So sánh lợi nhuận maritime bank và các ngân hàng năm 2024

(ĐTCK) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB - sàn HOSE) ghi nhận lợi nhuận năm 2023 tăng nhẹ so với năm 2022, chất lượng tài sản ổn định.

Về tình hình tài chính, theo báo cáo tài chính quý IV/2023 vừa công bố, tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của MSB đạt hơn 267 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022. Tăng trưởng tín dụng đạt 22,43% thuộc nhóm cao nhất ngành, với danh mục tín dụng được phân bổ đa dạng, tập trung những ngành cốt lõi của nền kinh tế, qua đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngân hàng cũng giảm dần tỷ lệ cho vay bất động sản trong danh mục cho vay khách hàng doanh nghiệp khi tỷ trọng này giảm từ mức 13,5% năm 2022 xuống 12,2% năm 2023.

Bên cạnh đó, mảng chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận tăng trưởng 20%, từ mốc 31,6 nghìn tỷ đồng cuối năm 2022 lên 37,9 nghìn tỷ đồng kết thúc năm 2023 với 96% tổng danh mục là trái phiếu chính phủ và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành. Sau khi hiện thực hóa lợi nhuận một phần lớn danh mục trái phiếu chính phủ trong năm 2022, MSB thiết lập lại danh mục đầu tư mới và tiếp tục gia tăng nguồn thu cho năm 2023.

Tổng tiền gửi tại ngày 31/12/2023 là trên 132 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 97,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ; tiền gửi từ khách hàng cá nhân luôn ở mức cao, đạt xấp xỉ 76 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, chiếm 57% tổng danh mục, tăng 26% so với cùng kỳ; số dư CASA chiếm 26,54% tổng huy động vốn.

Dù biến động lãi suất quý cuối năm 2022 và trong năm 2023 dẫn tới xu hướng giảm của CASA trên toàn thị trường, MSB giữ vị trí top 4 ngân hàng có chỉ số này cao nhất ngành.

Về kết quả hoạt động, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của MSB năm 2023 đạt xấp xỉ 12,3 nghìn tỷ đồng trong năm qua, tăng 15% so với năm 2022 với thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đều tăng trưởng.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 9,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 44% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 1,6 nghìn tỷ. Lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối cũng tăng nhẹ 7% so với năm trước, đạt trên 1 nghìn tỷ đồng.

Kết thúc 2023, tổng thu thuần của MSB tăng trưởng 15%, cao hơn mức 9% của chi phí hoạt động, đưa chỉ số chi phí/doanh thu (CIR) của Ngân hàng xuống mức 39,16%, thấp hơn 2,23 điểm % so với cuối năm 2022. Đây cũng là kết quả từ các dự án số hóa mà MSB đầu tư trong các năm gần đây.

Từ những kết quả trên, cùng với việc gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động trong tình hình biến động của thị trường chung, MSB đạt mức lợi nhuận trước thuế cho năm 2023 là 5.830 tỷ đồng.

Về các chỉ số an toàn hoạt động, thanh khoản MSB duy trì ổn định và ghi nhận số liệu tích cực với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) đạt 67,55%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (MTLT) chỉ 24,87%. Tỷ lệ nợ xấu NPL riêng lẻ giữ mức 1,77% trước CIC và 1,94% sau CIC, nợ cơ cấu Covid-19 chỉ còn 86 tỷ đồng, thể hiện sự nỗ lực của ngân hàng trong việc kiểm soát nợ xấu để củng cố sức mạnh bảng cân đối trước tác động của thị trường. Chỉ số an toàn vốn hợp nhất (CAR) của MSB tăng lên mức 12,76% từ mức 12,33% cuối năm 2022.

Một trong những động lực tăng trưởng kinh doanh của MSB đến từ các dự án số. Trong năm 2023, kênh số của MSB đã thu hút mới hơn 1,3 triệu khách hàng, nâng tổng số lượng khách hàng lên 5,2 triệu; thúc đẩy số lượng giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử đạt 110 triệu giao dịch - tăng 38% so với cùng kỳ 2022, tổng giá trị giao dịch đạt 1,5 triệu tỷ đồng.

Cũng trong năm 2023, MSB đã ký kết nhiều hợp đồng hợp tác trong lĩnh vực phát triển bền vững, tiêu biểu như Ý định thư (LOI) với Ngân hàng Phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO), đánh dấu bước đầu tiên trong việc cấp hạn mức tối đa 100 triệu USD cho mục đích tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các dự án xanh. Ngân hàng cũng áp dụng hệ thống đánh giá rủi ro môi trường – xã hội theo chuẩn quốc tế trong quá trình phê duyệt khoản vay và đang trong quá trình xây dựng hệ thống này cho nghiệp vụ tài trợ thương mại.

Trong năm 2024, MSB định hướng tập trung hướng xây dựng ngân hàng xanh, hỗ trợ hiệu quả hơn các ngành kinh tế xanh, tiếp tục nghiên cứu và xây dựng sản phẩm mới cho tệp khách hàng có yếu tố phát triển bền vững.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Ngân hàng MSB, mã cổ phiếu MSB - sàn HoSE) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh năm 2023 với tăng trưởng tín dụng đạt 22,43% thuộc nhóm cao nhất ngành.

Đáng chú ý, ngân hàng này đã giảm tỷ lệ cho vay bất động sản trong danh mục cho vay khách hàng doanh nghiệp từ mức 13,5% trong năm 2022 xuống 12,2% trong năm 2023. Bên cạnh đó, mảng chứng khoán đầu tư ghi nhận tăng trưởng 20%, đạt 37.900 tỷ đồng vào cuối năm 2023 với 96% tổng danh mục là Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành.

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Ngân hàng MSB tăng trưởng 25%, đạt hơn 267.000 tỷ đồng. Huy động tiền gửi tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022, đạt trên 132.000 tỷ đồng; trong đó, số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) chiếm 26,54% tổng huy động vốn. Qua đó, giúp Ngân hàng MSB lọt top 4 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất toàn ngành.

Về kết quả hoạt động, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MSB năm 2023 tăng 15%, đạt gần 12.300 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 10%, đạt 9.200 tỷ đồng; thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 44%, đạt gần 1.600 tỷ đồng; lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối cũng tăng 7%, đạt trên 1.000 tỷ đồng.

So sánh lợi nhuận maritime bank và các ngân hàng năm 2024
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu MSB của Ngân hàng MSB trong năm 2023. (Nguồn: TradingView)

Xem thêm: "Ngân hàng LPBank (LPB): Lãi hơn 7.000 tỷ đồng trong năm 2023, nợ xấu giảm mạnh" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Đại diện Ngân hàng MSB cho biết, trong năm 2023, ngân hàng đã có thêm hơn 1,3 triệu khách hàng mới, nâng tổng số lượng khách hàng lên 5,2 triệu.

Trong khi đó, chi phí hoạt động của ngân hàng này chỉ tăng 9% trong năm 2023. Qua đó, hệ số chi phí/doanh thu (CIR) giảm 2,23 điểm phần trăm, xuống còn 39,16%. Theo Ngân hàng MSB, đây là kết quả từ dự án số hóa mà ngân hàng đầu tư trong các năm gần đây.

Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng MSB cũng cho biết, ngân hàng này đã gia tăng trích lập dự phòng để đảm bảo an toàn hoạt động trong tình hình biến động của thị trường chung. Kết quả, Ngân hàng MSB ghi nhậnmức lợi nhuận trước thuế cho năm 2023 là 5.830 tỷ đồng, gần như tương đương với mức thực hiện của năm 2022.

Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu NPL riêng lẻ của Ngân hàng MSB giữ ở mức 1,77% trước CIC và 1,94% sau CIC, nợ cơ cấu Covid-19 hiện chỉ còn 86 tỷ đồng. Chỉ số an toàn vốn hợp nhất (CAR) của ngân hàng này đã được cải thiện lên mức 12,76% vào cuối năm 2023, so với mức 12,33% của năm 2022.

Trên thị trường chứng khoán, trong ngày 25/1, cổ phiếu MSB có giá tham chiếu tại mức 13.850 đồng/cổ phiếu.