Em hãy cho biết tại sao Việt Nam lại trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp

Câu 1:

 Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam do:

  Từ giữa thế kỷ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường và vơ vét tài nguyên. Vào cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp ngày càng phát triển nên cần thị trường và thuộc địa nhiều hơn nữa. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, vị trí của Việt Nam hết sức thuận lợi – là ngã ba của Đông Dương rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa đường biển nên thuận lợi cho quá trình xâm chiếm, vơ vét của cải dễ để mang về chính quốc. Bên cạnh đó dân đông, dân trí lại thấp, nguồn nhân công đông đảo lại rẻ mạt. Hơn nữa, chế độ phong kiến lúc này đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng đã biến Việt Nam thành “miếng mồi ngon béo bở” của thực dân Pháp, thỏa mãn khao khát mở rộng thị trường và thuộc địa của Pháp thời kì này. Pháp đã có ý định xâm chiếm Việt Nam từ lâu. Hiện thực hóa âm mưu đó, năm 1858 lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược của thực dân phương Tây ở Việt Nam, uy hiếp cửa ngõ phía Nam của kinh đô Huế, đe dọa sự tồn vong của triều đình nhà Nguyễn. Chính thức từ đây Pháp xâm lược nước ta trong thời gian dài. Việc Pháp xâm lược nước ta đã làm nhân dân ta chịu ách đô hộ xâm lược kéo dài. Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp gồm hai mâu thuẫn chủ yếu là: Mâu thuẫn chủ yếu bao trùm xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp; bên cạnh đó là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến vô cùng sâu sắc.Câu 2:
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, 

Vì: Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.MIk chỉ biết làm 2 câu này thôi
#chaudongocbaocute23#

Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Hướng dẫn giải:

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.

Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau [2-9-1858], địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

 

 Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858

Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.

 Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu

Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng [từ 1-9-1858 đến 23-3-1860], Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.

Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

1/ Tại sao Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp?

a. Vị trí thuận tiện, dân tuy nghèo nhưng đông b. Giàu tài nguyên, thị trường tốt, vị trí thuận tiện
c. Tài nguyên tuy ít, nhưng có vị trí thuận tiện d. Tuy vị trí không thuận tiện nhưng giàu tài nguyên

2/ Pháp lấy cớ gì để tấn công nước ta?

a. Tự Đức không triển khai những điều mà Nguyễn Ánh đã cam kết 1783 b. Triều đình Huế giết sứ thần của Pháp c. Chiếc thuyền của triều đình Nguyễn bắn vào tàu Pháp

d. Bảo vệ đạo Gia Tô

3/ Liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng đầu tiên xâm lược nước ta vào ngày tháng năm nào? Tại đâu?

a. 2/9/1858 – Huế b. 31/8/1885 – Gò Công c. 31/8/1858 – TP. Đà Nẵng d. 15/1/1859 – Gia Định

4/ Trận Đà Nẵng có kết quả như thế nào?

a. Pháp thua phải rút về b. Pháp bị thất bại phải chuyển vào đánh Gia Định
c. Pháp thắng, chiếm Thành Phố Đà Nẵng d. Triều đình giảng hoà với Pháp

5/ Hãy cho biết ba tỉnh miền Tây Nam Kì gồm những tỉnh nào?

a. Cần Thơ, Bến Tre, Hà Tiên b. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
c. Cà Mau, Vĩnh Long, An Giang d. Mỹ Tho, An Giang, Bến Tre

6/ Quân Pháp kéo vào Gia Định vào thời gian nào?

a. 2/1859 b. 12/1859 c. 8/1858 d. 7/1860

7/ Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công vào

a. Đại đồn Chí Hoà b. Thành Gia Định c. Thành Vĩnh Long d. Thành Quy Nhơn

8/ Quân Pháp mở cuộc tấn công vào đại đồn Chí Hoà vào?

a. đêm 13 rạng sáng 14/2/1861 b. đêm 23 rạng sáng 24/1/1861

c. đêm 23 rạng sáng 24/2/1861 d. đêm 16 rạng sáng 17/2/1861

Xem thêm: Loạt mỹ nhân Việt từng gặp rắc rối vì vòng 1 lớn

9/ Quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa [GòCông] vào

a. tháng 2 / 1864 b. tháng 12/1863 c. tháng 2/1863 d. tháng 6/1864

10/ Trương Định mất vào ngày tháng năm nào?

a. 8/12/1863 b. 8/2/1865 c. 2/8/1864 d. 20/8/1864

11/ Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế kí với Pháp là

a. Hiệp ước Hacmăng – 1883 b. Hiệp ước Nhâm Tuất – 1862
c. Hiệp ước Patơnốt – 1884 d. Hiệp ước Gíap Tuất – 1874

12/ Nội dung cơ bản của điều ước Nhâm Tuất 1862 là gì?

a. 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ và hòn đảo Côn Lôn thuộc Pháp b. 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ và hòn đảo Phú Quốc c. 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ và đảoCôn Lôn thuộc Pháp

d. Nam Kì lục tỉnh và hòn đảo Côn Lôn

13/ Theo điều ước Nhâm Tuất, triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh

a. Thanh Hóa, Quảng Bình, Nghệ An b. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
c. Tỉnh Nam Định, HàNội, HảiDương d. GiaĐịnh, ĐịnhTường, BiênHòa .

14/ Nghĩa quân của ai đã đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ?

a. Trương Định b. Thiên Hộ Dương c. Nguyễn Trung Trực d. Nguyễn Hữu Huân

15/ Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nổi tiếng nào?

a. “Phá cường địch báo hoàng ân”

b. “ Vì Vua cứu nước ” c. “ Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc ”

d. “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh tây ”

Video liên quan

Chủ Đề