Sự khác nhau giữa các kiểu nhảy cao

1. Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

1.1. Giai đoạn chạy đà

Giai đoạn lấy đà là giai đoạn đầu tiên của bước nhảy cao trong tư thế nằm nghiêng. Khi thực hiện bước chạy, bạn nên xác định xem mình đang chạy bước chẵn hay lẻ. Trường hợp bạn chạy đà chẵn thì nên chạy đà khoảng 6 - 8 bước, trường hợp bạn chạy đà lẻ thì nên chạy đà khoảng 7 - 11 bước.

Mỗi bước chạy đà tương đương với độ dài của 5 - 6 bước chạy liên tiếp. Góc nghiêng từ 30 đến 40 độ được tính từ thanh xà đến số bước nhảy. Khi bạn thực hiện một cú đá, chân phải của bạn phải ở phía bên phải của thanh xà từ hướng nhìn vào thanh xà.

Giai đoạn chạy đà này sẽ bao gồm 3 bước:

  • Bước đầu tiên của chạy đà: Bước chân của bạn phải được bước về phía trước với tốc độ nhanh dần lên. Khi bạn chạm đất, hãy nhớ chạm bằng gót chân. Tiếp đến, tiếp tục đưa chân lăn về phía trước để bắt đầu thực hiện động tác lấy đà tiếp theo.
  • Chạy đà bước 2: Bước chạy đà này được coi là dài nhất trong 3 bước chạy lấy đà. Khi thực hiện bước lấy đà này, bàn chân đá lăng của bạn phải được đưa về phía sau lúc chạm đất. Thân của bạn ở tư thế thẳng đứng, không ngả vai về phía sau hay trước khi kết thúc. Khi chạm đất, chân phải thẳng theo chiều lấy đà. Không để xảy ra tình trạng lệnh.
  • Chạy đà bước 3: Ở giai đoạn này, bạn nên đặt chân đúng với điểm quy định giậm nhảy. Các bước di chuyển cuối cùng nên ngắn hơn 2 bước một chút. Chân giậm nhảy phải được đặt ngay tại vị trí giậm nhảy còn chân lăng phải cong lên về phía sau. Thân và vai của bạn phải hơi ngả sau sau 1 chút. Những đầu và cổ phải hướng về phía trước.

Sự khác nhau giữa các kiểu nhảy cao

Nhảy cao nằm nghiêng

1.2. Giai đoạn giậm nhảy

Giai đoạn giậm nhảy là giai đoạn đóng vai trò quan trọng nhất trong bài nhảy cao. Vì vậy, bạn nên biết cách phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng, hài hòa với nhau trong quá trình thi đấu.

Khi bạn kết thúc bước chạy đà thì bàn chân giậm nhảy đã ở vào vị trí cần nhảy và chân này phải hơi khuỵu gối mới đúng kỹ thuật nhảy cao cần có. Tiếp theo, bạn dồn lực về phía chân để sẵn sàng thực hiện cú giậm nhảy. Sau đó đá chân về phía trước để chủ động dùng sức ở đùi và sự linh hoạt ở khớp háng để đá chân lên. Tay của bạn lúc này phải được kết hợp với chân đá lăng, đánh 1 vòng xuống dưới rồi đưa lại hướng lên cao. Khi khuỷu tay của bạn ngang với vai, dừng lại để nâng cơ thể lên cao.

1.3. Giai đoạn bay người trên không

Khi bạn thực hiện cú nhảy cao của mình từ mặt đất, đây được gọi là giai đoạn trên không. Ở giai đoạn này, bạn cần nhanh chóng co chân lên cao và bật nhảy kết hợp với việc vung mũi chân, đá theo hướng của thanh xà. Tiếp theo là tạo tư thế cho cơ thể nằm nghiêng với xà đơn.

1.4. Giai đoạn tiếp đất

Giai đoạn tiếp đất của kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng cũng khá đơn giản. Để chủ động tiếp đất, ngay khi cơ thể nằm nghiêng về phía thanh xà, chân nhảy của bạn phải được duỗi thẳng ra. Hãy nhớ rằng, từ khi đá đến khi bắt đầu pha tiếp đất, điều quan trọng là bạn phải tích cực sử dụng chân để giảm nguy cơ chấn thương.

Sự khác nhau giữa các kiểu nhảy cao

Kỹ thuật nằm nghiêng

1.Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Cách nhảy cao qua xà kiểu nằm nghiêng được áp dụng phổ biến trong các bài kiểm tra và bài thi tại cấp học THPT lớp 10, 11, 12. Cũng có các giai đoạn giống như kỹ thuật nhảy xa thì nhảy cao được chia làm 4 giai đoạn bao gồm: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết từng động tác ở mỗi quá trình.

Giai đoạn Chạy đà.

Giai đoạn chạy đà có tác dụng tạo động năng ban đầu, chính vì vậy khi chạy đà bạn cần tăng tốc nhanh dần trên từng bước chạy. Trong chạy đà với kiểu nhảy xa nằm nghiêng thì bước chạy đà thường từ 6 tới 11 bước tùy theo cách chạy của mỗi người và cách đo đà ngay từ ban đầu.

Phương chạy đà và phương của xà ngang hợp với nhau khoảng từ 30 cho tới 40 độ. Trong giai đoạn này thì điều quan trọng nhất là người chạy phải tìm được nhịp độ chạy chiều dài bước chạy phù hợp để việc nhảy cao nằm nghiêng đạt chiều cao tối đa nhất.

Trong 3 bước cuối cùng trước khi chuyển sang giậm nhảy thì người nhảy cần thực hiện bước đầu tiên cần tiếp xúc bằng cả bàn chân bước dài hơn bước trước, bước thứ 2 bước dài chân thẳng hướng nhảy và bước thứ 3 bước ngắn hơn 2 bước trước thân người hơi ngả ra sau, hạ thấp trọng tâm hai tay hơi năng ra sau, cơ thể lúc này giống như một chiếc lò xo.

Giai đoạn giậm nhảy

Nếu như các bạn muốn biết giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy cao là giai đoạn nào thì câu trả lời là giai đoạn giậm nhảy. Tất nhiên những giai đoạn khác cũng rất quan trọng nhưng sự khác biệt chính là ở giai đoạn này, sự khác biệt về thành tích ở các VĐV là ở giai đoạn giậm nhảy.

(Nếu bạn thuận chân phải thì chân giậm nhảy sẽ là chân trái và hướng nhảy sẽ từ trái qua phải và ngược lại với những bạn có chân thuận là chân trái).

Tiếp theo giai đoạn chạy đà ở bước thứ 3 khi cơ thể đã chùng tới mức hợp lý(cảm nhận) bạn dồn sức vào chân giậm. Sau đó đá chân lăng lên trước dùng sức của đùi và hông đẩy cơ thể lên cao. Tay đánh lên cao để tạo lực nhảy tối đa nhất.

Giai đoạn trên không

Khi cơ thể đã rời khỏi mặt đất, chủ động co chân giậm nhảy lên chân lăng đẩy qua xà hơi vặn người theo hướng mặt song song với xà, khi đó cơ thể sẽ nằm nghiêng so với xà ngang, chân đá lăng ở trên còn chân giậm nhảy sẽ ở bên dưới.

Giai đoạn tiếp đất.

Ở giai đoạn này điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn khi tiếp đất. Chân giậm nhảy đồng thời cũng là chân tiếp đất, khi tiếp đất chân hơi chùng xuống để giảm chấn động, tay có tác dụng giữ thăng bằng.

Lý thuyết thì khá phức tạp nhưng khi các bạn thực hành nhiều sẽ quen ngay. Và kỹ thuật nhảy cao kiểu nghiêng thường được áp dụng cho các lớp 10,11 ở cấp THPT.

Sự khác nhau giữa các kiểu nhảy cao
Nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Nhảy cao là gì?

Nhảy cao là một môn thể thao bắt đầu bằng động tác chạy đà phối hợp với động tác giậm nhảy để làm thay đổi quỹ đạo của trọng tâm cơ thể vượt qua xà ngang.

Kĩ thuật nhảy cao.

Thứ hai - 05/03/2012 22:25

Sự khác nhau giữa các kiểu nhảy cao

Nhảy cao

Nhảy cao là một quá trình vận động phức tạp. Kỹ thuật nhảy cao bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau về cơ cấu và hình thức. Song lại gắn bó với nhau rất chặt chẽ. Bởi vậy muốn nắm toàn bộ kỹ thuật nhảy cao phải trải qua một quá trình tập luyện lâu dài và phải được tiến hành theo một hệ thống nhất định.


Tiến hành giảng dạy có thể phân chia ra từng phần kỹ thuật để giúp cho học sinh dễ nắm. Sự phân chia này không tách rời từng phần khi giảng dạy mà phải liên hệ chặt chẽ với nhau.
Giai đoạn đầu chủ yếu giúp cho học sinh nắm được kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy. Trong đó tập trung vào kỹ thuật giậm nhảy, sự phối hợp nhịp nhàng giữa chân giậm, chân lăng và tay đánh lăng. Tiếp theo chú ý dạy cho học sinh nắm vững được đặc điểm của những bước cuối cùng, sự phối hợp giậm nhảy nhanh và nhịp điệu của otàn đà cũng như những bước cuối cùng.
Sau khi nắm vững kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy, tiếp tục củng cố cùng với năm kỹ thuật các kiểu nhảy. Dạy kỹ thuật kiểu “ bước qua” chỉ nhằm để củng cố kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy. Vì vậy không cần phải dành nhiều thời gian để tập qua xà. Tiếp theo có thể dạy kiểu “cắt kéo”. Sự liên quan giữa hai kiểu nhảy này giúp cho học sinh dễ nắm kỹ thuật. Sau đó dạy kiểu “nằm nghiên” và “úp bụng”. Đặt biệt chú ý tới điểm giống nhau của hai kiểu này để giúp học sinh nắm kỹ thuật nhanh hơn. Đối với kiểu nhảy “nằm ngửa” qua xà chỉ khi nào có điều kiện bảo hiểm thật tốt mới tiến hành giảng dạy.
Giảng dạy kỹ thuật nhảy cao giải quyết các nhiệm vụ dưới đây:
Nhiệm vụ 1:
Xây dựng khái niệm đúng đắn về kỹ thuật nhảy cao.
Biện pháp:
- Giới thiệu quá trình phát triển của môn nhảy cao.
- Phân tích chi tiết kỹ thuật của từng kiểu nhảy.
- Làm mẫu từng kiểu nhảy.
- Hướng dẫn xem tranh, phim ảnh, kỹ thuật.
- Cho học sinh nhảy tự do, ghi lại những yếu điểm của từng người.
Nhiệm vụ 2:
Giảng dạy kỹ thuật giậm nhảy.
Biện pháp:
- Phân tích kỹ thuật giậm nhảy.
- Từ tư thế đứng trên chân lăng, thực hiện động tác đặt chân giậm (chân giậm đặt từ gót chuyển lên cả bàn chân, chân lăng vẫn co không rời khỏi mặt đất, hông hơi đẩy về trước).
- Tại chỗ (có thể vịn tay phía chân giậm vào vật cố định) tập phối hợp động tác đá lăng và tay đánh lăng về trước, lên trên.
- Thực hiện đứng trên chân lăng, đặt chân giậm, phối hợp đưa hông về trước, chân lăng cùng tay phối hợp đánh lăng lên trên (chưa rời chân giậm khỏi mặt đất).
- Đứng cạnh thang đóng, thực hiện đặt chân giậm, phối hợp các động tác giậm, đá lăng và đánh tay bám lên thang đóng.
- Đi bộ 2 – 3 bước thực hiện đặt chân giậm và giậm nhảy (những lần đầu chưa rời chân giậm khỏi mặt đất, những lần tiếp theo thực hiện nhanh và rời mặt đất).
- Thực hiện chạy đà ngắn, giậm nhảy, đá lăng chạm vật cao.
- Chạy đà ngắn, giậm nhảy đặt chân lăng lên vật cao (khoảng 80 – 100cm).
- Đi bộ, hoặc chạy đà ngắn thực hiện giậm nhảy bay lên, tiếp theo hạ chân lăng xuống, còn chân giậm co cẳng chân, thu bàn chân vào khoeo chân đá lăng, khi rời chân đá lăng đẩy bông ra trước.
- Cũng thực hiện như động tác có qua xà ngang (đà 3 – 5 bước).
Chỉ dẫn:
Những biện pháp giới thiệu trên đây nhằm nắm vững kỹ thuật giậm nhảy một cách đúng đắn. Khi thực hiện những động tác này, chân lăng và tay trong lúc giậm nhảy cần phải đạt được biên độ chuyển động lớn chân giậm và thân phải duỗi thẳng hết. Các biện pháp nhảy giậm vật cao, hoặc nhảy đặt chân lên vật cao, cần được tăng dần độ cao và khi nhảy qua xà giữ thân thẳng sẽ có tác dụng lớn để nắm kỹ thuật phối hợp trong giậm nhảy.
Nhiệm vụ 3:
Giảng dạy kỹ thuật chạy đà, nhịp điệu những bước cuối cùng và những bước chuẩn bị giậm nhảy.
Biện pháp:
- Nhảy thẳng qua xà với đà 2 – 4 bước, thực hiện các bước chạy bằng cả bàn chân, bước dài, thân trên ngả về trước.
- Thực hiện như trên, chú ý giảm độ dài của bước cuối cùng từ 1 – 1,5 bàn chân, ba trọng tâm, tăng tốc độ chuyển động trên chân lăng, đặt nhanh chân giậm vào vị trí giậm nhảy.
- Tăng dần chiều dài chạy đà, quy định những bước cuối cùng nhảy qua xà.
- Chạy tăng tốc độ, hạ thấp dần trọng tâm và tăng chiều dài bước chạy.
- Thực hiện chạy đà với số bước bằng đà toàn bộ chảy qua xà.
Chỉ dẫn:
Trong quá trình thực hiện các biện pháp, đặc biệt chú ý việc hạ thấp trọng tâm thân thể một cách nhịp nhàng theo từng bước chạy. Chuẩn bị giậm nhảy luôn luôn gắn liền với việc tăng tốc độ chạy đà. Ngoài ra cần chú ý sự chuyển tiếp bước cuối cùng đặt chân và giậm nhảy nhanh.
Nhiệm vụ 4:
Dạy kỹ thuật chuyển qua xà trong các kiểu nhảy.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Liễu

Nguồn tin: tunghia2.com