Reverb nghĩa là gì

Định nghĩa: Reverb được tạo nên bởi các âm thanh phản xạ tại môi trường nó phát âm, cho đến khi quá trình âm thanh đó bị kết thúc bởi môi trường mà nó cư trú, bị hấp thụ. Reveb gần giống Echose. Chỉ khác Echo là tiếng đội 1 chiều, còn Reverb là sự đa hướng. Tạo cảm giấc về không gian cho âm thanh.

Các loại không gian thường gặp. Hall [ Hội trường], Chamber [Buồng], Room [Phòng], Plate [ Sử dụng tấm thép để phản hồi], Sping [ Tấm thép đệm lò so]

Dry/Wet [Mix]. Kiểm soát độ lớn, độ hòa trộn giữa âm thanh gốc và âm thành Reverb. Dry- Chỉ có âm gốc, Wet chỉ có âm Reverb

Pre delay time: Thời gain dội lại trực tiếp gần nhất, và lần sau. Càng lớn thì phòng càng lớn.

Reverb time [decay]: Độ dài của Reverb thường từ 400x6s. Thể hiện tính chất của căn phòng làm bằng gì, chất liệu thế nào. Hay còn gọi là khả năng hấp thụ âm của vật liệu.

Diffusion [Khuếch tán] Không gian giưa lần vang lập lại,Thể hiện chất liệu , bề mặt và nội thất trong phòng.

Density [Mật độ] : Thể hiện số lượng lập lại cho lần lặp đầu tiên. Tương đương việc tạo dày các lớp ban đầu như giọng hát vocal, tiếng gõ.

Room Size: Kich thước phòng

Gate : Thể hiện độ vang có cường độ cao trong thời gian ngắn, gate có khả năng tắt Reverd nhanh. Vậy tạo sự rõ ràng trong việc sử lý tín hiệu nhanh và gấp.

Ngoài ra còn nhiều thông số khác bổ xung giúp cho Reverb trở lên độc đáo và sắc nét hơn.

Echo và Reverb là các yếu tố không thể thiếu trong 1 hệ thống dàn âm thanh. Vậy Echo là gì? Reverb là gì? Làm sao để phân biệt 2 yếu tố này? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Khang Phú Đạt Audio nhé!

Echo là gì?

Echo là gì? Đây là độ vang của âm thanh, 1 cách giúp bạn dễ nhận biết đó chính là khi hát karaoke hoặc nói vào micro thì bạn sẽ nghe cuối câu bị vọng lại. Điều chỉnh Echo thích hợp sẽ giúp bài hát của bạn hay hơn nhiều so với bình thường

Tác dụng của Echo trong âm thanh là gì?

Echo sẽ giúp giọng hát, bản nhạc của bạn trở nên vang vọng hơn, giúp bạn cảm nhận âm thanh phát ra hay hơn rất nhiều. Nếu bạn dùng dàn âm thanh để hát karaoke thì bạn nên điều chỉnh Echo trên amply. Vì nếu không có Echo bài hát của bạn sẽ trở nên khô và khó nghe.

Vai trò của Echo trong âm thanh rất to lớn. Và việc tinh chỉnh cũng khá dễ dàng, không gây khó khăn cho người dùng. Chính vì thế bạn có thể tự chỉnh trên các thiết bị âm thanh theo ý thích của bản thân.

Reverb là gì?

Reverb trong âm thanh là hiệu ứng vọng lại của âm. Ví dụ như khi bạn nói trong 1 hành lang rộng hay trong phòng kín, âm thanh sau khi phát ra sẽ gặp vật cản như tường, đồ vật,… phản xạ âm thanh làm xuất hiện âm thanh vọng lại.

Phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần của các vật cản mà âm vọng lại nhanh hay chậm tạo nên âm thanh theo sau âm thanh gốc. Một số loại Reverb điển hình theo không gian đó là: room, stage, hall,…

Công dụng của Reverb trong âm thanh

Trong bất kỳ hệ thống dàn âm thanh hội trường giá rẻ, sân khấu hoặc trong dàn karaoke nào chắc chắn đầu cần dùng đến Reverb để âm thanh được hay hơn, đặc biệt là xử lý  tiếng micro karaoke.

Khi có thêm tiếng Reverb thì người hát sẽ cảm thấy giọng hát của mình hay hơn so với chỉ có Echo thông thường. Ngoài ra, nó còn tạo cảm giác cho người nghe về không gian, cảm xúc ở bài hát được thể hiện, tăng cảm hứng cho người nghe hơn.

Vai trò lớn nhất của Reverb đó chính là gắn kết các nguồn âm thanh khác nhau. Nếu không có nó thì bạn sẽ cảm thấy bài hát là 1 hỗn hợp âm nhạc rời rạc, tách biệt và như thể là không nằm trong cùng 1 bài hát.

Xem thêm: Các loại âm thanh phổ biến nhất hiện nay

Phân biệt Echo và Reverb trong âm thanh

Sau khi phân tích khái niệm Echo và Reverb là gì chúng ta có thể nhận thấy là chúng đều được tạo ra từ sự vọng lại của âm thanh tuy nhiên chúng lại đem đến âm thanh hoàn toàn khác nhau.

Echo giúp làm giả và tạo ra tiếng vọng lại như trong hang động với thời gian dài hơn, có thể là từ 1 đến vài giây. Còn Reverb có vai trò thể hiện tiếng ngân, giúp gắn kết các nguồn âm thanh khác nhau và đưa chúng vào cùng 1 không gian chung.

Cả 2 loại âm thanh này đều đảm nhận vai trò là 1 trong các hiệu ứng khả là quan trọng để tạo nên giọng hát hay, âm thanh, nhạc cụ truyền cảm hơn và có độ sâu giúp người hát đỡ tốn sức.

Đa số các bộ dàn karaoke hiện nay trên thị trường đã có hiệu ứng Echo để những người hát ngắn hơn cảm thấy tự tin hơn. Tuy nhiên nếu có nhiều Echo quá thì sẽ làm cho âm thanh không có sự rõ ràng vì sự lặp lại và đè lẫn nhau. Người điều chỉnh cần cân đối giữa Echo và Reverb.

Trên đây là những thông tin về Echo là gì? Reverb là gì? cũng như cách phân biệt chúng. Hi vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại âm thanh này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Khang Phú Đạt Audio nhé. Chúng tôi luôn đồng hành cùng khách hàng, hỗ trợ khách hàng 24/7.

Reverb có nghĩa tiếng việt là vọng lại, dội lại.

Khi ở trong các căn phòng có diện tích rộng lớn, âm thanh bạn phát ra vọng và va đập vào các bề mặt của căn phòng, phản xạ tán loạn liên tục với nhau và tạo ra các tiếng Reverb. Mỗi một không gian sẽ có Reverb khác nhau, khi bạn ở phòng khách thì âm vọng sẽ không rõ ràng như ở trong hang động hoặc khi bạn ở trong xe hơi,...

Ngoài yếu tố không gian thì các vật liệu trong phòng cũng ít nhiều ảnh hưởng tới Reverb. Vật liệu cứng sẽ cho phản xạ âm thanh tốt hơn so với các vật liệu mềm. Bởi vậy, trong các phòng karaoke hiện nay thường sử dụng các miếng mút mềm còn trong trong các nhà hát thì họ sẽ sử dụng các vật liệu cứng và nhẵn để tạo độ vang. Tiếng Reverb cũng khiến cho các thiết bị âm thanh như loa bị rè, sôi.

Tựu chung, Reverb chính là các hiệu ứng mô tả không gian mang lại cảm giác về chiều sâu, độ vạng vọng,...về âm thanh giúp người hát đỡ tốn hơi hơn và người nghe có cảm xúc hơn.
 

2. Cách thức hoạt động của Reverb:

Như bạn đã biết, Reverb là kết quả âm thanh vọng lên trần nhà, vách đá, sàn nhà,...và dội lại. Khi hát trong hội trường lớn, âm thanh đầu tiên mà bạn nghe thấy đó chính là âm thanh trực tiếp. Sau đó bạn sẽ nghe thấy âm thanh dội ra từ các bức tường gần đó và sau đó vang tới khắp mọi nơi. Sự phản hồi âm ban đầu bạn nghe được từ các bức tường và tiếng vang sau đó được gọi chung là Reverb.

3. Các chế độ của Reverb

Reverb có nhiều chế độ khác nhau, đó là:
 

3.1. Chế độ Room - Room Mode:

Chế độ Room giúp tái hiện không gian của các căn phòng nhỏ với trần nhà thấp, vật liệu chủ yếu là bê tông, gỗ với bề mặt nhẵn phẳng và có nhiều đồ vật nên ôm thanh vọng lại vô cùng lộn xộn. Không gian này có thể là phòng ngủ, phòng khách hoặc phòng thu âm,...

Tiếng Reverb phát ra từ các căn phòng này bạn sẽ cảm nhận được nó không được rộng một cách dễ dàng. Vậy nên, khi lắp đặt hệ thống âm thanh cho các căn phòng này bạn cần phải chú ý đến cách đặt loa sao cho hiệu quả nhất.
 

3.2. Chế độ Halls Reverb:

Là chế độ Reverb cho không gian phòng có diện tích rộng lớn và được lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Chế độ Halls giúp cho bài hát của bạn giống như được chơi ở không gian lớn. So với Room thì Halls tạo ra nhiều âm thanh phản xạ, khi nghe có chiều sâu và ngọt ngào hơn. Trong trường hợp chính chế độ Halls không chuẩn thì âm thanh phát ra sẽ rất thừa và tù.

>>>Bạn nên tìm hiểu thêm Khái niệm Echo trong âm thanh là gì? Cách chỉnh Echo hay nhất?


 

3.3. Chamber Reverb:

Được sáng tạo và phát triển bởi Bill Putnam vào năm 1947. Chế độ Chamber được sử dụng rộng rãi và áp dụng nhiều trong các dàn karaoke. Khi sử dụng chế độ này, bạn sẽ cảm thấy bài hát nghe sâu hơn, ít âm phản xạ. Để có có chế độ Chamber phù hợp bạn chỉ cần đặt 1 chiếc loa karaoke BMB để phát nguồn âm thanh với các tấm phản âm và đặt 1 micro có độ nhạy cao để thu lại âm thanh phản xạ kèm theo âm thanh gốc trong căn phòng đó.
 

3.4. Plate Reverb:

Là Reverb cơ khí, được tạo ra với mục đích tái hiện lại bất kỳ một không gian cụ thể nào. Plate Reverb cho âm thanh dày giống như căn phòng tự nhiên mà các Reverb khác không có do kim loại rung động rất mạng. Chế độ này thích hợp sử dụng tại các phòng karaoke có diện tích 25m2.

Plate được chế tạo từ các tấm kim loại lớn, tích điện rung động theo âm thanh/âm nhạc phát ra từ 1 máy biến năng và được cài đặt thẳng vào tâm của chúng. Một hoặc nhiều Pickup gắn lên đó sẽ hấp thụ lại rung động từ các tấm kim loại này.
 

3.5. Spring Reverb:

Cơ chế làm việc của Spring tương tự như Plate nhưng thay các tấm kim loại tích điện bằng lo xo. Chế độ này phát triển mạnh mẽ vào những năm 70, cho âm thanh đặc trưng nghe ong ong, có chất kim khí giống như khi nhún nhảy, thả tay nhanh khỏi lò xo. Spring Reverb thường được sử dụng trong hệ thống âm thanh tại nhà xưởng vì không gian ở đó rất rộng.
 

3.6. Impulse Response:

Chế độ Impulse Response giúp bạn tái hiện lại tất cả mọi thứ như trong hang động, nhà quốc hội,....thậm chí là nhà hát Opera Sydney chỉ sau 1 cú nhấp chuột. Impulse Response có thể xử lý được cả bài nhạc của Lossless mà không hề thua kém một thiết bị “đắt tiền” nào khác trên thị trường.
 

4. Mẹo sử dụng Reverb an toàn, hiệu quả:

Với những người mới sử dụng việc “căn ke” Reverb sao cho phù hợp không phải là điều dễ dàng. Bởi nó phụ thuộc vào không gian, bối cảnh và kinh nghiệm tích lũy. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài mẹo nhỏ khi sử dụng Reverb.
 

4.1. Thiết lập Reverb - Send hay Insert:

Có đến 80% các trường hợp sử dụng Reverb đều thiết lập chế độ Send thay vì Insert. Để bạn hiểu rõ hơn về Send và Insert, chúng tôi sẽ giải thích ngắn gọn cách thức hoạt động của Reverb trên 2 hình thức này, đó là:

  • Send: Reverb tác động lên âm thanh và không làm thay đổi tín hiệu gốc. Về bản chất thì nó giống như 1 bản copy của tín hiệu gốc và xử lý trên bản copy đó.

  • Insert: Reverb tác động và làm thay đổi tín hiệu gốc một cách trực tiếp.

Vai trò cốt lõi của Reverb đó chính là kết nối, đưa các nguồn âm thanh đơn lẻ vào trong 1 không gian chung. Và Send sẽ là giải pháp phù hợp nhất lúc này. Các hiệu ứng âm thanh thiết lập Send có thể tác động lên nhiều nguồn âm thanh khác nhau cùng một lúc. Khi sử dụng Reverb dưới dạng Send Effect bạn nên để 100% Wet, và điều chỉnh lượng Reverb qua thông số Send Level trên track nhạc cụ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của track.
 

4.2. Chỉ sử dụng khi cần thiết

Reverb rất “lừa tình”, nó khiến cho bạn cảm thấy âm thanh sống động hơn khi nghe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì Reverb sẽ khiến cho bài hát của bạn trở thành “thảm họa”. Vậy nên, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng tính năng này.

>>>Xem ngay 

Cổng Phono là gì? Hướng dẫn sử dụng cổng Phono trên Amply
 

4.3. Lựa chọn Room Mode và thiết lập phù hợp:

Nếu bạn muốn tái tạo không gian cho nhà hát, với các bản mix thì lựa chọn Room Mode là giải pháp phù hợp nhất. Trên các thiết bị Reverb sẽ có hàng loạt Room Mode  như Hall, Room, Studio,...kèm theo đó là nhiều prest đem tới cho bạn nhiều sự lựa chọn. Lúc này, bạn hãy lựa chọn một preset phù hợp với nhu cầu; đồng thời chỉnh lại các thông số Reverb để hợp với bản mix.

Khi điều chỉnh bạn không nên nghĩ chế độ Reverb Hall hay Concert sẽ làm cho giọng hát nghe “lớn”. Còn chế độ Room hay Plate dư sức tạo ra không gian lớn cho nhiều bản mix thông thường mà không gây ra các tác dụng phụ như Hall. Chế độ Hall chỉ phù hợp với giọng hát của 1 ca khúc nhạc nhẹ.
 

4.4. Không ngại thử nghiệm cách dùng mới.

Các mẹo nhỏ trên đây về cách sử dụng Reverb chỉ ở mức cơ bản dành cho người mới sử dụng. 

Video liên quan

Chủ Đề