So sánh giữa bảo lãnh và thế chấp năm 2024

Bảo lãnh và tín chấp tài sản là hai biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cho hợp đồng được quy định trong bộ luật dân sự 2015. Hai biện pháp này đôi khi bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết sẽ nêu một số lưu ý để so sánh hai biện pháp này.

Căn cứ pháp lý

– Bảo lãnh được quy định tại Điều 335 đến 343 bộ luật dân sự 2015.

– Tín chấp được quy định tại Điều 344 đến 345 bộ luật dân sự 2015.

Bảo lãnh là gì?

Pháp luật Việt Nam quy định bảo lãnh là một trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền (còn gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng.

Tín chấp là gì?

Pháp luật quy định về tín chấp, một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau: Tín chấp là việc bảo lãnh bằng uy tín của tổ chức chính trị – xã hội cho cá nhân hoặc hộ gia đình nghèo không có tài sản để thế chấp được vay một số tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ.

Một số điểm giống nhau giữa bảo lãnh và tín chấp

Thứ nhất, tín chấp và bảo lãnh đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại BLDS 2015. Đặc biệt có hai biện pháp này đều có tính chất đối nhân. Tức là thay vì dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng chính, đối tượng của các biện pháp này còn có thể là uy tín chủ thể thứ ba tham gia bảo đảm cho nghĩa vụ này.

Thứ hai, mục đích: Hai biện pháp này có mục đích chung là để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền trong hợp đồng chính.

Thứ ba, về chủ thể: Đây là hai biện pháp cùng có sự tham gia của bên thứ ba vào quan hệ bảo đảm này. Cụ thể là các chủ thể: bên bảo đảm (bên thứ ba), bên nhận bảo đảm (bên có quyền) và bên được bảo đảm (bên có nghĩa vụ theo hợp đồng chính).

Sự khác nhau cơ bản giữa cầm cố và thế chấp

Thứ nhất, về hình thức.

Pháp luật không quy định về hình thức của bảo lãnh vì vậy có thể hiểu bảo lãnh có thể lập bằng miệng hoặc bằng văn bản. Ngược lại, với tín chấp, việc cho vay bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị xã hội bảo đảm.

Thứ hai, về chủ thể thứ ba tham gia vào quan hệ (bên bảo đảm).

Pháp luật quy định bên bảo lãnh có thể là cá nhân, tổ chức bất kỳ có thể thực hiện nghĩa vụ theo bảo lãnh nếu cần. Ngược lại, chủ thể bảo đảm trong tín chấp chỉ có thể là tổ chức chính trị- xã hội. Mà theo quy định các tổ chức này chỉ được bảo đảm tín chấp cho thành viên của tổ chức mình trong quan hệ vay vốn tại các quan hệ tín dụng.

Thứ ba, về đối tượng của bảo đảm.

Đối với bảo lãnh, đối tượng bảo đảm có thể là tài sản hoặc nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng chính. Chính vì vậy mà bảo lãnh có tính đối nhân vì chủ thể của bảo lãnh phải là chủ thể có khả năng thực hiện công việc theo hợp đồng chính.

Ngược lại, tín chấp có đối tượng là uy tín của các tổ chức chính trị xã hội. Các tổ chức này không có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được tín chấp, mà nghĩa vụ của các tổ chức này chỉ là giám sát và đôn đốc việc trả nợ của bên đi vay.

Thứ tư, loại hợp đồng.

Bảo lãnh có thể bảo đảm cho hầu hết các nghĩa vụ theo hợp đồng, thông thường được sử dụng cho các hợp đồng có đối tượng thực hiện công việc. Ngược lại, tín chấp bảo đảm cho các hợp đồng vay với chủ thể vay là các hộ gia đình, cá nhân có điều kiện hoàn cảnh khó khăn và vay với số tiền nhỏ.

Như vậy, bảo lãnh và tín chấp là hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thường thấy trong đời sống hàng ngày. Hai hình thức này có những đặc điểm giống và khác nhau dựa trên bản chất của chúng. Có thể thấy, tín chấp là một trường hợp đặc biệt của bảo lãnh với chủ thể bên thứ ba là các tổ chức chính trị – xã hội và chủ thể có nghĩa vụ là các nhân, hộ gia đình nghèo trong trường hợp họ không có tài sản để thế chấp.

Bên thế chấp hoàn toàn có thể là bên thứ ba và hợp đồng thế chấp được xác lập giữa bên thứ ba với bên nhận thế chấp là không hề trái luật, không thể vì lý do bên thứ ba ký hợp đồng thế chấp mà hợp đồng bị xem là vô hiệu

Bài 1: Không thể là “bảo lãnh bằng tài sản”

Pháp luật TP. Hồ Chí Minh số 206 ra ngày 2/8/2012 có đăng bài “Xử án tín dụng: rối chuyện thế chấp, bảo lãnh” của tác giả Hoàng Yến. Bài báo có nêu ý kiến một thẩm phán Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng hiện có nhiều tòa án còn nhầm lẫn giữa tài sản thế chấp với bảo lãnh; theo thẩm phán này, để bảo đảm cho khoản vay của mình nếu dùng tài sản của chính mình là thế chấp, nếu dùng tài sản của người khác là bảo lãnh, cụ thể hơn, quyền sử dụng đất của bên thứ ba là tài sản bảo đảm tiền vay thì phải lập hợp đồng bảo lãnh, nếu lập hợp đồng thế chấp là bất ổn, tòa sẽ tuyên vô hiệu. Nhiều cán bộ ngân hàng sau khi đọc bài báo, nhất là khi đó là một tờ báo chuyên ngành pháp luật, đã bày tỏ, phản ánh những thắc mắc, lo ngại xung quanh vấn đề này. Chúng tôi không bình luận về tính đúng/sai trong phán quyết của Tòa án vì không rõ tình tiết cụ thể của vụ án được dẫn ra trong bài viết, song nếu với quan điểm “bảo lãnh bằng tài sản” để đánh giá như trên mà Tòa án đi đến việc tuyên thế chấp vô hiệu thì chúng tôi thấy chưa thỏa đáng và để rộng đường tranh luận cho các độc giả, bài viết này xin được trao đổi về khía cạnh đó.

So sánh giữa bảo lãnh và thế chấp năm 2024
Ảnh: MH

Cơ sở của biện pháp bảo lãnh là uy tín, không có tài sản bảo đảm.

Hợp đồng bảo đảm tiền vay có đối tượng chung là “nghĩa vụ trả nợ” nhưng về phương thức có thể khác nhau: có thể bằng tài sản, có thể bằng uy tín hoặc cả hai (Điều 319.2 BLDS năm 2005 quy định: “các bên được thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự…” và Điều 7 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm cho phép bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn hoặc xử lý tất cả các giao dịch bảo đảm). “Thế chấp tài sản” và “bảo lãnh” là 2 trong 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 318 BLDS năm 2005, trong đó về học thuật thì “thế chấp” là biện pháp bảo đảm đối vật (dùng tài sản để bảo đảm). Theo đó, tài sản bảo đảm (vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, mà theo Điều 3.7 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP “là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận bảo đảm”) chính là cơ sở, là nội dung của hợp đồng bảo đảm đối vật (cầm cố, thế chấp…). Còn “bảo lãnh” (bảo lãnh cổ điển, bảo lãnh thuần túy) là biện pháp bảo đảm đối nhân (người thứ ba cam kết với người có quyền) mà theo đó “tài sản bảo đảm” không thể xuất hiện trong hợp đồng bảo lãnh (thuần túy). Hay nói cách khác “sự bảo đảm đối nhân” có được bởi uy tín thì nội dung của bảo lãnh (thuần túy) chỉ là lời cam kết, không thể có “vật” (tài sản) kèm theo.

Điều 361 BLDS năm 2005 quy định: “Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ. ..”, rõ ràng một bảo lãnh thuần túy chỉ xuất hiện cam kết (và hiển nhiên bên kia chỉ chấp thuận cam kết của người có uy tín) mà không thể có tài sản trong đó. Khi xác lập hợp đồng bảo lãnh không ai phải chỉ ra giới hạn, phạm vi tài sản cụ thể nào, cho dù khi “đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh” (Điều 369 BLDS năm 2005).

Pháp luật không cấm bên thứ ba được tham gia giao dịch thế chấp tài sản.

Điều 3.1 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012) quy định: “Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp”. Tùy biện pháp bảo đảm là bảo lãnh hay thế chấp mà chủ thể của nó được gọi là bên bảo lãnh hay bên thế chấp. Trong quan hệ tín dụng, hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính, hợp đồng bảo đảm là hợp đồng phụ, bên bảo đảm nếu độc lập với bên vay vốn thì còn được gọi là bên thứ ba (là bên không tham gia xác lập hợp đồng tín dụng) và với quy định nêu trên thì bên thứ ba có thể lựa chọn: dùng tài sản hay dùng uy tín, cam kết (hoặc cả hai) để xác lập giao dịch bảo đảm.

Trong khi đó Điều 342.1 BLDS năm 2005 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)…” theo đó chỉ xác định rõ thế chấp là phải dùng tài sản của bên thế chấp để bảo đảm đối với bên nhận thế chấp, không có nội dung nào hàm ý rằng bên thế chấp chỉ là bên có nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bảo lãnh,…) mà không được là bên thứ ba (điều này rất khác với quy định về bên bảo lãnh phải là “người thứ ba”, như Điều 361 BLDS năm 2005 đã dẫn), hay nói cách khác: bên thế chấp hoàn toàn có thể là bên thứ ba và hợp đồng thế chấp được xác lập giữa bên thứ ba với bên nhận thế chấp là không hề trái luật, không thể vì lý do bên thứ ba ký hợp đồng thế chấp mà hợp đồng bị xem là vô hiệu, như ý kiến của vị thẩm phán trong bài báo.