mỗi ngày, thuộc một bộ phận có tình trạng thu nhập thấp. Do đó, họ bị ràng buộc trong mọi quyết định mua hàng, họ thường chỉ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.
  • The Commercial Type [loại thương mại hóa]: Bất kể yêu cầu thực tế của họ về việc mua các mặt hàng, loại Consumer này sẽ mua hàng hóa và sản phẩm với số lượng lớn. Điều này có thể được sử dụng cho mục đích thương mại hoặc không.
  • The Discrete Type [loại khác]: Loại Consumer này sẽ chọn một chế độ thói quen mua riêng biệt. Nói một cách đơn giản, họ sẽ chỉ xem xét chi tiêu một khoản tiền lớn cho một số mặt hàng cụ thể, chẳng hạn như mỹ phẩm, đồ trang sức hoặc quần áo.

Customer là ai?

Định nghĩa về Customer tương tự như định nghĩa của Consumer, nhưng không giống hoàn toàn. Customer là người mua sản phẩm, dịch vụ sau đó thanh toán nó bằng tiền mặt hoặc dưới bất kỳ hình thức thanh toán nào. Lưu ý rằng, khách hàng không phải lúc nào cũng là Consumer.

Lấy một ví dụ cho các bạn dễ hiểu, một người mẹ dẫn con vào siêu thị và mua cho con một gói kẹo. Trong trường hợp này, người mẹ là Customer, trong khi con của cô ấy lại là Consumer [end-user].

Một marketer giỏi là người phân biệt được Customer và Consumer, song đó đưa ra kế hoạch nhằm truyền tải nội dung sao cho phù hợp với tập khách hàng của mình.

Những loại Customer thường gặp:

  • Resell Customers [mua đi bán lại]: Họ là những người mua sản phẩm với động cơ bán lại để thu lợi nhuận như các nhà bán buôn, nhà sản xuất, khách hàng thương mại và nhà bán lẻ [chủ shop]. Ở đây, họ không phải là người sử dụng cuối cùng [end-user] của hàng hóa đã mua.
  • End-user [người dùng cuối]: Tập khách hàng này thường mua hàng hóa để tiêu thụ cá nhân và họ không bán lại nó để tạo ra lợi nhuận. Trong trường hợp này cũng được hiểu là Consumer.

Sự khác biệt chính giữa Consumer và Customer

Là người sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ và người sử dụng cuối cùng [end-user] Là người mua sản phẩm
Là một thực thể riêng lẻ hoặc một công ty nói chung Có thể là một cá nhân, một công ty hoặc đó là một gia đình, một tập thể
Không có quyền bán lại sản phẩm Có thể bán lại sản phẩm để thu lợi nhuận
Mục đích mua để tiêu dùng Mục đích có thể là tiêu dùng hoặc bán lại cho người khác
  • Meaning [ý nghĩa]: Trong khi Consumer là người tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ và là người sử dụng cuối cùng, thì khách hàng là người mua sản phẩm. Một Consumer có thể là một Customer nhưng ngược lại là không đúng.
  • Target Audience [đối tượng mục tiêu]: Consumer có thể là bất kỳ ai như là một cá nhân, một công ty, một gia đình hoặc một tập thể. Nhưng Customer giống như một thực thể đơn lẻ hoặc một công ty nói chung.
  • Selling Purposes [mục đích bán hàng]: Trong khi Consumer không bán sản phẩm để kiếm lợi nhuận nhưng Customer có thể làm như vậy.
  • Reason [lý do]: Lý do đằng sau việc mua hàng của Consumer là tiêu dùng, ngược lại đằng sau việc mua hàng của Customer có thể là tiêu dùng hoặc bán lại cho người khác.
  • Transaction [giao dịch]: Consumer có thể thanh toán hoặc không để có thể nhận được hàng hóa [trường hợp mua sỉ]. Trong khi đó Consumer phải trả tiền khi muốn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.

Các câu hỏi thường gặp [FAQ]

1. Có sự khác nhau giữa khách hàng cuối và Consumer không? Nếu có, nó là gì?

Có, ở đây có sự khác biệt trên cơ sở giá cả. Khách hàng cuối cùng sẽ luôn trả giá cho một mặt hàng. Mặt khác, Consumer cuối cùng có thể trả giá hoặc không. Giả sử, A tặng một chiếc đồng hồ cho B. Trong trường hợp này, người dùng cuối là B, ngay cả khi người đó không trả tiền cho nó.

2. Có phải tất cả Consumer là Customer, nhưng ngược lại thì không?

Để đủ điều kiện trở thành Customer, bạn phải mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, Consumer có thể không là người mua sản phẩm, như đã đề cập trước đó, nếu một món hàng đã được tặng cho người khác, trong trường hợp này Consumer không phải là người mua. Tương tự, một khách hàng mua sản phẩm với ý định bán lại vì lợi ích trong tương lai không được gọi là người dùng cuối hoặc Consumer. Do đó, tất cả khách hàng không nhất thiết phải là Consumer.

3. Nếu X mua sữa với mục đích bán lại, Z mua sữa cho con mình là Y, phân biệt Customer và Consumer?

X đã mua sữa với ý định bán lại cho người khác, do đó X được xem là Customer. Z mua sữa của X nhưng không sử dụng nên Z cũng được xem là Customer, Y sử dụng sản phẩm nên được xem là Consumer .

Tóm lại

Mọi quyết định bán hàng đều bắt đầu từ Consumer [end-user], những Consumer khác nhau có những mối quan tâm khác nhau đối với các phân khúc sản phẩm khác nhau. Chính điều này đã ảnh hưởng đến quyết định của các nhà sản xuất trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh của mình nhằm đưa sản phẩm ra thị trường.

Đọc thêm: Chuỗi giá trị – route to market.

DA Team

Nội dung tham khảo từ nhiều nguồn và được viết lại dựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế của tác giả và đội nhóm. Nhằm mục đích giúp người đọc dễ dàng hiểu và nắm bắt nội dung.

Video liên quan

Chủ Đề