Sầu riêng chín để được bao lâu

Với những người yêu thích sầu riêng thì loại quả này chính là “chân ái” sở hữu hương vị ngọt ngào, béo béo cực hấp dẫn. Nếu bữa nào đi du lịch mà mua được vài cân về nữa thì càng tuyệt. Nhưng bảo quản sầu riêng làm sao bây giờ? Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn vài bí quyết để giữ được loại quả này được lâu nhất mà vẫn giữ hương vị thơm ngon nhé.

Sầu riêng thường được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên với thời gian nở hoa từ 11-12 âm lịch và thu hoạch vào tháng 5, tháng 6 năm sau.

Thông thường thì sầu riêng sau khi thu hoạch sẽ được bảo quản trong khoảng 1 tuần là chuẩn nhất. Do vậy khi bạn thu hoạch lúc chưa chín quá thì có thể giữ nguyên hương vị trong 3-5 ngày. Để bảo quản, bạn nên chọn địa điểm thoáng mát, không bị ẩm ướt. Nhớ tuyệt đối không được bịt kín bằng nilon vì sẽ gây tình trạng bí tắc, làm cho sầu riêng nhanh chín hơn.

Ngoài ra, bạn không nên đặt sầu riêng trực tiếp xuống sàn nhà. Như vậy sẽ dễ dẫn tới tình trạng sốc nhiệt khiến chúng bị hỏng. Mọi người cần chuẩn bị các tấm lót như bìa carton trải dài xuống sàn, sau đó mới đặt sầu riêng xuống. Bạn có thể đặt sầu riêng trên giá đỡ, tấm pallet, để trong thùng carton nhẹ nhàng, thoáng mát. Tuyệt đối không xếp sầu riêng đè lên nhanh để tránh tình trạng gai đâm vào nhau và bị dập.

Khi sầu riêng đã chín thì lớp vỏ dễ bị nứt ra hoặc đã tách vỏ, lúc này thời gian để bảo quản và giữ được độ tươi ngon cũng bị rút ngắn lại. Nếu bạn mua sầu riêng ở ngoài, được tách vỏ sẵn mà chưa muốn ăn ngay thì cách bảo quản tốt nhất là bạn tách múi cho vào hộp kín, bọc cẩn thận rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý rằng: bạn nên bọc kín hộp sầu riêng lại để nó không bị tích nước khi bảo quản lạnh và tránh bay mùi ảnh hưởng đến các thực phẩm khác. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể bảo quản sầu riêng tốt hơn bằng các cho múi vào túi hút chân không.

Với cách bảo quản sầu riêng đã tách vỏ, bạn giữ được độ tươi ngon lên tới 2-3 ngày. Nhưng nếu thấy chúng đã quá chín thì bạn nên để nó ở nhiệt độ thường và sử dụng ngay nha.

Hiện nay, sầu riêng được ưa chuộng cả trong nước và quốc tế. Nhưng làm sao để bảo quản sầu riêng khi vận chuyển xa mà vẫn giữ được độ tươi ngon nhất.

Quy trình đóng gói sầu riêng khi đi xa cần đặc biệt chú trọng như phải trải qua các quy trình: tách múi, phân loại múi, đóng gói…cần bảo quản ở khoảng 4 độ C.

Với sầu riêng chín nguyên quả, chưa tác vỏ, khi bận chuyển, mọi người cần tránh va chạm, xếp chồng lên nhau khiến chúng nhanh dập nát, nhanh thối hỏng hơn. Khi vận chuyển, để sầu riêng trong hộp xốp bảo vệ, thùng caron nhằm tránh va đập.

Các thùng xốp để bảo quản sầu riêng tốt nhất là thùng xốp chắc chắn, có lỗ thoát khí, tránh bị bí khí sẽ nhanh bị hư hỏng.

Bạn không nên bảo quản sầu riêng khi đi xa trong các loại xe có nhiệt độ quá lạnh hoặc nhiệt độ thấp vì dễ làm cho quả nhanh chín, nhanh hỏng hơn.

– Bạn nên bảo quản sầu riêng càng sớm càng tốt bởi quả sẽ giữ được độ tươi ngon nhất trong thời gian đầu. Để càng lâu, sầu riêng bị chín quá dễ bị cay hoặc đắng khi ăn.

– Nhiều gia đình hay bảo quản sầu riêng bằng cách cho nguyên múi vào ngăn đá tủ lạnh. Như vậy khi sử dụng chất lượng giảm đi rất nhiều, múi nhũn nước và hóa đen.

Sầu riêng là trái cây có thể bổ sung một lượng folate dồi dào giúp sản sinh hồng cầu, thúc đẩy quá trình lượng máu cần thiết cho cơ thể nên rất tốt với người thiếu máu.  Trong sầu riêng cũng có lượng Kali, chất xơ khá cao tốt cho xương, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, đau bụng…

Tuy nhiên, mọi người cũng đừng ăn loại quả này quá nhiều sẽ làm cho dạ dày khó chịu, đầy hơi, nhiều đường và chất béo khiến cho bạn tăng cân nữa nhé.

Mùa hè đến cũng là mùa của sầu riêng với mùi thơm ngào ngạt quanh các sạp bán hoa quả. Nếu muốn mua sầu riêng về và thưởng thức dần thì đừng bỏ qua cách bảo quản sầu riêng mà chúng tôi đã hướng dẫn cụ thể như trên nhé. Hãy lưu lại để biến nó trở thành kinh nghiệm cho bản thân.

Có nhiều người không ăn được sầu riêng chỉ vì mùi hương nồng của nó, tuy nhiên, cũng có rất nhiều người thích ngửi mùi sầu riêng cũng như “nghiện” ăn sầu riêng. Bài viết ngày hôm nay sẽ đi giải đáp cho mọi người về thời gian bảo quản của sầu riêng, Sầu riêng để được bao lâu? Cách bảo quản thơm ngon không bị hỏng!

Sầu riêng để được bao lâu? Cách bảo quản thơm ngon không bị hỏng

Lợi ích và tác hại của quả sầu riêng?

Quả sầu riêng được nhiều người xem là “ông vua của các loại trái cây”. Sầu riêng có kích thước lớn, có nhiều gai nhọn bao quanh vỏ, mùi nồng đặc trưng. Tùy theo từng loại sầu riêng mà sầu riêng có những đặc điểm về hình dáng khác nhau, quả có thể có màu xanh lục hoặc nâu, thịt quả từ màu vàng nhạt đến màu đỏ…

Sầu riêng ăn được phần thịt quả bên trong, mùi hưng của thịt quả rất nồng, có nhiều người cảm thấy khó chịu với mùi hương này nhưng cũng có nhiều người “nghiện” mùi hương cũng như “nghiện” ăn sầu riêng. Mùi hương chính là đặc điểm đặc trưng của quả sầu riêng, tuy nhiên, mùi hương sầu riêng bám rất lâu nên nó bị cấm đem vào những nơi như trên tàu, xe bus, khách sạn,…

Quả sầu riêng cung cấp nhiều năng lượng tuyệt vời cho con người, tuy nhiên, việc ăn quả sầu riêng phải đúng cách và hợp lý. Nếu ăn quá nhiều sầu riêng sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ không có lợi cho sức khỏe của con người. Sau đây hãy cùng toptacdung.com đi tìm hiểu về những mặt lợi và hại của quả sầu riêng nhé.

Lợi ích của quả sầu riêng

Được biết một quả sầu riêng trung bình sẽ nặng gần 600g, chứa nhiều dưỡng chất, cung cấp một năng lượng cho cơ thể con người mỗi ngày. Trong quả sầu riêng có chứa nhiều vitamin C cho nên ăn sầu riêng có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch đồng thời có khả năng ngăn ngừa các mầm bệnh, vi khuẩn trong cơ thể con người/

Như đã biết, sầu riêng là một loại quả có chứa nhiều vitamin C, có khả năng chống oxy hóa và ngắn ngừa các vi khuẩn, mầm bệnh phát triển trong cơ thể. Chính vì thế mà việc ăn sầu riêng sẽ giúp bạn giảm được tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, tránh được nhiều bệnh tật đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa ở da.

Ăn sầu riêng rất tốt cho những người bị thiếu máu, sầu riêng cung cấp chất folate cho cơ thể con người. Chất folate được cho là dưỡng chất rất cần thiết cho việc sản xuất ra các hồng huyết cầu, sản sinh máu trong cơ thể. Những người bị thiếu máu có thể ăn sầu riêng để bổ sung loại dưỡng chất folate này.

Sầu riêng có chứa nhiều thành phần Kali, dưỡng chất này giúp cho xương chắc khỏe hơn. Cung cấp dưỡng chất Kali có trong cơ thể sẽ duy trì được lượng canxi, ngăn cản lượng canxi có trong xương bài tiết ra ngoài. Ăn sầu riêng sẽ giúp cho xương chắc khỏe, cơ thể giảm mệt mỏi, uể oải.

Lượng kali có trong quả sầu riêng không chỉ giúp cho xương được chắc khỏe mà đây cũng là dưỡng chất giúp cho cơ bắp săn chắc hơn, bảo vệ các chức năng cơ bắp. Ngoài ra, ăn sầu riêng còn rất tốt cho hệ tim mạch của con người, kiểm soát được nhịp tim.

Chính vì sầu riêng có một hàm lượng kali dồi dào cho nên đây được xem là một loại trái cây rất tốt cho xương, răng và lợi. Hàm lượng canxi và vitamin B ca giúp tăng khả năng bảo bệ, độ bền chắc cho răng. Ngoài ra sầu riêng cũng chứa ít natri nên những người bị huyết áp cao cũng có thể ăn loại quả này.

Sầu riêng có chứa chất xơ, sẽ giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thu lượng nước trong cơ thể, giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn, ngăn ngừa được các bệnh đau bụng, táo bón… Nhiều nghiên cứu còn cho rằng, ăn sầu riêng còn có thể ngăn ngừa bệnh bệnh cảm, giúp con người giảm bớt căng thẳng và áp lực trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Tác hại của quả sầu riêng

Mặc dù, sầu riêng có nhiều công dụng như chúng tôi đã liệt kê ở trên nhưng không đồng nghĩa là bạn sẽ có thể ăn sầu riêng một cách tùy thích và thường xuyên. Nếu ăn quá nhiều sầu riêng và ăn không đúng cách sẽ rất dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Nếu ăn quá nhiều sầu riêng, lượng chất xơ có trong quả sầu riêng sẽ khiến cho dạ dày bị khó chịu, đầy hơi, làm bạn ăn không ngon, ngủ không ngon giấc. Sầu riêng còn chứa một lượng đường tự nhiên cao, chính vì thế bạn nên ăn sầu riêng ở một lượng vừa phải không nên ăn quá nhiều khiến tăng nồng độ glucose trong máu.

Sầu riêng chứa nhiều calo và chất béo, nếu ăn nhiều sầu riêng sẽ khiến lượng chất béo này bị tích tụ trong cơ thể, khiến bạn bị tăng cân. Những người đng trong quá trình giảm cân, ăn kiêng thì không nên ăn sầu riêng hoặc nếu có thì nên kết hợp thể dục, giảm lượng chất béo có trong các bữa ăn chính để cân bằng lại trọng lượng cơ thể.

Khi ăn sầu riêng không nên uống rượu sẽ rất dễ bị khó tiêu, các hợp chất lưu huỳnh có trong quả sầu riêng sẽ ức chế mọi hoạt động của enzim khiến việc tiêu hóa cũng như loại bỏ chất độc hại trong rượu lâu hơn, tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, mọi người nên biết rằng, sầu riêng không phải là một loại quả tốt cho phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ sau sinh. Mẹ bầu nếu ăn sầu riêng có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng, gây nổi mụn, nhiệt miệng, ăn sầu riêng còn làm cho cơ thể mẹ bầu khó ngủ, tim đập nhanh và có nguy cơ bị đột quỵ.

Sầu riêng để được bao lâu? Cách bảo quản thơm ngon không bị hỏng

Sầu riêng là một loại quả có thể được bảo quản khá lâu, mùi hương của nó bám rất dai dẳng nên không dễ dàng bị mất đi. Thường thì một quả sầu riêng sẽ có thể được bảo quản trong 1 tuần, nếu bạn muốn bảo quản sầu riêng thơm ngon và lâu hơn mà không bị hòng thì có thể tách thịt quả sầu riêng ra, sau đó đem bỏ vào tử lạnh ăn dần là được.

Nhiều người ai cũng nghĩ cứ thuộc loại trái cây thì loại quả nào cũng tốt cho sức khỏe và được ăn thoải mái, tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Sầu riêng có những lợi ích và tác hại nào?Sầu riêng để được bao lâu? Cách bảo quản thơm ngon không bị hỏng? Những thắc mắc đó đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết, hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin có ích cho mọi người!

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác có trên toptacdung.com để tìm hiểu được nhiều cách bảo quản những loại thức ăn, đồ uống khác như bài viết Sữa ngô để được bao lâu? Bạn nên tìm hiểu trước khi dùng! giúp bạn biết được nhiều phương pháp bảo quản khác nhé.

Video liên quan

Chủ Đề