Phạm trù của hình thái kinh tế - xã hội ý nghĩa phương pháp luận

Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội là nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

[Nói một cách chung nhất, chủ nghĩa duy vật lịch sử là triết học Mác – Lênin về lĩnh vực xã hội; còn chủ nghĩa duy vật biện chứng là triết học Mác – Lênin về lĩnh vực tự nhiên và nhận thức].

Đồng thời, học thuyết này cũng là một trong những nội dung cơ bản của toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lênin.

Học thuyết đó vạch rõ những quy luật cơ bản của vận động xã hội, vạch ra phương pháp duy nhất khoa học để giải thích lịch sử.

Bằng sự kế thừa có chọn lọc tất cả những thành quả về triết học xã hội của các nhà triết học trước đó, bằng những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về quá trình lịch sử loài người, nhất là lịch sử xã hội tư bản, C. Mác đã xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội mà ta có thể phát biểu định nghĩa như sau:

“Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy”.

“Hình thái KT – XH” là một xã hội với các thành tố: Lực lượng sản xuất, Quan hệ sản xuất, Cơ sở hạ tầng, Kiến trúc thượng tầng… Ảnh: Historytoday.com.

Nội dung học thuyết hình thái kinh tế – xã hội bao gồm những quan điểm cơ bản sau:

1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.

2. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng, trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

3. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng, trong đó kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên nền móng của cơ sở hạ tầng.

4. Sự phát triển của các hình thái kinh thế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên.

819X.com xin được lưu ý: Việc phân tích học thuyết hình thái kinh tế – xã hội sẽ cần một bài viết dài. Do đó, các thầy cô sẽ thường chia nội dung học thuyết này thành nhiều câu hỏi để ôn tập và thi, mỗi câu hỏi thường ứng với mỗi mục 1. , 2. , 3. , 4. nói trên. Sau cùng, ta cần nắm rõ ý nghĩa và giá trị của học thuyết.

8910X.com

Bài liên quan:

  • //truongchinhtribentre.edu.vn/n
  • //tapchiqptd.vn/vi/nh

Xin mời các bạn để lại một vài comment để Ban biên tập bọn mình có thêm định hướng nhé! 

Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội. Định nghĩa và các yếu tố cấu thành

Học thuyếthình thái kinh tế – xã hộilà nộidungcơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

[Nói một cách chung nhất, chủ nghĩa duy vật lịch sử là triết học Mác – Lênin về lĩnh vực xã hội; còn chủ nghĩa duy vật biện chứng là triết học Mác – Lênin về lĩnh vực tự nhiên và nhận thức].

Đồng thời, học thuyết này cũng là một trong những nộidungcơ bản của toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lênin.

Học thuyết đó vạch rõ nhữngquy luậtcơ bản của vận độngxã hội, vạch raphương phápduy nhất khoa học để giải thích lịch sử.

Bằng sự kế thừa có chọn lọc tất cả những thành quả về triết học xã hội của các nhà triết học trước đó, bằng những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về quá trình lịch sử loài người, nhất là lịch sử xã hội tư bản, C. Mác đã xây dựng nên học thuyết vềhình thái kinh tế – xã hộimà ta có thể phát biểuđịnh nghĩanhư sau:

Hình thái kinh tế - xã hộilà một phạm trù củachủ nghĩa duy vật lịch sử[hay còn gọi làchủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội] dùng để chỉxã hộiở từng giai đoạnlịch sửnhất định, với một kiểuquan hệ sản xuấtđặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định củalực lượng sản xuất, và với mộtkiến trúc thượng tầngtương ứng được xây dựng trên nhữngquan hệ sản xuấtđó. Nó chính là cácxã hộicụ thể được tạo thành từ sự thống nhấtbiện chứnggiữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạnlịch sửnhất định.

Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản làlực lượng sản xuất,quan hệ sản xuấtvàkiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.

Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội bao gồm:

- Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội.

- Quan hệ sản xuất: Tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác.[2]Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.

Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, cái gọi là xã hội mà lại là một xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo, riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là những tổng hợp các quan hệ sản xuất theo loại đó mà mỗi tổng thể ấy đồng thời lại tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại –Karl Marx[3]

- Kiến trúc thượng tầngđược hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.

- Các yếu tố khác: Ngoài ra, hình thái kinh tế-xã hội các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Nó còn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.

Xã hội là tổng thể của nhiều lĩnh vực với những mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích đời sống xã hội, tiến hành trừu tượng hóa các quan hệ xã hội và phân tách ra những quan hệ sản xuất, tức là những quan hệ kinh tế tồn tại một cách khách quan, tất yếu không phụ thuộc vào ý chí con người, tiến hành "giải phẫu" những quan hệ đó. Đồng thời, phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ phụ thuộc của nó với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực. Phân tích những quan hệ đó trone mối quan hệ với toàn bộ những quan hệ xã hội khác, tức với những quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng chính trị-xã hội, từ đó cho thấy rõ xã hội là một hệ thống cấu trúc với các lĩnh vực cơ bản tạo thành. Đó là: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất [hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội] và hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. Trong đó, quan hệ sản xuất vừa tồn tại với tư cách là hình thức kinh tế của sư phát triển lực lượng sản xuất, vừa tồn tại với tư cách là cái hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội mà trên đó dựng lên một hệ thống kiến trúc thượng tầng chính trị, pháp luật, tôn giáo,…Trong lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, cấu trúc đó được gọi lả hình thái kinh tế - xã hội [hoặc "hình thái xã hội"].

Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phạm trù hình thái kinh tế - xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.

Với quan niệm khoa học về xã hội theo cấu trúc "hình thái" như vậy đã đem lại một phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu về cấu trúc cơ bản của xã hội, cho phép phân tích đời sống hết sức phức tạp của xã hội để chỉ ra những mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực cơ bản của nó: chỉ ra quy luật vận động và phát triển của nó như một quá trình lịch sử - tự nhiên. Đây là một trong những phát hiện to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương pháp luận khoa học đẽ phân tích đời sống xã hội và lịch sử vận động, phát triên của nó.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề