Soạn văn 8 câu cầu khiến tập 2

Câu cầu khiến: 2 (khuyên bảo) ,4 (đề nghị),5 (yêu cầu), 6 (khuyên bảo), 7 (ra lệnh) , 8 (khuyên bảo), 9 (ra lệnh), 10 (khuyên bảo), 12 (khuyên bảo), 13 (khuyên bảo), 14 (ra lệnh)

Các câu không phải là câu cầu khiến: 1 (Thông báo), 3 (Bộc lộ cảm xúc), 11 (Thông báo)

Bài 2. So sánh các câu sau đây:

1. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !

2. Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ !

3. Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ !

  1. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên ?
  1. Câu nào có tác dụng nhất ? Vì sao ?

Hướng dẫn làm bài

a.

CâuSắc thái mệnh lệnh Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! Kiên quyết Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ ! Cầu khẩn Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ ! Van xin

  1. Câu 1 là câu có tác dụng nhất : “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !”. Vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải → chị Dậu kiên quyết hành động để bảo vệ chồng

Bài 3: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:

a, Cậu nên đi học đi.

b, Đừng nói chuyện!

c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

d, Cầm lấy tay tôi này!

e, Đừng khóc.

Hướng dẫn làm bài

Câu cầu khiến Tác dụng a, Cậu nên đi học đi.Khuyên bảo b, Đừng nói chuyện!Đề nghị c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.Khuyên bảo d, Cầm lấy tay tôi này!Yêu cầu e, Đừng khóc.Khuyên bảo

Bài 4: Hãy chỉ ra câu cầu khiến trong các đoạn sau, đặc điểm hình thức và chức năng của những câu cầu khiến đó.

a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo :

- Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .

( Sọ Dừa )

b . Vua rất thích thú vội ra lệnh :

- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .

  1. Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :

- Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !

  1. Vua cuống quýt kêu lên :

- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !

( Cây bút thần )

Hướng dẫn làm bài

Câu cầu khiến Đặc điểm hình thức Chức năng a. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp . Kết thúc bằng dấu (.) và có từ nghi vấn (đừng) Khuyên bảo b. Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Kết thúc bằng dấu (!) và có từ nghi vấn (hãy) Đề nghị c. Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí ! Kết thúc bằng dấu (!) Yêu cầu d. Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa ! Kết thúc bằng dấu (!) và có từ nghi vấn (đừng) Ra lệnh

Xem thêm các bài viết về Lý thuyết Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 hay khác:

  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
  • Ôn tập về văn bản thuyết minh
  • Câu cảm thán
  • Câu trần thuật
  • Câu phủ định

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Soạn Văn 8
  • Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 8
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 8
  • Tài liệu Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 8
  • Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 có đáp án
  • Soạn văn 8 câu cầu khiến tập 2
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Soạn văn 8 câu cầu khiến tập 2

Soạn văn 8 câu cầu khiến tập 2

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

– Khi đọc “Mở cửa!” có trong câu b, ta cần đọc với một giọng điệu nhấn mạnh hơn vì đây chính là một câu cầu khiến.

– Ở trong câu a, “Mở cửa!” có tác dụng để trả lời. Ở trong câu b, “Mở cửa!” có tác dụng để yêu cầu hoặc sai khiến.

Tổng kết:

– Câu cầu khiến là một loại câu mà trong đó có sử dụng những từ cầu khiến như: hãy, chớ, đừng… đi, thôi, nào… hay sử dụng ngữ điệu cầu khiến, có chức năng dùng để khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị, ra lệnh…

– Khi viết, câu cầu khiến thường thường được kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng nếu khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể được kết thúc bằng dấu chấm.

II. Luyện tập câu cầu khiến

Câu 1 (trang 31 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2)

Xét các câu có trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

Hướng dẫn trả lời:

– Đặc điểm hình thức: Các câu được nêu trong sách giáo khoa đều chứa những từ ngữ cầu khiến “hãy”, “đi”, “đừng”.

– Chủ ngữ của các câu trong sách giáo khoa đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người xuất hiện trong đối thoại. Cụ thể là:

  • Ở câu a: Không có bộ phận chủ ngữ (ở đây ngầm hiểu là nhân vật Lang Liêu, căn cứ vào nội dung những câu trước đó).
  • Ở câu b: Chủ ngữ của câu là “Ông giáo”.
  • Ở câu c: Chủ ngữ của câu là “Chúng ta”.

– Có thể thêm cũng như bớt hoặc thậm chí thay đổi chủ ngữ của những câu trên, về cơ bản thì nghĩa của các câu trên ít nhiều đều sẽ có sự thay đổi:

  • Con hãy đi lấy gạo làm bánh mà dâng lễ Tiên Vương (thêm bộ phận chủ ngữ, nội dung câu không có sự đổi, người nghe được nói tới được cụ thể hóa).
  • Cứ hút trước đi. (Bỏ bộ phận chủ ngữ, ý nghĩa cầu khiến dường như được nhấn mạnh hơn, câu nói có phần kém lịch sự hơn).
  • Nay các anh đừng làm gì nữa cả, thử xem cái lão Miệng có sống nổi được không? (thay đổi bộ phận chủ ngữ, nội dung câu có sự thay đổi, trong chủ ngữ thì không có người nói).

Câu 2 (trang 32 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2)

Trong những đoạn trích ở trong sách giáo khoa, câu nào thì là câu cầu khiến? Sau đó hãy nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu cầu khiến đó.

Hướng dẫn trả lời:

– Các câu cầu khiến trong bài là:

Câu a: Thôi thôi, im ngay cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

Câu b: Các em đừng có khóc.

Câu c: Đưa tay em cho tôi mau! Hãy cầm lấy tay tôi này!

– Nhận xét về sự khác nhau trong hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa các câu đó:

  • Trong câu a: Thiếu bộ phận chủ ngữ, từ ngữ cầu khiến kèm theo là từ “đi”.
  • Trong câu b: Bộ phận chủ ngữ của câu là “Các em” (số nhiều, ngôi thứ hai), từ ngữ cầu khiến ở đây là từ “đừng”.
  • Trong câu c: Không có bộ phận chủ ngữ cũng như từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến.

Câu 3 (trang 32 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2)

Em hãy so sánh về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:

  1. Hãy cố mà ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
  1. Thầy em hãy cố ngồi dậy để húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

(Ngô Tất Tố, “Tắt đèn”)

Hướng dẫn trả lời:

– Ở câu a: vắng bộ phận chủ ngữ, không có sự xuất hiện của chủ ngữ “Thầy em”.

– Ở câu b: Có bộ phận chủ ngữ “Thầy em”, ý nghĩa cầu khiến trở nên nhẹ nhàng hơn, tình cảm ân cần của người nói cũng được thể hiện rõ ràng hơn.

Câu 4 (trang 32 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2)

Xét đoạn văn trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

Hướng dẫn trả lời:

– Dế Choắt nói với Dế Mèn với mục đích là: Muốn nhờ anh Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà anh Dế Mèn để phòng khi gặp chuyện thì nhờ anh giúp đỡ.

– Dế Choắt đã không đưa ra những câu như “Anh hãy đào giúp em một cái ngách để sang bên nhà anh!” hay “Đào ngay giúp em một cái ngách đi” vì Dế Choắt biết rằng mình yếu đuối, muốn nhờ vả anh Dế Mèn thì không thể nào yêu cầu mà phải nhún nhường, nhận mình là vai vế bề dưới.

Câu 5 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc đoạn trích có trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn trả lời:

– Không thể thay thế được cho nhau.

– Hai câu này có sự khác nhau về nghĩa (trong từng văn cảnh khác nhau) nên không thể thay thế được cho nhau. Ở trong đoạn văn này, câu nói đó được người mẹ sử dụng để khuyên người con hãy vững tin để bước vào đời. Trái lại, trong đoạn văn (trích từ truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê’), người mẹ đã bảo đứa con đi cùng với mình.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau soạn thảo xong bài Soạn bài Câu cầu khiến rồi các em học sinh khối 8 thân mến. Đây là một loại câu rất hay được chúng ta sử dụng trong cả giao tiếp lẫn học tập và làm việc, vậy nên các em học sinh hãy học thật tốt kiến thức này nhé. Các em hãy đừng quên truy cập