Sự chuyển động của Trái đất, Mặt trăng Mặt trời

Ngoài sự vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn.

1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn

-Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.

-Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

Loigiaihay.com

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn .
-Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.
-Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

Hinh 23. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu

2. Hiện tượng các mùa
– Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa :
+ Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.
+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.
– Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
– Một năm có 4 mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? [trang 25 SGK Địa lý 6] Quan sát hình 23 [trang 25 SGK Địa lý 6], hãy cho biết:
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
+ Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí: xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí.
-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn .
– Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi.

? [trang 26 SGK Địa lý 6] Quan sát hình 23 [trang 25 SGK Địa lý 6], hãy cho biết:
+ Trong ngày 22-6 [hạ chí], nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?
+ Trong ngày 22-12 [đông chí], nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?
– Ngày 22/6 [hạ chí]: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.
– Ngày 22/12 [đông chí]: Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.

? [trang 26 SGK Địa lý 6] Quan sát hình 23 [trang 25 SGK Địa lý 6], hãy cho biết:
+ Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về Mặt Trời như nhau vào các ngày nào?
+ Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất?
+ Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về Mặt Trời như nhau vào các ngày 21 – 3 và 23 – 9.
+ Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đường Xích đạo trên bề mặt Trái Đất.

? [trang 27 SGK Địa lý 6] Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Do khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi.
+ Nửa cầu ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa nóng, do góc chiếu lớn.
+ Nửa cầu không ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa lạnh, do góc chiếu nhỏ.

? [trang 27 SGK Địa lý 6] Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau?
– Vào những ngày 21 – 3 và 23 – 9 trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau.
– Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đường Xích đạo trên bề mặt Trái Đất.

Chi tiết Nguyễn Hoài Nam Thiên cầu 10 Tháng 7 2007

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn tới chuyển động biểu kiến của các hành tinh và Mặt Trăng mà hàng ngày chúng ta có thể quan sát trên bầu trời. Các hành tinh gần trong Hệ Mặt Trời có chuyển động biểu kiến khá phức tạp, ở bài viết này tôi chỉ đề cập tới những ý có bản nhất, bên cạnh đó là sự tạo thành các pha của Mặt Trăng.

1. Chuyển động của các hành tinhSao Thuỷ, Sao Kim, Sao Hoả, Sao Mộc và Sao Thổ là các hành tinh bạn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên ánh sáng của chúng mà bạn nhìn thấy không phải là ánh sáng mà chúng có thể tự phát ra. Ánh sáng đó là ánh sáng do chúng phản xạ lại ánh sáng chiếu đến từ Mặt Trời. Sao Thiên Vương là một hành tinh ở khá xa chúng ta, thực chất đôi khi người ta có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường nhưng sẽ rất khó để bạn phân biệt nó với những ngôi sao mờ khác do cấp sao biểu kiến của nó là +5,6. Và cuối cùng, hành tinh xa nhất là Sao Hải Vương thì chỉ có thể được nhìn thấy qua kính thiên văn.Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời trên một quĩ đạo elip gần tròn. Hành tinh nào càng ở xa thì có chu kì chuyển động càng lớn - tức là nó mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành một vòng của mình. Ngoài ra, tất cả các hành tinh khi chuyển động như vậy đều có chung một điểm, đó là chúng chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.Khi quan sát chuyển động của các hành tinh trên Thiên Cầu, bạn sẽ thấy chúng cũng xuất hiện và di chuyển trên đường Hoàng Đạo. Điều này có thể hiểu được dễ dàng khi bạn tự lập ra cho mình một mô hình tưởng tượng trong đó các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên cùng một mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất. Và điều đó có nghĩa là khi quan sát từ Trái Đất, cả Mặt Trời và các hành tinh bạn nhìn thấy đều thuộc cùng một mặt phẳng. Và điều này cũng có nghĩa là bạn luôn thấy các hành tinh cũng như Mặt Trời đều có chuyển động biểu kiến quanh Trái Đất trên cùng một đường đi.Sao Thuỷ và Sao Kim là hai hành tinh gần Mặt Trời hơn Trái Đất, thế nên khi quan sát bầu trời từ Trái Đất, chúng ta thấy rằng đường đi của chúng trở nên khá phức tạp. Khoảng cách của sao Thuỷ đến Mặt Trời mà bạn có thể quan sát thấy có thể dao động với biên độ là 28 độ.Còn Sao Kim, nó là một thiên thể mà cấp sao biểu kiến có thể đạt đến -4, nó chính là thiên thể sáng nhất bạn có thể quan sát thấy trên bầu trời [không tính Mặt Trời và Mặt Trăng], mỗi năm có đến 6 tháng bạn có thể quan sát nó vào lúc hoàng hôn, khi đó người ta gọi nó là sao Hôm, còn nửa năm còn lại thì nó lại được gọi là sao Mai do nó luôn xuất hiện trước khi Mặt Trời mọc. Sao Thuỷ cũng có tính chất này nhưng do biên độ của nó gần Mặt Trời hơn rất nhiều nên thật sự khó quan sát hay định vị được nó khi mà mỗi khi nó xuất hiện thì có nghĩa là Mặt Trời cũng ở rất gần đấy đủ để che mờ ánh sáng yếu ớt của nó.Cũng như Mặt Trời, các hành tinh chuyển động trên một vùng rộng 18 độ về mỗi bên của Hoàng Đạo, chúng cũng lần lượt lướt qua các cung Hoàng Đạo được đại diện bởi các chòm sao.Tử vi [horoscope], hay chiêm tinh học [astrology] phương Tây chính là dựa trên cơ sở này để đưa ra các lập luận và suy đoán về tương lai và số mệnh của con người.Trên thực tế,  Chiêm tinh học không hề mang cơ sở của khoa học. Nó chỉ đơn thuần là một sự mê tín đã được khoa học chứng minh và loại bỏ khỏi nền khoa học hiện đại từ vài thế kỉ trước. Ngày này bộ môn này vẫn còn lại như một trò chơi của nhiều người, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn luôn khuyên mọi người rằng nếu tin vào trò chơi đó thì sẽ là một sự sai lầm

2 - Chuyển động của Mặt Trăng


Trước hết, bạn đã nắm được rằng Mặt Trăng có sự biến đổi các pha trong một chu kì chuyẻn đông của nó [tròn/khuyết...], mỗi chu kì của trăng dài hơn 29 ngày và ta gọi đó là tuần trăng.

Khi bạn quan sát chuyển động của Mặt Trăng trên thiên cầu, bạn có thể để ý thấy 2 điều đặc biệt cơ bản của nó:- Mỗi ngày Mặt Trăng lại lệch nhiều hơn về hướng Đông so với nền trời sao [background stars].- Trong bất cứ pha nào của chu kì, Mặt Trăng luôn hướng cùng một mặt của nó về Trái Đất.Một số đặc điểm khác:- Mặt Trăng chuyển động rất nhanh mỗi đêm trên thiên cầu, mỗi giờ nó lệch về hướng Đông [hướng chuyển động của nó quanh Trái Đất] hơn 0,5 độ, có nghĩ là cứ đúng 24 giờ sau, khi quan sát bạn sẽ thấy Trăng gần chân trời Đông hơn 13 độ.- Việc thay đổi vị trí sau mỗi đêm này cho thấy tốc độ chuyển động khá nhanh của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - Khoảng cách từ Trái Đất đén Mặt Trăng lớn hơn 30 lần bán kính Trái Đất- Quĩ đạo của Mặt Trăng có hình elip gần tròn với độ lệch khoảng cách của điểm xa nhất và điểm gần nhất chỉ có 6%. Chu kì quĩ đạo của nó là 27,3 ngày.

- Quĩ đạo của Mặt Trăng hơi lệch so với quĩ đạo chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời. Vì thế nên khi quan sát đường đi của nó trên Thiên Cầu, bạn thấy đường đi của nó lệch so với Hoàng Đạo một góc 5 độ 9 phút.

3 - Các pha của Mặt Trăng

Cũng như các hành tinh, Mặt Trăng không thể có ánh sáng riêng của nó, ánh sáng nó có được là do sự phản xạ lại ánh sáng của Mặt Trời.Do mặt phẳng quĩ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất và mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời lệch nhau nên chỉ đôi khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất và chỉ nhận được rất ít ánh sáng từ Mặt Trời, đó là khi có nguyệt thực xảy ra. Vào những tháng thông thường, Mặt Trăng luôn được Mặt Trời chiếu sáng đúng một nửa bề mặt của nó. Tuy vậy, do chuyển động của nó quanh Trái Đất nên ở mỗi vị trí khác nhau của nó, người trên Trái Đất sẽ nhìn thấy nó ở những góc nhìn khác nhau, do đó chỉ có thời điểm Mặt Trăng nằm ở phía đối diện với Mặt Trời chúng ta mới thấy nó tròn hoàn toàn, ở những góc nhìn khác nó có thể khuyết, bán nguyệt, ... do chúng ta chỉ thấy một phần được chiếu sáng.

Bạn có thể dễ hình dung qua hình dưới đây

Chu kì của Mặt Trăng thường được chia làm 8 pha : New [trăng đầu tháng], Waxing Crescent [lưỡi liềm], First quarter [bán nguyệt], waxing gibbous [trăng khuyết], full [trăng tròn], waning gibbous [khuyết cuối tháng], 3rd quarter [bán nguyệt], waning crescent [lưỡi liềm già]Chu kì pha của Mặt Trăng là 29,5 ngày.Tại sao mà chu kì này lại dài hơn chu kì quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng? Đó là vì khi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất thì bản thân Trái Đất cũng luôn có chuyển động quanh Mặt Trời. Do đó khi Mặt Trăng hoàn thành được một chu kì quĩ đạo thì Trái Đất đã di chuyển được thêm một đoạn trên quĩ đạo của nó, vì thế Trăng cần mất thêm 2 ngày để duổi kịp sự chuyển động quanh Mặt Trời đó để lại có một hình dạng như cũ.Những điểm đặc biệt nhất- Mặt Trăng có chu kì tự quay trùng khíp với chu kì quay quanh Trái Đất của nó. Do đó mà như bạn đã biết, nó luôn luôn hướng cùng một mặt về Trái Đất- Tỷ lệ bán kính của Mặt Trăng và Mặt Trời vừa bằng tỷ lên khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng và đến mặt Trời. Điều này gây ra một viẹc, đó là khi Nhật thực xảy ra, Mặt Trăng che chồng khít lên Mặt Trời.Tháng 8 năm 2005

Nguyễn Hoài Nam

Vui lòng ghi rõ tên tác giả và nguồn trích dẫn Thienvanvietnam.org khi bạn sử dụng bài viết này

Video liên quan

Chủ Đề