So sánh so và sam biển năm 2024

giống nhau bởi chúng đều là loài giáp xác, sinh sống ở các vùng ven biển và có màu sắc khá tương đồng. Nhưng con Sam thì có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngược lại, con So lại chứa chất độc và gây ngộ độc cũng như tử vong đối với những người ăn nhầm phải chúng. Làm sao để phân biệt hai con này, mời bạn xem chi tiết bài viết.

So sánh so và sam biển năm 2024
Sam biển đi theo cặp, sống ở các dải cát có thủy triều cao

Về cơ bản, con Sam là một loài hải sản họ cua, có quan hệ khá gần gũi với loài cua và nhện. Tên khoa học của con Sam được gọi là Limalus polypherlus còn tên tiếng anh là Horse khoe crab dịch ra có nghĩa là cua móng ngựa.

Sam là một trong số ít những loài có hình hài không hề thay đổi qua hàng trăm triệu năm nay. Trong giới khoa học nghiên cứu, Sam còn được coi là một loài hóa thạch sống.

Có câu hỏi: Con Sam có ăn được không? Câu trả lời là: “Con Sam hoàn toàn không có độc và có thể sử dụng chúng để chế biến được rất nhiều món ăn ngon”.

Trên thực tế, có một loài sinh vật biển khác có bề ngoài rất giống con Sam được gọi là con So. Và để biết con So là con gì thì mời bạn cùng mình tiếp tục tìm hiểu thêm.

Con So là con gì?

So sánh so và sam biển năm 2024
So biển khá giống con Sam, dễ nhầm lẫn

So biển còn có tên gọi là Carcinoscorpius rotundicauda. Con So mang trong mình một loại độc thần kinh với tên gọi tetrodotoxins, đây là một chất độc rất mạnh có thể gây tử vong ở người nếu ăn phải. Các vụ ngộ độc thường đều bắt nguồn do sự nhầm lẫn giữa con Sam và con So.

Khi ăn phải con So, độc tố hấp thu vào cơ thể một cách rất nhanh, sau 30 phút đến 2 giờ bạn sẽ có những triệu chứng ngộ độc và có thể tử vong nếu bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện kịp thời.

Khu vực phân bố của so biển cũng là phía ven biển, trong các lạch nước ngọt. So biển có hình hài rất giống sam biển, nhưng kích thước nhỏ hơn và không đi theo thành từng cặp.

Mặc khác, Tetrodotoxins sẽ không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, do đó khi nấu chín, con so vẫn còn độc hại. Từ những ý trên giúp chúng ta trả lời câu hỏi: Con So có ăn được không? thì câu trả lời 100% con So không ăn được.

Phân biệt con Sam và con So

So sánh so và sam biển năm 2024
Sam biển đi theo cặp, sống ở các dải cát có thủy triều cao

Con Sam và con So biển rất dễ bị nhầm vì chúng có vẻ bên ngoài khá tương đồng nhau. Tuy vậy, giữa chúng vẫn có một số điểm khác biệt, được thể hiện như sau:

Môi trường sống của con Sam và con So

Con Sam sống ở môi trường các dải cát có thủy triều cao. Còn con So thì sống ở môi trường có các lạch nước ngọt.

Hình dáng, kích thước con Sam và con So

Đối với con Sam: Khi trưởng thành nặng khoảng 1,5-2kg. Nhìn bên ngoài, chúng có một lớp vỏ cứng như mai cua. Mình sam biển tròn, vẹt, thân dài khoảng 30cm. Lật bụng sam biển lên sẽ thấy có 8 chân càng nhỏ. Thông thường, loài này bơi rất chậm và có thể bò như cua. Đuôi sam có tiết diện hình tam giác, với 3 cạnh kéo dài đến tận cuối phần đuôi. Ở đỉnh tam giác có gai nhọn giống như lưỡi cưa.

Đối với con So biển: Mặc dù, hình dạng rất giống với Sam biển. Tuy nhiên, kích thước của con So biển thường nhỏ hơn. Chiều dài thân của So biển chỉ khoảng 20-25cm. Toàn thân của chúng có màu xanh nâu đậm So biển trưởng thành có kích thước khoảng 1kg là tối đa.

Phần đuôi của So biển không có gờ mặt lưng, có tiết diện hình tròn hoặc hình bầu dục và không có gai nhọn như Sam biển.

Đặc điểm di chuyển của con Sam và con So

Đối với con Sam, chúng thường di chuyển theo cặp, rất ít khi chúng đi một mình. Còn đối với con So biển chúng di chuyển riêng lẻ. Tuy nhiên vào mùa sinh sản, So biển cũng đi cặp với nhau nên cần chú ý.

Sam biển làm món gì?

So sánh so và sam biển năm 2024
Sam biển chế biến nướng mỡ hành ăn kèm rau sống ngon và lạ miệng

Sơ chế con Sam biển phải trải qua các công đoạn tỉ mỉ. Theo nhiều người dân bản địa ở Hạ Long, Quảng Ninh cho biết, sam biển thường sẽ ăn sứa. vì vậy phần gan và ruột của chúng cực độc, sẽ gây nguy hiểm khi ăn. Bởi vậy, bạn phải biết cách chọn sam và sơ chế thật cẩn thận. Sam biển sạch thì chỉ lấy riêng phần bụng và trứng, tuyệt đối cẩn thận không để ruột và gan bị vỡ.

Con Sam sau khi sơ chế làm được rất nhiều món ngon và bổ dưỡng như: Sam xào chua ngọt, gỏi Sam, Sam xào sả ớt, trứng Sam chiên giòn, sụn Sam nướng, Sam bao bột rán, Sam xào miến…món nào ăn cũng đều hấp dẫn.

Để an toàn hơn, bạn nên lựa chọn nhà nhà uy tín để thưởng thức những món ăn từ Sam

Bà bầu có ăn được con Sam biển không?

Con Sam biển giàu chất dinh dưỡng, và có tác dụng thanh nhiệt tốt. Chính vì thế, rất nhiều bà bầu cho rằng Sam biển rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, Sam biển không phải là món dành cho tất cả mọi người.

Kể cả người bình thường ăn Sam biển có thể bị dị ứng. Thì lý do bà bầu không nên ăn Sam biển là tốt nhất. Bởi, nếu không có kinh nghiệm trong việc phân biệt con Sam và con So thì rất dễ nhầm lẫn dẫn đến hậu quả khó lường.

Thai kỳ là khoảng thời gian quan trọng trong việc lựa chọn thực phẩm. Vì vậy, đối với những thực phẩm lạ dù ngon đến đau mẹ bầu cũng không nên ăn.

Kết luận

Tuyệt đối không được ăn So biển bất kể trứng hay thịt của chúng. Chúng có hình dạng rất giống Sam biển, khi nào bạn chắc chắn phân biệt đúng con Sam thì mới được ăn. Còn nếu vẫn lăn tăn chưa chắc về con Sam và con So thì tốt nhất đừng ăn, đề phòng nguy cơ nhầm lẫn gây ngộ độc dẫn đến mất mạng do ăn So biển. Hy vọng, bài viết này giúp ích được bạn trong việc phân biệt con Sam và con So.