Phí trong phí ngoài ngân hàng là gì năm 2024

(KTSG) – Các trục trặc kỹ thuật khi triển khai thu phí không dừng trên các con đường cao tốc sớm muộn gì cũng sẽ được giải quyết. Tuy nhiên còn một vấn đề không thể xử lý theo con đường kỹ thuật mà cần sớm có quyết định của các bên liên quan: giới tài xế đang phải tốn thêm khá nhiều chi phí khi nạp tiền vào tài khoản thu phí tự động không dừng – một loại chi phí lẽ ra họ không phải gánh chịu.

Hai hệ thống thu phí tự động hiện nay của VETC và VDTC đều tính thêm phí giao dịch khi khách hàng nạp tiền trước vào tài khoản bằng cách chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản thẻ, liên kết với thẻ ATM, nạp tiền qua ví điện tử như VNPay hay MoMo… Phí giao dịch nhiều hay ít là tùy thuộc vào loại phương tiện cũng như mức độ đi lại ít hay nhiều, nhưng dù nhiều hay ít, nộp thêm phí là đã đi ngược nguyên tắc: thu phí không dừng không làm tăng chi phí cho người dân.

Việc thu phí không dừng dẫn tới nhiều lợi ích nhưng hưởng lợi nhiều nhất là các công ty đang tổ chức những trạm phu phí BOT. Thu phí không dừng sẽ dần dần tự động hóa khâu thu phí, nhờ đó sẽ giảm lực lượng nhân viên thu phí rất lớn, chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí vận hành các trạm BOT. Nhà nước cũng có nhiều lợi ích vì việc thu chi ở các trạm thu phí từ nay sẽ rõ ràng, minh bạch, ngăn chặn được tình trạng khai gian doanh thu, trốn thuế…

Vì thế chi phí nạp tiền vào tài khoản thu phí tự động lẽ ra phải do các bên khác, không phải là người dân, gánh chịu. Lấy ví dụ các công ty cung cấp dịch vụ thu phí không dừng hiện đang có nhiều lợi ích. Khách hàng nào cũng nạp sẵn một số tiền nhất định vào thẻ dù chưa sử dụng đến; số tiền này nhân với trên 3,5 triệu phương tiện đã dán thẻ có thể lên đến cả vài ngàn tỉ đồng. Dù nơi cung cấp dịch vụ hàng ngày đều chuyển tiền cho trạm thu phí BOT nhưng sẽ có khách hàng nạp tiền mới, nên số dư này về nguyên tắc sẽ được duy trì – là một lợi ích không nhỏ vì nguyên lý “tiền đẻ ra tiền”.

Cứ thử nhìn lại cách hoạt động của các phương tiện thanh toán hiện nay mà xem: người tiêu dùng chuyển tiền vào các ví như MoMo, ShopeePay; sau đó họ dùng tiền này để thanh toán khi mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử không khác gì như khi sử dụng dịch vụ trả phí qua trạm BOT bằng thẻ thu phí tự động. Tại sao các ví MoMo, ShopeePay không thu phí mà VETC, VDTC đều thu phí. Người tiêu dùng mỗi khi đi mua hàng hay sử dụng dịch vụ nào đó mà thanh toán bằng thẻ ATM thì nơi bán hàng hay cung cấp dịch vụ chịu phí với ngân hàng, người tiêu dùng không phải trả thêm phần trăm nào cả.

Có một tỷ lệ không nhỏ loại xe chủ yếu di chuyển trong thành phố, ít khi lên cao tốc, nhưng chủ xe vẫn phải dán thẻ thu phí không dừng để có sẵn khi cần. Nếu buộc họ phải trữ sẵn vài trăm ngàn đồng trong tài khoản thẻ là một chuyện phi lý, không cần thiết. Đã thế họ còn phải trả phí chuyển tiền vào chính tài khoản này mới là điều phi lý hơn.

Phương án tốt nhất vẫn là các nơi cung cấp dịch vụ bàn bạc với các ngân hàng để triển khai việc tài khoản thẻ của khách hàng kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng của họ. Lúc đó tiền vẫn ở trong tài khoản của khách và chỉ bị trừ tiền khi xe họ trực tiếp đi qua trạm. Nhưng làm thế họ sẽ mất một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi rất lớn như hiện nay nên có lẽ không ai có động lực đi thương lượng với ngân hàng cả.

Nhu cầu giao dịch kinh tế, chuyển tiền thông qua ngân hàng gắn liền với mọi doanh nghiệp. Phí chuyển tiền qua ngân hàng này dù rất ít nhưng được xem như một phần chi phí hoạt động của doanh nghiệp và phải được hạch toán minh bạch. Vậy hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phí trong phí ngoài ngân hàng là gì năm 2024

1. Phí chuyển tiền qua ngân hàng hạch toán vào tài khoản 642 hay 635?

Khi hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng, nhiều kế toán sẽ gặp bối rối khi không biết nên hạch toán vào tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp hay tài khoản chi phí tài chính. Để hạch toán đúng kế toán cần nắm rõ ý nghĩa của hai tài khoản này:

– Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp; các loại bảo hiểm của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài…

– Tài khoản chi phí tài chính phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…

Kế toán thường nhầm lẫn với tài khoản 635 vì ngân hàng có liên quan đến hoạt động tài chính nhưng chi phí chuyển tiền qua ngân hàng là chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch nên nếu hạch toán vào tài khoản 635 (dùng để hạch toán các khoản lãi, lỗ của hoạt động tài chính) sẽ không đúng bản chất.

Phí trong phí ngoài ngân hàng là gì năm 2024
Kế toán sử dụng tài khoản 642 để hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng

2. Hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng

Doanh nghiệp nhận giấy báo thu các khoản phí dịch vụ chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền, phí giao dịch… kế toán hạch toán khoản phí đó như sau:

  • Trường hợp 1: Giao dịch chi tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản

Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 6428 (Số phí chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền…)

Nợ TK 133 (thuế GTGT gắn với phần phí chuyển tiền)

Có TK 112 (tổng số tiền)

  • Trường hợp 2: Giao dịch thu tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản

Lúc này, kế toán vẫn ghi nhận phí chuyển khoản vào TK 6428:

Nợ TK 112 (Số tiền thu được thực tế sau khi đã trừ phí chuyển khoản)

Nợ TK 6428 (Số phí chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền…)

Nợ TK 133 (thuế GTGT gắn với phần phí chuyển tiền)

Có TK 131, TK 138 (Số tiền phải thu qua ngân hàng)

Lưu ý:

  • Phí chuyển tiền qua ngân hàng là dịch vụ chịu thuế GTGT, nếu doanh nghiệp muốn khấu trừ phần thuế này và được tính khoản này vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN, doanh nghiệp phải lấy hóa đơn phí dịch vụ chuyển tiền từ ngân hàng. Thông thường cuối tháng, khi xuất sổ phụ ngân hàng cho DN, phía ngân hàng cũng sẽ trả một giấy báo nợ với nội dung “Phí chuyển tiền”.
  • Tuy nhiên, do phần phí chuyển tiền này khá nhỏ, trong khi để kê khai thêm sẽ tốn khá nhiều thời gian, vì vậy một số doanh nghiệp lựa chọn hạch toán toàn bộ khoản phí chuyển tiền qua ngân hàng (bao gồm cả VAT) vào TK 642 (bỏ qua TK 133) và chấp nhận loại bỏ chi phí này này khi xác định chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.

3. Bài tập ví dụ

Doanh nghiệp A thanh toán cho nhà cung cấp 7 triệu đồng tiền hàng dưới hình thức chuyển khoản qua ngân hàng. Phí chuyển tiền ngân hàng là 11 nghìn đồng (đã bao gồm thuế GTGT).

Ta hạch toán như sau:

  • Bút toán thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp:

Nợ TK 331: 7,000,000

Có TK 112: 7,000,000

  • Bút toán ghi nhận chi phí chuyển tiền qua ngân hàng

Nợ TK 6428: 10,000

Nợ TK 133: 1,000

Có TK 112: 11,000

Tạm kết

Hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng là nghiệp vụ không quá khó khi kế toán cần hiểu đúng bản chất các loại tài khoản. Nếu như trước đây việc hạch toán được thực hiện bằng việc ghi chép thủ công thì ngày nay một số bút toán đã đã được phần mềm hỗ trợ tự động.

Không chỉ hạch toán, phần mềm kế toán online MISA AMIS được ra đời để tự động hóa đến 80% công việc mà một kế toán phải xử lý hàng ngày như: kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, nhập liệu hóa đơn, sổ sách, tạo lập báo cáo, kê khai thuế… Đặc biệt, tất cả nghiệp vụ trên đều có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị máy tính có kết nối internet.

Phí chuyển khoản ai chịu?

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này. => Như vậy, việc trả lương bằng tiền mặt hay chuyển khoản là sự thỏa thuận giữa NLĐ với NSDLĐ, không bắt buộc phải sử dụng hình thức trả lương nào. Nhưng nếu NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận trả lương bằng chuyển khoản qua thẻ ATM thì phí chuyển khoản sẽ do NSDLĐ (công ty) chi trả.

Chuyển tiền qua ngân hàng mất phí bao nhiêu?

Mức phí chuyển tiền liên ngân hàng dao động từ 9,000 - 15,000 VNĐ/giao dịch (chưa bao gồm VAT) với hạn mức từ 10,000,000 - 50,000 VNĐ trở xuống (tùy ngân hàng). Với hạn mức chuyển khoản cao hơn, phí sẽ được tính trong khoảng 0.01% - 0.02% số tiền chuyển.

Our trong ngân hàng là gì?

OUR - Phí chuyển khoản được coi là được thanh toán trước khi quý vị bắt đầu chuyển tiền. Điều này có nghĩa là số tiền chuyển khoản dự kiến sẽ được gửi toàn bộ cho người thụ hưởng. Việc chọn tùy chọn này sẽ bảo vệ quý vị khỏi những khoản thiếu bưu phí dành cho tổ chức của quý vị.

Chuyển khoản 500 triệu mất bao nhiêu phí?

Cập nhật phí chuyển tiền khác ngân hàng mới nhất năm 2022.