Quê quán của con được xác định như thế nào năm 2024

Tôi làm việc ở Đồng Nai, vừa mới sinh con tại đây. Do điều kiện không về lại nơi thường trú (thị xã Ninh Hòa) được, có cách nào để tôi khai sinh cho con có được quê quán gốc và là nơi cháu sinh ra được không?

(Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Hoa - Xuân Lộc, Đồng Nai)

Ý kiến tư vấn:

Luật hộ tịch ghi nhận một trong những nguyên tắc trong đăng ký hộ tịch là mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.

Như vậy với trường hợp của chị có thể liên hệ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chị đang cư trú để đăng ký khai sinh cho cháu.

Ý muốn của chị trên Giấy khai sinh của cháu thể hiện quê quán là nơi cha mẹ được sinh ra. Điều này luôn được đáp ứng. Luật Hộ tịch quy định việc xác định quê quán của cá nhân khi đăng ký khai sinh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán, và thỏa thuận đó được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Về nơi sinh của trẻ em thì phải được ghi nhận nơi thực tế đứa trẻ được sinh ra, chứ không liên quan đến quê quán của cha mẹ.

Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biên pháp thi hành Luật Hộ tịch đã quy định: Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.

Cần lưu ý chấp hành đúng quy định về thời hạn trong đăng ký khai sinh. Theo quy định của Luật, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Hiện nay theo quy chuẩn, căn cước công dân ghi thông tin "quê quán" thay vì "nơi sinh". Việc ghi "nguyên quán", "quê quán" trên nhiều loại giấy tờ liên quan khiến phát sinh không ít rắc rối.

Anh em ruột, "quê quán" lại khác nhau

Vợ chồng anh N.Đ.T. (ngụ phường 8, quận Phú Nhuận) có ba con là N.Đ.P. (sinh năm 2004) và hai bé em, một bé sinh năm 2013, bé còn lại sinh năm 2019, cả ba bé đều đăng ký khai sinh ở phường 8. Tréo ngoe ở chỗ khai sinh của con trai đầu N.Đ.P. ở mục "quê quán" ghi là Bắc Giang, còn hai bé sau lại ghi Hải Dương giống quê quán của anh T..

Nguyên do anh T. có thời gian sinh trưởng ở tỉnh Bắc Giang, dù quê cha đất tổ ở Hải Dương. Sau đó, cả gia đình anh vào TP.HCM sinh sống tại quận Phú Nhuận từ rất nhiều năm. Vì vậy, năm 2004 khi đi đăng ký khai sinh cho con đầu lòng, cán bộ hướng dẫn anh ghi quê quán cho con là "nơi sinh trưởng của cha đẻ, tức Bắc Giang".

Do khai sinh là giấy tờ gốc mà lại có sự bất nhất như vậy nên nhiều năm nay, gia đình anh T. nhiều lần cầu cứu đến UBND phường, quận và nhiều cơ quan chức năng để xin cải chính, điều chỉnh mục quê quán trong khai sinh cháu P. để thống nhất là tỉnh Hải Dương.

Trong khi năm 2018, trong văn bản trả lời về đề nghị điều chỉnh quê quán cho cháu P., trưởng phòng tư pháp quận Phú Nhuận khẳng định: "Trường hợp quê quán được áp dụng theo quyết định 1203 ngày 26-12-1998 của bộ trưởng Bộ Tư pháp thì quê quán là nơi sinh trưởng của cha đẻ, nếu không rõ ai là cha đẻ thì ghi nơi sinh trưởng của mẹ đẻ, là phù hợp với quy định pháp luật hộ tịch tại thời điểm đăng ký, không có sai sót. Nên yêu cầu cải chính quê quán theo Luật hộ tịch là không có cơ sở để tiếp nhận giải quyết".

Tương tự, ông L.Đ.Q. (ngụ Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức) ở tình huống cha của ông quê quán Khánh Hòa. Khi cha ông tập kết ra Hà Nội thì sinh ra ông Q. ở đây. Ông Q. có hai con, bé lớn sinh năm 2011 và bé nhỏ sinh năm 2015, đều đăng ký khai sinh ở phường Hiệp Bình Chánh.

Tuy nhiên khai sinh của bé lớn được cán bộ hướng dẫn ghi theo quy định lúc đó nơi sinh của ông Q. là Hà Nội, còn bé nhỏ thì vẫn được ghi quê quán là Khánh Hòa. "Là anh em ruột mà quê quán khai sinh khác nhau. Để điều chỉnh trong khai sinh thì không được, cán bộ không đồng ý" - ông Q. nói.

Nên ghi nơi sinh

Về lịch sử dùng thuật ngữ "nguyên quán" và "quê quán", thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho hay thuật ngữ "nguyên quán" trước đây được Bộ Công an sử dụng để ghi trong các giấy tờ như CMND, sổ hộ khẩu, tờ khai nhân khẩu.

Còn thuật ngữ "quê quán" được Bộ Tư pháp dùng trong các giấy tờ như giấy khai sinh, lý lịch... Dù những năm gần đây đã có sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ "quê quán" thay cho "nguyên quán", tuy nhiên vẫn có sự thiếu thống nhất trong quy định hướng dẫn ghi thông tin quê quán trong khai sinh như các trường hợp được dẫn ra ở trên.

Hiện nay, việc ghi quê quán khi đăng ký khai sinh được quy định tại điều 4, Luật hộ tịch 2014: "Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh". Như vậy, khi làm giấy khai sinh cần căn cứ vào giấy khai sinh của cha, mẹ để ghi đúng thông tin về quê quán của con.

Còn nơi sinh, theo quy định pháp luật hộ tịch hiện hành "là nơi chốn - địa danh trẻ được sinh ra". Nếu trẻ được sinh ra tại cơ sở y tế thì ghi "nơi sinh" theo tên cơ sở y tế kèm địa chỉ cơ sở y tế (đường, xã, huyện, tỉnh). Nếu sinh ở ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của ba cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh).

Cần lưu ý là "nơi sinh" hoàn toàn khác với "nơi đăng ký khai sinh" được ghi nhận trên giấy khai sinh và được ghi nhận trên mã vùng trên căn cước công dân. "Nơi đăng ký khai sinh" theo quy định là UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi cư trú của người cha hoặc mẹ.

"Ví dụ hàng nghìn trẻ được sinh ra tại Bệnh viện Từ Dũ thì nơi sinh chính là Bệnh viện Từ Dũ số 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM. Nhưng nơi đăng ký khai sinh tùy thuộc vào nơi cư trú cấp xã của cha mẹ trẻ. Tất cả công dân nơi đăng ký khai sinh là các UBND xã, phường, thị trấn ở TP.HCM thì mã cấp tỉnh nơi đăng ký khai sinh ghi nhận trên dãy số định danh ở căn cước đều là 079" - ông Quang nói.

Ông Quang cho rằng căn cước nên ghi thông tin "nơi sinh" thay vì "quê quán". Bởi lẽ, kết hợp với trường thông tin về họ tên, ngày sinh với nơi sinh sẽ giúp xác định chính xác một công dân. "Ví dụ, trùng một ngày Việt Nam có hơn 4.000 trẻ em sinh ra.

Chia cho nơi sinh là hàng nghìn bệnh viện công các cấp và bệnh viện tư ở 63 tỉnh thành thì số trẻ trùng thông tin nơi sinh sẽ giảm đi. Kết hợp thêm trường thông tin họ tên thì xác xuất trùng người là cực thấp. Như vậy, việc căn cước ghi thông tin nơi sinh có cơ sở khoa học hơn cho việc nhận diện công dân" - ông Quang lý giải.

Hội nhập quốc tế, phải theo chuẩn chung

Theo tiến sĩ Cao Vũ Minh - giảng viên Trường đại học Kinh tế - Luật, do bối cảnh lịch sử, trước đây các giấy tờ mà Bộ Tư pháp chủ trì thì họ sử dụng thuật ngữ là "quê quán", còn Bộ Công an sử dụng thuật ngữ "nguyên quán".

Mặc dù các văn bản pháp luật liên quan chưa đưa ra giải thích, định nghĩa với hai thuật ngữ trên nhưng chúng được dùng để ghi vào các giấy tờ hộ tịch của mỗi cá nhân với ý nghĩa chỉ "nguồn gốc, nơi sinh trưởng của ông bà, cha mẹ".

Việc sử dụng hai thuật ngữ này gây ra không ít rắc rối cho nhiều thế hệ các gia đình người Việt và không theo chuẩn mực chung. Khoảng 10 năm trở lại đây thì thuật ngữ "quê quán" được sử dụng thống nhất trong các giấy tờ do Bộ Công an và Bộ Tư pháp chủ trì quản lý.

Ở các nước khác họ không ghi thông tin "quê quán" hay "nguyên quán" như chúng ta. Bởi lẽ hai thuật ngữ trên chỉ để nơi chôn nhau cắt rốn, gắn với cội nguồn, tình cảm gia đình. Còn đối với giấy tờ pháp lý gắn với cá nhân thì phải ghi nơi sinh. Còn các nước, việc ghi "nơi sinh" là để phục vụ yêu cầu xác định chính xác riêng cá nhân đó.

"Hiện nay chúng ta đang hội nhập, giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải cập nhật, theo chuẩn chung. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng như vừa qua hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam bị một số quốc gia từ chối.

Chúng ta đã phải cố gắng ngoại giao và phải sử dụng giải pháp tình thế là đại sứ quán cấp thêm tờ rời xác nhận về nơi sinh bằng tiếng quốc gia sở tại để xuất trình kèm theo hộ chiếu. Như thế, thay vì chúng ta chỉ cần mang một cuốn sổ hộ chiếu thôi thì chúng ta phải xin thêm một giấy xác nhận rời giống như giấy phép con", tiến sĩ Cao Vũ Minh nói.

Ghi "Quê quán" là không bảo đảm Luật bình đẳng giới

"Việc ghi thông tin quê quán trước nay chủ yếu là ghi theo quê cha sẽ là bất bình đẳng giới. Bởi lẽ một người được kết hợp từ một nửa dòng máu của cha và mẹ nhưng nhiều đời truyền nối sinh ra vẫn ghi quê quán theo quê của cha là bất bình đẳng.

Trong khi bình đẳng giới luôn là mục tiêu được Nhà nước bảo vệ và quy định trong Luật bình đẳng giới. Cách ghi quê quán như thế là không bảo đảm bình đẳng giới, nặng chủ nghĩa lý lịch..."

Quế còn theo ai?

Đồng thời, tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch, Điều 4 Nghị định 123/2015 của Chính phủ quy định quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Làm giấy khai sinh quê ở đâu?

Hồ sơ đăng ký khai sinh được nộp trực tiếp tại UBND cấp xã (cấp huyện) nơi cư trú của cha hoặc mẹ của trẻ. Bên cạnh đó, Phụ huynh khi đến làm thủ tục đăng ký khai sinh cần xuất trình giấy tờ tùy thân như thẻ CCCD/CMND, hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có hình ảnh nhận dạng.

Thế nào là nơi sinh trưởng?

Thuật ngữ và khái niệm nơi sinh trưởng, tức nơi mà chính quyền địa phương cho phép đăng ký khai sinh đối với một con người cụ thể không bao giờ là hai địa điểm khác nhau.

Họ của con được xác định như thế nào?

Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong tờ khai đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.