So sánh các ngân hàng lớn tại viẹt nam năm 2024

Vét về vốn chủ sở hữu, Vietcombank đang là ngân hàng “giàu” nhất hệ thống. Xét về vốn điều lệ, VPBank là quán quân. Còn nếu xét về tổng tài sản, BIDV là ngân hàng có quy mô lớn nhất hiện nay.

So sánh các ngân hàng lớn tại viẹt nam năm 2024

Về quy mô tổng tài sản, năm nay, BIDV vẫn là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống với 2,12 triệu tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên một ngân hàng Việt Nam có quy mô tài sản vượt mức 2 triệu tỷ đồng. VietinBank và Vietcombank đứng vị trí tiếp theo với tổng tài sản cùng ở mức hơn 1,8 triệu tỷ đồng.

Như vậy, top 3 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống không có gì thay đổi. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Vietcombank những năm qua, rất có thể vị trí của top 3 này sẽ có xáo trộn những năm tới. Năm 2022, tổng tài sản của Vietcombank tăng 28,5%, tổng tài sản của BIDV tăng hơn 20% trong khi tổng tài sản của VietinBank chỉ tăng 18,1%.

So sánh các ngân hàng lớn tại viẹt nam năm 2024
Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống.

Ở nhóm ngân hàng TMCP tư nhân, top 4 ngân hàng dẫn đầu về quy mô tổng tài sản bám đuổi nhau khá quyết liệt. Trong đó, MB đang dẫn đầu các ngân hàng tư nhân về tổng tài sản (728 nghìn tỷ đồng), tiếp theo là Techcombank với 699 nghìn tỷ đồng. Hai ngân hàng có tổng tài sản trên 600 nghìn tỷ đồng là VPBank (631 nghìn tỷ đồng) và ACB (608 nghìn tỷ đồng). Trong top 10 ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất, 3 ngân hàng còn lại lần lượt là SHB, HDBank và VIB.

Tuy vậy, chỉ số đo sự “giàu có” và tiềm lực vốn của các ngân hàng lại nằm ở tổng tài sản và vốn điều lệ.

Về vốn chủ sở hữu, tính đến cuối năm 2022, có 5 ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt 100.000 tỷ đồng. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất với 135.789 tỷ đồng, tiếp theo là Techcombank với 113.424 tỷ đồng, VietinBank với 108.304 tỷ đồng, BIDV 104.205 tỷ đồng, VPBank (103.516 tỷ đồng).

Với một ngân hàng thương mại, vốn chủ sở hữu là tấm đệm chống đỡ rủi ro, vốn chủ sở hữu càng cao thì sức chống chịu của ngân hàng càng lớn, đặc biệt trong giai đoạn hoạt động môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn khủng hoảng. Vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường, tăng khả năng huy động vốn và mở rộng tín dụng, đa dạng hóa danh mục cho vay.

So sánh các ngân hàng lớn tại viẹt nam năm 2024
Top 10 ngân hàng có vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

Về vốn điều lệ, năm 2022, VPBank vươn lên trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống sau khi thực hiện phương án tăng vốn được ĐHĐCĐ tăng qua.

Các ngân hàng có vốn điều lệ cao tiếp theo lần lượt là BIDV 50.585 tỷ đồng, VietinBank 48.057 tỷ đồng, Vietcombank 47.325 tỷ đồng, MB 45.339 tỷ đồng, Techcombank, SHB (vốn điều lệ trên 30.000 tỷ đồng) và ACB, HDBank, VIB (vốn điều lệ trên 20.000 tỷ đồng)…

Thứ hạng vốn điều lệ của các ngân hàng dự báo sẽ được xáo trộn liên tục khi các kế hoạch tăng vốn lớn vẫn đang trong quá trình chờ được phê duyệt hoặc chờ được thực hiện.

Mới đây, ĐHĐCĐ bất thường Vietcombank thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018. Theo đó, Vietcombank dự kiến sẽ phát hành tối đa gần 2,77 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm 27.685 tỷ đồng. Nếu thành công, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng thêm 58,4%, từ hơn 47.325 tỷ đồng lên hơn 75.000 tỷ đồng. Thời gian phát hành cũng được ngân hàng điều chỉnh dự kiến trong năm 2023, 2024.

“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.”

Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng nhà nước bao gồm:

+ 20 đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương gồm: Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, ...

+ 05 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước gồm: Viện Chiến lược ngân hàng, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

2. Top 4 ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất hiện nay (Big 4)

Hệ thống ngân hàng thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam bao gồm:

- Các ngân hàng Quốc doanh: là ngân hàng thương mại được mở bằng 100% nguồn vốn từ ngân sách của nhà nước, bao gồm:

+ Agribank - NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

+ GP Bank - NH TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu

+ Oceanbank - NH TNHH MTV Đại dương

+ CB Bank - NH TNHH MTV Xây dựng

- Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước trên 50%, bao gồm:

+ Vietcombank - NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

+ Vietinbank - NH TMCP Công thương Việt Nam

+ BIDV - NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng do Nhà nước thành lập để cho những người thuộc đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bao gồm:

+ VBSP - NH Chính sách Xã hội Việt Nam

+ VDB - NH Phát triển Việt Nam

Big4 ngân hàng được xem là một nhóm gồm 4 những ngân hàng lớn có những yếu tố như bề dày lịch sử, thế mạnh, doanh thu, quy mô và khả năng tăng trưởng lớn nhất hiện nay tại Việt Nam.

Thông thường các ngân hàng thuộc Big4 sẽ chịu sự quản lý của Nhà nước lên đến hơn 50%.

Hiện nay, Big4 ngân hàng thương mại thuộc nhà nước lớn nhất Việt Nam bao gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

3. Mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước hiện nay

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn và chỉ áp dụng cho đồng Việt Nam. Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước Việt Nam do Ngân hàng nhà nước công bố và làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng khác ẩn định lãi suất kinh doanh.

Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 quy định thì mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm và mức lãi suất này vẫn được áp dụng đến hiện nay.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng lớn?

Hiện nay, Big4 ngân hàng thương mại thuộc nhà nước lớn nhất Việt Nam bao gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng 100% vốn Nhà nước?

Hiện nay, các ngân hàng nhà nước được chia thành 03 nhóm khác nhau: Ngân hàng thương mại Quốc doanh: 100% nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, bao gồm 4 ngân hàng: Agribank, GP Bank, CB Bank, Oceanbank. Ngân hàng chính sách: tổ chức tín dụng trực thuộc Chính phủ, bao gồm 2 ngân hàng: VBSP, VDB.

Ngân hàng Vietcombank đứng thứ mấy Việt Nam?

Quy mô vốn hóa của Vietcombank lớn nhất Việt Nam và hiện đứng thứ 85 trong số các ngân hàng niêm yết lớn nhất thế giới.

Ngân hàng VPBank đứng thứ mấy Việt Nam?

VPBANK XẾP HẠNG 11 TRONG TOP 50 THƯƠNG HIỆU GIÁ TRỊ NHẤT VIỆT NAM 2022 - Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK.