So sánh chỉ định thầu đấu thầu rộng rãi năm 2024

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được chọn áp dụng quy định của Luật này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu bao gồm:

1. Hoạt động lựa chọn nhà thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để:

  1. Thực hiện dự án đầu tư, dự toán mua sắm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác;
  1. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; mua hàng dự trữ quốc gia, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trừ hoạt động mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
  1. Thực hiện các công việc khác phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật có liên quan;

2. Hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:

  1. Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  1. Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;

3. Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh gồm:

  1. Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai;
  1. Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;

4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tự quyết định chọn áp dụng toàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể của Luật này.

So với Luật Đấu thầu 2013 thì Luật Đấu thầu 2023 đã bổ bổ sung thêm đối tượng áp dụng là doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Do vậy, nếu thực hiện các dự án đầu tư, các công ty con do Tập đoàn, Tổng công ty (doanh nghiệp nhà nước) nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng thuộc đối tượng áp dụng của quy định này. Và bổ sung Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước

2. Bổ sung hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

So với Luật đấu thầu 2013, Luật đấu thầu 2023 có những quy định chi tiết hơn về các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu, cụ thể:

- Hành vi thông thầu:

Bổ sung quy định về hành vi thông thầu như sau: “Nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu”. Nhờ đó tăng tính minh bạch trong công tác đấu thầu, có thể giúp hạn chế được tình trạng thông thầu.

- Hành vi cản trở:

Bổ sung quy định về hành vi cản trở như sau: “(i) Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu; (ii) Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng”.

- Hành vi không đảm bảo công bằng, minh bạch:

+ Bổ sung thêm quy định hành vi: “Nêu điều kiện trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu, nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 và khoản 2 Điều 48 của Luật này”.

+ Đối với hành vi: “Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh”; so với Luật đấu thầu 2013, Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định các trường hợp bị loại trừ khi thực hành vi nêu trên, trong đó có 02 trường hợp sau Tập đoàn cần lưu ý khi lập HSMT: (i) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tổ chức đấu thầu trong nước mà có ít nhất 03 hãng sản xuất cho 01 mặt hàng xuất xứ trong nước đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hóa xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này; (ii) Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 và đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa;”

- Hành vi chuyển nhượng thầu:

Thay vì quy định cụ thể giá trị phần công việc thuộc gói thầu mà nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác như quy định tại Luật đấu thầu 2013 (từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết) thì Luật đấu thầu 2023 đã thay đổi, quy định về giá trị tối đa phần công việc thuộc gói thầu dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng mà nhà thầu nhượng cho nhà thầu khác.

Việc quy định theo nội dung như trên, dẫn đến hành vi chuyển nhượng thầu là hành vi bị cấm theo Luật đấu thầu 2023 bao gồm:

(i) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;

(ii) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận;

(iii) Hành vi của Chủ đầu tư, tư vấn giám sát trong việc chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại mục (i) hoặc chuyển nhượng công việc tại mục (ii) mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.

3. Quy định mới về các trường hợp hủy thầu

Nội dung

Luật đấu thầu 2013

Luật đấu thầu 2023

Các trường hợp hủy thầu

Điều 17. Các trường hợp hủy thầu

1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.

4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Điều 17. Hủy thầu

1. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:

  1. Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  1. Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  1. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;
  1. Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này;

đ) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

  1. Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
  1. Thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư kinh doanh vì lý do bất khá kháng, làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành;
  1. Hồ sơ mời thầu có một hoặc một số nội dung không tuân thủ quy định của luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư được lựa chọn không còn đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;
  1. Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này;

đ) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

3. Hủy thầu được thực hiện trong thời gian từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến trước khi ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung đối với mua sắm tập trung.

4. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến hủy thầu theo quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 và các điểm c, d, đ khoản 2 điều này phải đền bù chi phí cho các bên liên quan.

- Các trường hợp hủy thầu quy định tại Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 được phân chia rõ ràng cho các trường hợp lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư.

- Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bổ sung thêm trường hợp:

(i) Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định Luật đấu thầu theo phân tích tại mục 11 nêu trên;

(ii) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu mà thực hiện hành vi bị cấm dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Bổ sung quy định về thời gian hủy thầu: Tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến trước khi ký hợp đồng.

4. Bổ sung một số gói thầu áp dụng chỉ định thầu

Theo đó, tại Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 đã luật hóa một số trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đã được quy định tại Quyết định 17/2019/QĐ-TTg với các gói thầu như sau:

- Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay.

- Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ, gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng.

- Gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm.

5. Bổ sung gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh

Nội dung

Luật đấu thầu 2013

Luật đấu thầu 2023

Chào hàng cạnh tranh

Điều 23. Chào hàng cạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
  1. Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
  1. Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
  1. Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
  1. Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Điều 24. Chào hàng cạnh tranh

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

2. Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

3. Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;

4. Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, so với Luật Đấu thầu 2013 thì hoạt động chào hàng cạnh tranh tại Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp áp dụng hình chức chào hàng cạnh tranh.

6. Bổ sung quy định về giá gói thầu

Nội dung

Luật đấu thầu 2013

Luật đấu thầu 2023

Khoản 2 Điều 35 quy định:

2. Giá gói thầu:

  1. Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
  1. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;
  1. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

Khoản 2 Điều 39 quy định:

2. Giá gói thầu:

  1. Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
  1. Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu;
  1. Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều này, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.

Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Tại Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định về việc Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

7. Về bảo đảm thực hiện hợp đồng

- Về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng với nhà thầu, ngoài các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như đã quy định tại Luật đấu thầu 2013, thì Luật đấu thầu 2023 đã có các thay đổi:

+ Bỏ biện pháp bảo đảm: “ký quỹ”;

+ Bổ sung thêm quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: “nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam”.

- Về mức bảo đảm thực hiện hợp đồng, trường hợp không áp dụng bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời điểm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, Luật đấu thầu 2023 có quy định sửa đổi, bổ sung như sau:

Nội dung

Luật đấu thầu 2013

Luật đấu thầu 2023

Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá hợp đồng.

Trường hợp không áp dụng bảo đảm thực hiện hợp đồng

Không quy định

Bổ sung trường hợp:

Nhà thầu thực hiện gói thầu có giá gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu như sau: Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.