Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là gì năm 2024

nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước quy định:“Quỹ đầu tư phát triển dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của tổ chức tín dụng và bổ sung vốn điều lệcho tổ chức tín dụng. Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, tổ chức tín dụng quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn”.

- Điều 9 Thông tư số 20/2018/TT-BTC ngày 12/02/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân quy định quỹ tín dụng nhân dân thực hiện phân phối lợi nhuận, quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định tại Điều 22 và Điều 24 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP.

- Điều 29 Luật các TCTD quy định TCTD phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các thủ tục thay đổi mức vốn điều lệ (điểm b khoản 1); việc thay đổi mức vốn điều lệ của QTDND được thực hiện theo quy định của NHNN (khoản 3).

- Tại Văn bản hợp nhất số 44/VBHN-NHNN ngày 05/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quỹ tín dụng nhân dân quy định:

+ Điều 1: phạm vi điều chỉnh của Thông tư áp dụng đối với việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, địa bàn hoạt động, quản trị, điều hành, kiểm soát, vốn điều lệ, vốn góp, chuyển nhượng vốn góp, hoàn trả vốn góp, thành viên, đại hội thành viên, hoạt động và quyền hạn, nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân.

+ Điều 10, Điều 11, Điều 12: quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân.

+ Khoản 2 Điều 26: quy định việc thay đổi vốn điều lệ thực hiện theo quy định của NHNN về những thay đổi phải được NHNN chấp thuận.

Như vậy, theo quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, Thông tư số 20/2018/TT-BTC, việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển để tăng vốn điều lệ của Quỹ Tín dụng nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn. Điều kiện, trình tự, thủ tục tăng vốn điều lệ từ quỹ đầu tư phát triển tại Quỹ Tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam./.

[VOV2] - Xây dựng và phát triển quỹ tín dụng nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Quỹ tín dụng nhân dân thuộc loại hình tổ chức kinh tế tập thể, hoạt động theo nguyên tắc tự bù đắp chỉ phí để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo giấy phép, chủ yếu trong phạm vi các thành viên, dưới sự chỉ đạo, giám sát của ngân hàng nhà nước.

Hiện nay trên cả nước có 1.179 QTDND, hoạt động trên 57 tỉnh, thành phố. Địa bàn hoạt động của QTDND chỉ trong phạm vi hẹp (một xã, phường hay liên xã, liên phường tiếp giáp với trụ sở chính của quỹ). Cho vay đối với khách hàng là thành viên; Đối với khách hàng không phải là thành viên khi cho vay phải đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với điều kiện ưu đãi (ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ so với quy định của pháp luật và các quy định tại quy định nội bộ về hoạt động cho vay, quản lý tiền vay) cho những đối tượng sau đây:

  1. Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng của quỹ tín dụng nhân dân;
  1. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán và thanh tra viên đang thanh tra tại quỹ tín dụng nhân dân;
  1. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại điểm a khoản này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
  1. Người thẩm định, xét duyệt cho vay của quỹ tín dụng nhân dân.

Điều kiện để trở thành thành viên quỹ tín dụng nhân dân:

1. Đối với cá nhân:

  1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
  1. Cán bộ, công chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là cán bộ, công chức không được giữ các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị; Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc; Kế toán trưởng và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ khác trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 20 Thông tư này;
  1. Không thuộc các đối tượng sau đây:

(i) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành bản án, quyết định về hình sự của tòa án; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích;

(ii) Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

(iii) Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;

  1. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

2. Đối với hộ gia đình:

  1. Là hộ gia đình có hộ khẩu thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình;
  1. Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với pháp nhân:

  1. Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động bình thường và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
  1. Người ký đơn đề nghị tham gia góp vốn quỹ tín dụng nhân dân phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác của pháp nhân làm đại diện tham gia quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu tại Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02B và Phụ lục số 03 Thông tư này, tán thành Điều lệ và góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.

5. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.

Mời các bạn nghe bà Mai Thị Hồng - Phó Trưởng Ban - Ban đào tạo và tư vấn, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam tư vấn từng trường hợp cụ thể dưới đây: