Quả roi trong miền nam gọi là gì

Ẩm thực Việt Nam đa dạng không chỉ trong nguyên liệu, cách chế biến và thưởng thức mà tên gọi của chúng cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa 3 miền Bắc – Trung – Nam. Hài hước thay, đôi lúc đi du lịch đến một địa phương nào khác, những tên gọi lạ tai này có thể khiến chúng ta thoáng chút "bối rối" nhẹ.

Show

Dưới đây chính là 10 loại rau củ quả phổ biến có tên gọi khá khác biệt giữa 3 miền nước ta mà chắc hẳn bạn chưa từng biết đến!

Người miền Bắc gọi quả mận của miền Nam là "roi". Tại một số vùng Trung Bộ, hiếm người biết rằng nó còn có tên là "đào".

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Trong khi đó, đây mới chính là "mận" đối với người dân miền Bắc. Người Nam Bộ thường gọi quả này là "mận Hà Nội" cơ!

Quả roi trong miền nam gọi là gì

"Quả dứa" của người miền Bắc thường được người Nam quen gọi là "trái thơm". Đặc biệt ở miền Trung, nó còn có tên là "trái gai".

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Đây là "bạc hà" - một nguyên liệu chuyên dùng để nấu canh chua theo cách hiểu của người Nam Bộ. Trong khi đó, ở miền Trung nó thường được gọi là "ráy". Miền Bắc lại nổi tiếng với cái tên "dọc mùng".

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Còn đây mới chính là "bạc hà" đối với người dân miền Bắc, là một loại lá tạo mùi thơm đặc trưng. Ở miền Trung và Nam, người ta hay lầm tưởng nó là "húng lủi". Thực chất, cả 2 loại lá này đều cùng thuộc Chi Bạc hà (danh pháp Mentha). Tuy đặc điểm bên ngoài khá giống nhau nhưng công dụng và mùi vị thì hoàn toàn khác nhau nhé!

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Cái này chắc nhiều người biết nè! Người Bắc quen gọi đây là "quả quất". Ở miền Nam, người ta toàn kêu là "trái tắc" mà thôi! Đặc biệt, người dân một số tỉnh Tây Nam Bộ còn gọi đây là "trái hạnh".

Quả roi trong miền nam gọi là gì

"Rau mùi" từ lâu đã quen thuộc với người miền Bắc vì mùi vị vô cùng đặc trưng, thậm chí khiến một số người không chịu nổi. Ở trong Nam, nó còn có tên là "ngò rí".

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Nếu như miền Nam gọi đây là "ngò gai" thì ngoài Bắc người ta xem nó như "rau mùi tàu".

Quả roi trong miền nam gọi là gì



"Khổ qua" và "mướp đắng" có lẽ là 2 cái tên đã quá quen thuộc đối với cả người dân 3 miền rồi phải không!

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Vừa nhìn ảnh, bạn có đoán được đây là loại rau nào không? Đối với người Bắc, nó có tên là "cải cúc". Trong khi đó ở miền Nam, người ta hay kêu "tần ô". Một số tỉnh Trung Bộ còn gọi đây là "tàng ô" nữa đó!

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Đối với người dân miền Nam, "khoai mì" có lẽ là loại củ đã gắn liền với tuổi thơ của chúng ta. Di chuyển ngược lên miền Trung và miền Bắc, nó lại thường được gọi là "củ sắn".

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Rắc rối nữa đây, hình bên dưới mới chính là "củ sắn" theo cách hiểu của người miền Nam. Các vùng Bắc Bộ hay gọi nó là "củ đậu" đó bạn ơi!

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Lại thêm một trường hợp chắc nhiều người trong chúng ta từng nghe qua: Người miền Nam toàn gọi "quả na" là... "mãng cầu" mà thôi!

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Còn trái này được người miền Nam kêu là "mãng cầu xiêm". Không biết các bạn ở vùng khác gọi như thế nào nhỉ?

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Ở các tỉnh Bắc và Trung Bộ, loại rau bổ dưỡng này thường được gọi là "súp lơ". Trong khi đó người miền Nam lại thích kêu... "bông cải" cho dễ hiểu!

Quả roi trong miền nam gọi là gì

Nguồn: Tổng hợp

Quả roi có nhiều tên gọi khác nhau theo vùng miền. Miền bắc gọi là roi, miền nam gọi là mận. Vậy, quả roi có tác dụng gì?

Tổng quan về quả roi

Bài viết trên Báo Dân trí cho biết, quả roi (trong miền Nam gọi quả mận) có tên khoa học là Syzygiumjambos. Loại quả này có lịch sử sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền Ấn Độ. Cây roi thuộc họ Myrtaceae và có nguồn gốc từ Đông Nam Á.

Quả roi có hình dáng giống như chiếc chuông nhỏ và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ sẫm, xanh lá cây, trắng, vàng, tím đậm và xanh đậm.

Thành phần dinh dưỡng của quả roi

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong 100g quả roi có 93g nước, 0,6g protein, 29mg canxi, 0,07mg sắt, 5mg magiê, 8mg phosphor, 123mg kali, 0,06mg kẽm, 22,3mg vitamin C, 0,8mg vitamin B3 và 17mg vitamin A.

Quả roi trong miền nam gọi là gì

hhhhhhhhhhhhhhhhh

Quả roi có tác dụng gì?

Báo Phụ nữ Việt Nam dẫn nguồn tờ Onlymyhealth chỉ ra những lợi ích của quả roi đối với sức khỏe như sau:

- Kiểm soát bệnh tiểu đường

Quả roi chứa Jambosine, một loại alkaloid có thể ngăn chặn hoặc điều chỉnh quá trình trao đổi tinh bột thành đường. Điều này rất cần thiết cho những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Tốt cho hệ tiêu hoá

Quả roi có hàm lượng chất xơ cao, giúp điều chỉnh lượng thức ăn đi qua đường tiêu hóa một cách tốt nhất. Điều này giúp giảm táo bón và các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, hạt của quả roi còn được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ.

- Phòng ngừa ung thư

Quả roi chứa Vitamin A và C cùng với các hợp chất có lợi khác có thể bảo vệ con người chống lại bệnh ung thư. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, quả roi có thể chống lại ung thư vú và tuyến tiền liệt.

- Tốt cho sức khoẻ tim mạch

Chất xơ trong quả roi không chỉ tốt cho hệ tiêu hoá mà còn tốt đối với sức khoẻ tim mạch, chẳng hạn như kiểm soát mức cholesterol, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch như đột quỵ, bệnh tim và đau tim.

- Tăng cường hệ miễn dịch

Quả roi được cho là có đặc tính chống nấm và kháng khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các chất dinh dưỡng khác như sắt và canxi trong quả roi cũng giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm khác nhau.

- Tốt cho xương

Một khẩu phần 100 gam quả roi chứa khoảng 29 miligam canxi, một khoáng chất thiết yếu trong quá trình hình thành xương và sức khỏe nói chung, giúp giữ cho răng của bạn khỏe mạnh. Quả roi cũng chứa lượng magiê và kali, hai dưỡng chất này cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của xương.

- Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng bàng quang

Những người bị nhiễm trùng bàng quang nên bổ sung quả roi vào chế độ ăn uống. Loại trái cây này chứa các hợp chất hóa học giúp loại bỏ độc tố và là thuốc lợi tiểu tự nhiên có thể kích thích thải nước tiểu cho những người bị các vấn đề về bàng quang.