Sự chuyển hóa gluxit trong cơ thể

>> Rối loạn chuyển hóa Glucid

Chuyển hóa là quá trình biến đổi của thức ăn (thuốc). Nghĩa là những chất lạ đối với cơ thể, nhờ tác động của các men để trở thành các chất có thể đồng hóa mà cơ thể có thể sử dụng để tồn tại và phát triển. Sau quá trình đồng hóa là quá trình dị hóa. Khi các quá trình này bị rối loạn gây ra bệnh lý thì được gọi là rối loạn chuyển hóa.

Rối loạn chuyển hóa glucid (đường) là hiện tượng lượng đường máu tăng hay giảm quá mức bình thường. Các bệnh do rối loạn chuyển hóa glucid thường gặp có các mức độ nguy hiểm khác nhau và biểu hiện cũng không giống nhau.

1. Các yếu tố gây rối loạn chuyển hóa Glucid

Bình thường đường trong máu là 0,8 – 1,2 g/l hoặc từ 3,9 – 6,4 mmol/l. Lượng này sẽ tăng khi lao động nặng, hưng phấn thần kinh, sốt,… Và giảm khi ngủ, khi nghỉ ngơi. Khi lượng glucid trong máu giảm quá thấp hoặc tăng quá cao thì báo hiệu có rối loạn chuyển hóa Glucid.

Insulin và Glucagon điều chỉnh Glucose máu.

  • Insulin (do tế bào beta của tiểu đảo Langerhans chế ra) làm giảm lượng đường trong máu. Kích thích, bắt giữ và tiêu thụ glucose trong tế bào, chủ yếu ở gan, cơ và tế bào mỡ.
Sự chuyển hóa gluxit trong cơ thể
Rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin
  • Glucagon do tế bào alpha tiết ra. Đối lập với insulin, Glucagon làm tăng lượng đường trong máu, kích thích tiêu hủy glycogen để biến thành glucose và ức chế tổng hợp glucose thành glycogen.

Nếu đường máu cao thì đường sẽ được thải ra qua đường nước tiểu. Nếu lượng đường thấp thì tế bào sẽ thiếu năng lượng để hoạt động. Đặc biệt là tế bào thần kinh, nếu lượng đường giảm đột ngột thì có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.

2. Các rối loạn chuyển hóa Glucid

Rối loạn chuyển hóa Glucid toàn thân

* Các bệnh rối loạn chuyển hóa glucid do tăng đường
– Bệnh đái tháo đường (diabetes)

Đường trong máu tăng cao. Có thể lên tới 3 – 4g/l hoặc 20mmol/l

Xuất hiện đường trong nước tiểu (khi đường vượt quá khả năng hấp thụ của tế bào ống thận).

Bệnh nhân có biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và gầy nhiều. Có thể kèm theo viêm tắc tĩnh mạch, tăng huyết áp, suy thận. Giai đoạn cuối cùng có hôn mê và tử vong trong những đợt cấp nếu không điều trị kịp thời.

Tổn thương do rối loạn chuyển hóa glucid ở bệnh nhân đái tháo đường có ở nhiều cơ quan.

+ Tụy:

Nhìn bằng mắt thường khó thấy được tổn thương. Khi có viêm thì thấy tụy teo nhỏ hơn. Trên mặt cắt, nhu mô tụy giảm, không chắc, mô xơ tăng sinh.

Sự chuyển hóa gluxit trong cơ thể
Biểu hiện bệnh do rối loạn chuyển hóa glucid – Bệnh đái tháo đường

Thấy các đảo Langerhans teo lại, giảm số lượng. Trong trường hợp nặng, toàn bộ tiểu đảo biến thành ổ sẹo xơ. Có nơi xuất hiện thoái hóa, biểu hiện đảo không hoạt động. Dẫn đến không chế tiết được insulin.

+ Thận

Tổn thương ở thận đối với bệnh nhân đái tháo đường thường gặp và thường nặng. Tuổi càng trẻ thì tổn thương càng sớm.

Những tổn thương chủ yếu là lắng đọng glucogen ở các ống thận. Tế bào thường to, sáng, có hốc trong bào tương (chứa đường). Ngoài ra còn gặp xơ hóa gian mạch cầu thận, kính hóa, viêm mủ đài bể thận,…

+ Võng mạc

Hay gặp ở bệnh nhân trẻ, mắc bệnh lâu năm. Biểu hiện là những phồng mạch ở đáy mắt, do thoái hóa Mucopolisaccarid, có thể dẫn tới mù lòa.

+ Tổn thương khác

Các ổ viêm cấp hoặc mạn tính quanh răng, có thể gây rụng răng sớm

Mụn nhọt nhiều nơi, áp xe phổi, lao phổi,… do lượng đường trong máu tăng cao tạo điều kiên cho vi khuẩn phát triển, làm cho chức năng miễn dịch suy yếu.

– Bệnh Vongierke

Đây là một trong số những bệnh thường gặp do rối loạn chuyển hóa glucid. Bệnh mang tính di truyền và hay gặp ở trẻ em.

Bệnh này làm cho gan, lách to, có thể thận, tim cũng to do ứ glycogen trong các phủ tạng. Đường máu không tăng, không có đường niệu, trong khi tế bào gan, thận, tim, lách đầy glycogen

Đây là bệnh bẩm sinh, do thiếu men hexosa – 6 – photphatase để chuyển hóa glycoge typ I (dự trữ) thành glucose trong máu.

– Bệnh Pompe – Bệnh do rối loạn chuyển hóa Glucid

Bệnh do quá tải glucogen typ II gây ứ glycogen ở nhiều phủ tạng (cơ tim, gan). Nhưng chủ yếu gặp ở tế bào cơ tim làm tim rất to và có hình quả táo.

Bản chất là do thiếu men ɑ – 1, 4 – glucosidase (Xúc tác cho quá trình chuyển hóa glucogen typ II thành glucose đưa vào trong máu). Khi ứ glucogen typ II ở tim làm cho Lysosom ở tế bào cơ tim không hoạt động được. Và trẻ không sống quá 1 năm.

* Các bệnh rối loạn chuyển hóa Glucid do giảm đường

Giảm đường là khi lượng đường trong máu thấp hơn 0,8g/l hoặc thấp hơn 3,9 mmol/l.

+ Giảm bất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường khi dùng insulin liều cao.

+ Giảm trong một số bệnh như nhiễm khuẩn, nhiễm độc. giảm bổ sung tại ruột (đói, thiếu men tiêu hóa). Hoặc do rối loạn dự trữ gan (không chuyển hóa glucogen thành glucose).

+ Giảm đường còn gặp trong u đảo Langerhands.

Sự chuyển hóa gluxit trong cơ thể
Rối loạn chuyển hóa glucid do giảm đường – Tiểu đảo Langerhans

Có thể gặp u có đường kính ≥ 1cm. U lành thường có vỏ bọc, có ranh giới rõ ràng. U ác có tính chất xâm lấn.

Có thể gặp hiện tượng đảo Langerhans khổng lồ. Trong đó có sự sinh sản tế bào β quá mức bình thường (tiết ra nhiều insulin).

Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa glucid do giảm đường thường:. gầy yếu, suy nhược, hay vã mồ hôi, lo lắng, tăng tiết dịch ống tiêu hóa, nhịp tim chậm, trương lực cơ giảm, có thể ngất xỉu… Đường máu giảm rõ rệt, nếu giảm dưới 0,5g/l thì bệnh nhân có thể lú lẫn, co giật, hôn mê và tử vong.

Nếu bị u đảo Langerhands thì cần phẫu thuật để lập lại cân bằng. Sử dụng thuốc chứa cortizon, glucagon để điều trị.

Rối loạn chuyển hóa glucid địa phương

Các bệnh rối loạn chuyển hóa glucid do tăng đường địa phương

– Gặp ở các mô non (bào thai), các mô phát triển nhanh (các khối u, mô ung thư) chứa nhiều glucogen hơn các mô trưởng thành.

– Trong trường hợp có ổ viêm, mô hoại tử, ổ áp xe,…thấy xuất hiện nhiều bạch cầu đa nhân, và có rất nhiều đường do các tế bào bị hoại tử giải phóng ra.

Các bệnh rối loạn chuyển hóa glucid do giảm đường địa phương

Những mô thiếu oxy thường có tỷ lệ Glycogen thấp. Các u nói chung chứa nhiều glycogen. Trái lại, ở một số u như ung thư cổ tử cung, lượng đường giảm có lẽ do sử dụng quá nhiều. Điều này ứng dụng để phát hiện sớm tổn thương nghi ngờ do ung thư cổ tử cung bằng phản ứng Schiller và sinh thiết vùng giảm đường.

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH) Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc http://moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

1. Chất bột đường là gì
Chất bột đường hay còn gọi là Glucid là hợp chất hữu cơ mang năng lượng, sản phẩm của quá trình quang hợp được tạo nên từ các nguyên tố C,H,O

Sự chuyển hóa gluxit trong cơ thể

2. Vai trò của Chất bột đường đối với sức khoẻ
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Đây là vai trò chính, nó chiếm 55 – 65% tổng năng lượng.
- Vai trò tạo hình: Nó có mặt trong tế bào, tổ chức.
- Điều hoà hoạt động của cơ thể: tham gia chuyển hoá chất béo, cung cấp đầy đủ glucid làm giảm phân huỷ protein.
- Là nguồn cung cấp chất xơ: Tạo cảm giác no, hạn chế táo bón, giảm cholesterol…

Tuy nhiên cần chú ý cung cấp Glucid cho cơ thể với liều lượng phù hợp. Vì nếu thiếu Glucid sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ năng lượng để thực hiện những hoạt động thường ngày. Song sử dụng quá nhiều Glucid cũng gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có béo phì. Do lượng Glucid dư thừa sẽ chuyển hoá thành mỡ để dự trữ năng lượng. Ngoài ra, tiểu đường cũng là một trong những vấn đề có thể gặp phải ở người sử dụng lượng Glucid quá nhiều.

3. Phân loại các loại chất bột đường: 3 loại
- Đường đơn: Glucose, fructose
- Đường đôi: Sucrose, lactose, malltose, trehalose
- Plysaccharid: Tinh bột, glycogen

4. Nhu cầu về Chất bột đường
- 1g glucid cung cấp 4 kcal
- Nhu cầu đối với người lớn chiếm từ 56-70% tổng năng lượng khẩu phần

5. Nguồn glucid trong 100 g thực phẩm
- Chủ yếu có trong các loại đường, ngũ cốc,khoai củ và sản phẩm chế biến

Sự chuyển hóa gluxit trong cơ thể


- Trong quả chín, hàm lượng glucid thấp hơn trong ngũ cốc

6. Khuyến cáo sử dụng Chất bột đường với một số bệnh lý đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu
+ Cần ăn giảm chất bột đường so với bình thường
+ Ưu tiên các loại ngũ cốc không xay xát quá kỹ: gạo lứt, bánh mỳ đen
+ Các loại khoai củ ăn dưới dạng luộc hấp (không sử dụng dưới dạng nướng)
+ Các loại thực phẩm cần hạn chế: các loại bột tinh chế, bột dong, bột sắn, bột mỳ… bánh mỳ trắng, đường.
+ Hạn chế các loại quả ngọt nhiều đường, nên ăn dưới dạng cả múi, miếng, hạn chế ăn dưới dạng ép, sinh tố
+ Tránh các loại đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt
+ Tránh ăn hoa quả dạng sấy khô