Sự khác biệt của 4 chiến lược kinh doanh quốc tế

Thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế là một bước đi táo bạo đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ mở cửa kinh tế như hiện nay. Mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng việc thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế cũng mang lại những cơ hội và khả năng thu được nguồn lợi nhuận cao. Để hiểu rõ hơn về khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế là gì cũng như một số vấn đề lý luận chung về chiến lược kinh doanh quốc tế. Các bạn hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng, các doanh nghiệp muốn thâm nhập và tham gia vào thị trường quốc tế cần phải chủ động trong việc nghiên cứu thị trường, đánh giá khả năng của bản thân doanh nghiệp để lựa chọn các hình thức tham gia thị trường kinh doanh quốc tế. Lựa chọn được hình thức tham gia phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp tức là doanh nghiệp có khả năng hạn chế được các trở ngại khi xâm nhập thị trường cũng như khả năng thành công cao hơn. 

Như vậy, ta có thể hiểu chiến lược kinh doanh là các định hướng hoạt động kinh doanh có mục tiêu trong thời gian dài cùng với hệ thống các chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng. Chiến lược kinh doanh quốc tế (Tiếng Anh: International business strategy)được hiểu là việc lựa chọn mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trên cơ sở của việc huy động, phân bổ và phối hợp các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp đề ra.

Sự khác biệt của 4 chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Xem thêm:

➢ Thương mại quốc tế là gì? Các nhân tố tác động tới thương mại quốc tế

Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Việc doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra thị trường quốc tế là rất cần thiết bởi:

  • Thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế giúp doanh nghiệp có thể bảo vệ mình trước những bất trắc và rủi ro của từng thị trường riêng lẻ để thâm nhập các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường có tiềm năng tăng trưởng nhanh, thu về lợi nhuận lớn
  • Việc quốc tế giúp doanh nghiệp tiếp cận với những nguồn lực khan hiếm và rẻ hơn, tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô để giảm chi phí sản xuất.
  • Việc tham gia vào thị trường quốc tế cũng được xem là biện pháp “trả đũa” hữu hiệu trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tận công đối thủ cạnh tranh ngay tại nước mình.

Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế

Dựa trên khía cạnh áp lực về tính thích nghi địa phương

Chiến lược đa quốc gia: Là chiến lược mà trong đó, các quyết định mang tính chiến lược và tác nghiệp được chuyển giao cho các đơn vị kinh doanh chiến lược tại mỗi quốc gia để các đơn vị này điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thị trường nội địa. Mục tiêu là tối đa hóa mức độ thích nghi với địa phương, làm cho sản phẩm và hoạt động marketing phù hợp với từng quốc gia.

Chiến lược toàn cầu: là chiến lược đề cập đến các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các thị trường và các quyết định mang tính chiến lược do công ty mẹ đưa ra. Mục tiêu là khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô nhằm giảm chi phí cạnh tranh.

Chiến lược xuyên quốc gia: Là chiến lược kết hợp giữa chiến lược toàn cầu và chiến lược quốc gia. Theo đó, có nhiều đơn vị kinh doanh độc lập và chúng chuyển giao năng lực riêng biệt với công ty mẹ hoặc ngược lại. Bên cạnh đó, còn có sự chuyển giao giữa các công ty con với nhau để tạo ra sự tích lũy kinh nghiệm trên toàn cầu.

Theo cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp

Chiến lược chi phí thấp: là chiến lược mà doanh nghiệp tập trung nỗ lực giảm thiểu mọi chi phí có thể để giảm giá thành nhằm tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình bằng lợi thế về giá cả sản phẩm.

Chiến lược khác biệt hóa: Trong chiến lược này,doanh nghiệp kiểm soát lợi thế cạnh tranh nhờ các giá trị đặc thù của sản phẩm được thị trường chấp nhận và đánh giá cao.

Chiến lược trọng tâm: Là chiến lược mà doanh nghiệp kiểm soát lợi thế cạnh tranh về khía cạnh chi phí và sự khác biệt hóa trên một hoặc một số phân đoạn thị trường nhất định.

Các quyết định quan trọng trong chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Lựa chọn quốc gia để thâm nhập

Việc lựa chọn thị trường nước ngoài nào để thâm nhập cần phải được tiến hành trên cơ sở đánh giá về tiềm năng thu lợi nhuận lâu dài của chúng. Tính hấp dẫn của một quốc gia dưới góc độ một thị trường tiềm năng về kinh doanh quốc tế phù thuộc vào sự cân đối lợi ích, chi phí và rủi ro liên quan đến các hoạt động kinh doanh của nước đó. Việc tính toán chi phí, lợi ích và rủi ro rất phức tạp bởi nó có mối liên quan mật thiết với tình hình phát triển kinh tế và ổn định chính trị hiện tại của các quốc gia.

Việc lựa chọn quốc gia để thâm nhập, cơ hội và thách thức được đánh giá ở hai mức độ là: môi trường kinh doanh của nước đó và thị trường sản phẩm hay dịch vụ xác định.

Lựa chọn thời điểm thâm nhập

Trong kinh doanh quốc tế, việc thâm nhập thị trường sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích. Trước hết là việc có ưu tiên hơn so với các đối thủ và nắm được nhu cầu trong việc thiết lập một nhãn hiệu mạnh. Thứ hai, nó giúp doanh nghiệp tạo ra doanh số trong nước đó và thu được kinh nghiệm kinh doanh. Thứ ba, việc xâm nhập sớm sẽ tạo ra chi phí chuyển đổi trói buộc các khách hàng vào sản phẩm hay dịch vụ của họ để gây khó khăn cho doanh nghiệp thâm nhập sau.

Lựa chọn phương thức và quy mô thâm nhập

Có 5 phương thức thâm nhập chủ yếu là: Xuất khẩu, mua bán giấy phép, nhượng quyền thương mại, liên doanh với một công ty ở nước chủ nhà hoặc thiết lập một công ty con do công ty có toàn quyền sở hữu ở nước chủ nhà. Mỗi phương thức thâm nhập sẽ có sự khác nhau về nguồn lực, yêu cầu hoặc điều kiện hợp lý với từng thị trường. Nhà quản trị cần cân nhắc với điều kiện công ty để đưa ra quyết định phương thức phù hợp.

Bạn đang thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành kinh doanh quốc tế? Bạn cần sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện đề tài hay tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo? Hãy sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

Xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế

Bước 1: Xác lập hệ thống mục tiêu kinh doanh

Việc xác định hệ thống mục tiêu là khâu mở đầu và quan trọng nhất vì chỉ khi doanh nghiệp xác định được hệ thống mục tiêu đúng đắn và phù hợp thì mới tạo ra được định hướng chủ đạo cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo. Việc xác định mục tiêu giúp  doanh nghiệp hoạt động năng động hơn, tự nguyện và có tổ chức, phù hợp với thị trường địa phương khai thác.

Việc xác định hệ thống mục tiêu phải đảm bảo các yêu cầu về tính cụ thể, linh hoạt, định lượng, tính khả thi, tính nhất quán, tính hợp lý, tính tiên tiến.

Bước 2: Phân tích môi trường kinh doanh

Đây là quá trình mà các nhà chiến lược tiến hành kiểm tra xem xét các nhân tố môi trường khác nhau để xác định các cơ hội và thách thức với hoạt động của doanh nghiệp. Theo cấp độ môi trường, có hai loại sau:

Phân tích môi trường vĩ mô: Là môi trường kinh tế quốc dân của quốc gia mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn đề đầu tư, bao gồm: các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, pháp luật, các nhân tố về văn hóa xã hội, nhân tố khoa học- công nghệ  và các nhân tố tự nhiên.

Phân tích môi trường cạnh tranh nội bộ ngành tại thị trường mục tiêu: Theo Michael Porter, có 5 thế lực tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Đối thủ cạnh tranh hiện tại, khách hàng, nhà cung cấp, sức ép từ sản phẩm thay thế, đổi thủ tiềm ẩn. Mối yếu tố sẽ có những tác động khác nhau đến hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp.

Bước 3: Phân tích, đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp

Phân tích khả năng sản xuất: Sản xuất là quá trình tạo ra giá trị sử dụng cho sản phẩm, cần chú ý các yếu tố sau: Hệ thống máy móc thiết bị và quy trình sản xuất, thời hạn sản xuất, năng lực sản xuất.

Phân tích nguồn nhân lực: Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo to lớn, quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Nhân lực làm việc hiệu quả sẽ mang lại một chiến lược thành công. Cần tập trung vào các yếu tố về nhân lực sau: Số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động; Công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động; hệ thống chính sách đãi ngộ; chính sách tuyển dụng; bộ máy quản trị và năng suất lao động.

  • Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Tài chính là yếu tố then chốt cấu thành tiềm năng của doanh nghiệp, cần tập trung vào các vấn đề sau: Thực trạng nhu cầu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp; khả năng phân bổ vốn, khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn, thực trạng và chi tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Hoạt động marketing trong doanh nghiệp giữ vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp Ps để phân tích chiến lược marketing bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến).

  • Phân tích khả năng nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển giúp doanh nghiệp củng cố được vị trí hiện tại và vươn tới những vị trí cao hơn trong ngành, đạt được sự phát triển thực sự. Có một số vấn đề trong nghiên cứu và phát triển cần chú ý, gồm: khả năng phát triển sản phẩm, khả năng nghiên cứu cải tiến sản phẩm và khả năng đổi mới công nghệ.

  • Phân tích hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

Hệ thống thông tin có vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị theo chiến lược của doanh nghiệp. Nhà quản trị chỉ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn dựa trên các thông tin thích hợp, chính xác, đầy đủ. Có các yếu tố cần xem xét như: tính đầy đủ của hệ thống thông tin, độ tin cậy của thông tin và tính hệ thống, hiệu quả trong sử dụng hệ thống thông tin.

Bước 4: Phân tích các phương án và lựa chọn chiến lược

Tại bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng và lựa chọn các chiến lược kinh doanh thích hợp cho mình  dựa trên những kết quả phân tích đạt được. Ở cấp công ty, doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp để mở rộng kinh doanh vào quốc gia đã lựa chọn tùy vào nguồn lực, mục tiêu của doanh nghiệp. Ở cấp cơ sở, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng chiến lược cạnh tranh cho từng nhóm sản phẩm cụ thể như: chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược trọng tâm.

Khi lựa chọn chiến lược, cần chú ý các tiêu chí sau: chiến lược đảm bảo thực hiện mục tiêu bao trùm và rõ ràng; chiến lược đảm bảo tính nhất quán và khả thi; phù hợp với khả năng tài chính; tính hiệu quả lâu dài; tính liên tục và kế thừa của chiến lược; đảm bảo thực hiện mục tiêu ưu tiên.

Bước 5: Triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế

  • Xác định mục tiêu hàng năm

Mục tiêu hằng năm là quá trình cụ thể hóa mục tiêu chiến lược, phân chia mục tiêu tổng quát thành mục tiêu bộ phận từ đó làm nền tảng để giao cho các bộ phận chức năng thực hiện. Đây là cơ sở để doanh nghiệp phân bổ nguồn lực và kiểm soát tiến trình thực hiện chiến lược từ đó đạt được các mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp đề ra. Mục tiêu hằng năm được xác định bằng các chỉ tiêu định lượng như lợi nhuận, thị phần,….

  • Hoạch định phân bổ nguồn lực

Doanh nghiệp cần tiến hành hoạch định và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đề ra,để thực hiện chiến lược, mục tiêu cần những nguồn lực nào với số lượng bao nhiêu. Sau đó tiến hành phân bổ nguồn lực dựa trên nhu cầu thực tế của từng bộ phận.

Cơ cấu tổ chức là cách thức phân chia và phối hợp trong doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đặt ra. Cơ cấu tổ chức quyết định đến cách thức doanh nghiệp phối hợp hoạt động của các bộ phận không đồng nhất để hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.  Cách thức phối hợp sẽ quyết định tính hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp và khả năng thực hiện các mục tiêu nằm trong chiến lược.

Kiểm soát chiến lược là quá trình kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các mục tiêu chiến lược và đảm bỏ việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Thông qua kiểm sót, nhà quản trị sẽ có cái nhìn tức thời về tình hình hiện tại của doanh nghiệp và khả năng thực hiện mục tiêu chiến lược. Từ đó xác định sai lệch và chiều hướng của sự sai lệch, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Quy trình kiểm soát gồm 4 bước:

  • Thiết lập các tiêu chuẩn cơ bản dựa trên chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi.
  • Xác định thước đo và hệ thống giám sát phù hợp với chỉ tiêu.
  • So sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra nhằm đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu.
  • Đánh giá kết quả và tiến hành các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo mục tiêu đề ra.

Trên đây là nội dung kiến thức xoay quanh khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế là gì cũng như một số vấn đề lý luận chung về chiến lược kinh doanh quốc tế. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Liên hệ với Luận Văn 99 nếu như bạn cần sự hỗ trợ nhé!