So sánh giữa chụp ct-scanner với chụp mri năm 2024

Nếu bạn đã từng bị chấn thương, rất có thể bạn đã được thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Các xét nghiệm hình ảnh là những công cụ cực kỳ hiệu quả có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán một loạt các tình trạng bệnh. Tuy nhiên, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh không giống nhau. Vậy kỹ thuật chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

1. Chụp CT và MRI là gì?

Chụp CT và chụp cộng hưởng từ MRI đều là những công cụ chẩn đoán cho phép bác sĩ nhìn thấy các cấu trúc bên trong cơ thể. Chúng tạo ra hình ảnh bằng cách sử dụng các dạng năng lượng điện từ khác nhau như sóng vô tuyến và tia X. Vậy chụp MRI và CT khác nhau thế nào?

1.1. Chụp MRI

Chụp cộng hưởng từ (MRI ) sử dụng một nam châm cực mạnh để truyền sóng vô tuyến qua cơ thể. Các proton trong cơ thể phản ứng với năng lượng và tạo ra những hình ảnh rất chi tiết về cấu trúc của cơ thể, bao gồm các mô mềm, dây thần kinh và mạch máu. Không giống như chụp X-quang và CT, MRI không sử dụng bất kỳ bức xạ nào.

Ngày nay y học đã phát triển các máy chụp cộng hưởng từ có độ phân giải cao, rất nhanh, có thể được thực hiện trong 10 phút hoặc ít hơn. Máy quét MRI là một loại máy chuyên dụng cao và thường có sẵn ở một số cơ sở chẩn đoán hình ảnh hoặc phòng cấp cứu tại các bệnh viện lớn. MRI cung cấp hình ảnh có độ phân giải tương phản tuyệt vời cho xương và mô mềm. MRI đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện các chấn thương thể thao và tình trạng cơ xương, bao gồm:

  • Mất sụn
  • Viêm khớp
  • Chèn ép dây thần kinh
  • Chấn thương cột sống
  • Dây chằng, gân, cơ và sụn bị rách hoặc bong ra
  • Đứt gân Achilles
  • Bong gân
  • Rách chóp xoay
    So sánh giữa chụp ct-scanner với chụp mri năm 2024
    Nhiều khách hàng thắc mắc chụp MRI và ct cái nào tốt hơn?

1.2. Chụp CT

Chụp CT hoặc chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật đưa bức xạ đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, không giống như X-quang đơn giản, CT cung cấp mức độ chi tiết cao hơn nhiều, tạo ra các chế độ xem 360 độ được vi tính hóa về các cấu trúc của cơ thể. Các chỉ định CT thường liên quan đến chấn thương, chẳng hạn như khi bị tai nạn hoặc bị ngã, để loại trừ gãy xương. CT scan có thể phát hiện:

  • Các cục máu đông
  • Gãy xương, bao gồm cả gãy xương tinh tế không nhìn thấy trên X-quang
  • Tổn thương nội tạng

1.3. Chụp MRI và CT khác nhau thế nào?

Chụp CT có thể được khuyến nghị nếu bệnh nhân không thể chụp MRI. Những người có cấy ghép kim loại, máy tạo nhịp tim hoặc các thiết bị cấy ghép khác không nên chụp MRI do nam châm cực mạnh bên trong máy. CT scan tạo ra hình ảnh của xương và mô mềm. Tuy nhiên, chúng không hiệu quả bằng MRI trong việc phơi bày những khác biệt tinh tế giữa các loại mô.

So sánh giữa chụp ct-scanner với chụp mri năm 2024
Chụp MRI và CT khác nhau thế nào?

Với chụp CT, chúng ta có thể tạo ra hình ảnh gần như toàn bộ cơ thể, từ cổ đến đùi, trong vài giây. CT cực kỳ hữu ích để chẩn đoán và phân loại ung thư, kiểm tra xem nó có quay trở lại hay không và theo dõi liệu phương pháp điều trị có hiệu quả hay không. CT rất hiệu quả để khảo sát toàn bộ cơ thể tìm những nơi mà ung thư đã lan rộng, chẳng hạn như phổi, gan hoặc xương. Chúng được gọi là di căn. Hầu hết thời gian, CT là lựa chọn đầu tiên để phân loại ung thư. Ngoài ung thư, chụp CT thường được sử dụng để ghi lại hình ảnh gãy xương và tìm chảy máu trong hoặc cục máu đông, chấn thương cột sống và não cũng như các tình trạng khác.

Trong khi đó MRI hiệu quả vượt trội trong việc hiển thị một số bệnh mà chụp CT không thể phát hiện được. Một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tử cung và một số bệnh ung thư gan, hầu như không nhìn thấy được hoặc rất khó phát hiện khi chụp CT. Di căn đến xương và não cũng hiển thị tốt hơn trên MRI. Hình ảnh này cũng được sử dụng cho nhiều mục đích không liên quan đến ung thư, bao gồm chấn thương mô mềm hoặc khớp và chấn thương hoặc bệnh của các cơ quan nội tạng bao gồm não, tim và cơ quan tiêu hóa.

Tuy nhiên CT sử dụng bức xạ ion hóa, chúng có thể làm hỏng DNA và có thể làm tăng rất nguy cơ phát triển ung thư. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ước tính rằng nguy cơ tăng thêm của bất kỳ người nào mắc bệnh ung thư gây tử vong do thủ tục CT thông thường là khoảng 1 trên 2.000. MRI không sử dụng bức xạ ion hóa, vì vậy không có vấn đề làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng chúng mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành so với CT. MRI yêu cầu người đó nằm yên trong một không gian kín trong khoảng 20 - 40 phút. Điều này có thể ảnh hưởng đến một số người mắc chứng sợ ngột ngạt và quy trình này gây ồn ào cần đến thiết bị bảo vệ tai. Cả CT và MRI thường yêu cầu tiêm thuốc tương phản trước hoặc trong khi làm thủ thuật. Điều này giúp bác sĩ nhìn thấy các cơ quan và các mô khác trong cơ thể rõ ràng hơn. Vì vậy thật sự rất khó đến khẳng định kỹ thuật Chụp MRI và CT cái nào tốt hơn, do mỗi phương pháp đều có chỉ định riêng, ưu điểm riêng. Chụp CT thường là lựa chọn đầu tiên để chụp ảnh, trong khi đó MRI rất hữu ích đối với một số bệnh mà chụp CT không thể phát hiện được.

Nguồn: mskcc.org, healthline.com, hopkinsmedicine.org.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 098 250 6666 hoặc đặt hẹn ngay Tại đây