Dụng trên góc độ ngân hàng tỷ số khả năng sinh lời nào quan trọng

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về khả năng sinh lời là gì? Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời cũng như cách xác định khả năng sinh lời của doanh nghiệp, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Khả năng sinh lời là gì?

Theo từ điển Kinh tế học [Nguyễn Văn Ngọc, 2012] khả năng sinh lời [Tiếng Anh: Profitability] là một con số đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp trong thời gian dài, giả sử tất cả các điều kiện hoạt động hiện tại nói chung là không đổi. Khả năng sinh lời phản ánh mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận của một doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định. Thông thường, khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ được tính bằng công thức tổng lợi nhuận chia cho tổng tài sản sử dụng, số người lao động hoặc khối lượng tư bản dài hạn. Nói một cách dễ hiểu, khả năng sinh lời là khả năng một doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình để tạo ra doanh thu vượt quá chi phí của mình. 

Trong doanh nghiệp, khả năng sinh lời còn được xem là kết quả của việc sử dụng tài sản nguồn vốn và các tài sản cơ sở vật chất. Khả năng sinh lời đủ lớn sẽ giúp doanh nghiệp duy trì vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, đảm bảo hoàn trả được các khoản vay cũng như tăng vốn đầu tư. Ngược lại, nếu khả năng sinh lời của doanh nghiệp không đủ lớn sẽ có thể ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do thiếu các phương tiện và các yếu tố sản xuất kinh doanh và thặng dư sẽ không đủ để duy trì sự cân bằng tài chính trong doanh nghiệp.

Các nhà phân tích cổ phiếu sẽ phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trước khi quyết định mua hay bán cổ phiếu của doanh nghiệp đó.


Khái niệm khả năng sinh lời là gì?

Xem thêm:

➢ 20 Dạng bài Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng tiêu biểu

Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động là gì?

 Hiệu quả hoạt động được thể hiện ở khả năng quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như khả năng giảm

thiểu các chi phí tới mức tối đa mà không ảnh hưởng đến thu nhập và mức độ, tần suất khai thác cần thiết các tài sản để doanh nghiệp tạo ra một đơn vị thu nhập. Do đó, hiệu quả hoạt động là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao dẫn đến khả năng sinh lời cũng cao hơn và ngược lại.

Bên cạnh đó, trong một chừng mực nhất định, khả năng sinh lời là thước đo thể hiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ví dụ: nếu hai doanh nghiệp cùng ngành nghề với quy mô và cơ cấu tài chính như nhau với các thuộc tính khác tương đồng nhưng doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lời cao hơn thì doanh nghiệp đó có hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Để cải thiện khả năng sinh lời cho doanh nghiệp, cần nâng cao hiệu quả hoạt động, cắt giảm những chi phí phát sinh không cần thiết và khai thác tài sản với tần suất hợp lý.


Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động là gì?

Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán là gì?

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng là một yếu tố tác động đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong đó, với các yếu tố khác không đổi, doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thì khả năng lưu chuyển tiền tệ tốt hơn, khả năng thanh toán cũng tốt hơn và ngược lại.

Tuy nhiên, không thể cho rằng doanh nghiệp có lợi nhuận cao, khả năng sinh lời trên sổ sách tốt thì khả năng thanh toán cũng tốt. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng phần lớn lợi nhuận lại ở dưới dạng các khoản thu khách hàng trên sổ sách nhưng thực tế vẫn chưa thu được tiền và không đảm bảo khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể đang lạm dụng chính sách tín dụng thương mại, bán chịu quá mức cho các đối tượng khách hàng không đáng tin cậy dẫn đến tình trạng họ không có khả năng chi trả nên có nguy cơ không thu được tiền từ những người này trong tương lai làm phát sinh nợ khó đòi. Vì vậy, doanh nghiệp cũng không nên vì mục đích tạo ra lợi nhuận mà xem nhẹ việc đảm bảo khả năng thanh.

Bên cạnh đó, trong một chừng mực nhất định, khả năng thanh toán cũng có thể tác động gián tiếp tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Ví dụ: một doanh nghiệp cần duy trì ngân quỹ ở mức độ nhất định, đảm bảo khả năng thanh toán thì mới có thể mua các yếu tố đầu vào cần thiết phục vụ cho việc sản xuất-kinh doanh từ đó tạo thu nhập ổn định cho doanh nghiệp. Nếu ngân quỹ thiết hụt, hoạt động sản xuất-kinh doanh bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng tới thu nhập và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Hơn nữa, trong một số trường hợp, doanh nghiệp phải đánh đổi giữa việc đảm bảo khả năng thanh toán với khả năng sinh lợi. Nếu doanh nghiệp có dự trữ tiền mặt dồi dào thì có thể đảm bảo khả năng thanh toán nhưng nếu mức dự trữ tiền bạc quá cao lại làm giảm khả năng sinh lời vì tiền không được sử dụng để đầu tư thì không thể tạo ra lợi nhuận. Cần duy trì dự trữ tiền mặt và xử lý biến động ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu thanh toán và đảm bảo khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.


Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán là gì?

Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời là gì?

Để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu [ROS]

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu [return on sales-viết tắt là ROS] được tính bằng tỷ lệ của lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Công thức: ROS= lợi nhuận/doanh thu

Thông thường, trong công thức này, các nhà phân tích sẽ sử dụng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp- một chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh khả năng sinh lời của toàn bộ hoạt động doanh nghiệp. Do đó, công thức này sẽ được viết lại như sau:

ROS= lợi nhuận sau thuế/doanh thu.

Thông qua tỷ suất này, ta biết được quy mô lợi nhuận được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu thuần. Ví dụ, doanh nghiệp A trong năm 2014 có doanh thu thuần là 100 tỷ VNS, lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ VND, vậy ROS= 20 tỷ/100 tỷ= 0,2 hay 20%. tức là với mỗi đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp kiếm được trung bình sẽ tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu hệ số ROS trung bình năm 2014 của ngành là 30% thì hệ số ROS của công ty A đang thấp hơn trung bình ngành, thì công ty A đang bị tụt hậu về khả năng sinh lời và cần cải thiện hệ số này.

Vậy, với doanh thu không đổi, nếu doanh nghiệp quản lý chi phí tốt thì lợi nhuận thu được sẽ cao hơn và tỷ suất sinh lời ROS cũng được cải thiện. Trong trường hợp ROS thấp là doanh nghiệp quản lý chi phí không hiệu quả. Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà nghiên cứu có thể xác định những mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn và nguyên nhân dẫn đến tỷ suất ROS thấp từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản [ROA]


Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời là gì?

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản [ROA – Return on assets] là tỷ lệ của lợi

nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ kinh doanh nhất định của doanh nghiệp.

Công thức: ROA= lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình quân.

Tổng tài sản bình quân trong một kỳ là trung bình cộng của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ của một doanh nghiệp. Nếu không có đủ số liệu, nhà phân tích sử dụng tổng tài sản tại một thời điểm nào đó như thời điểm cuối kỳ thay có tổng tài sản bình quân.

Tỷ suất ROA cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp. Thông qua có thể thấy thấy được khả năng sinh lợi của các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản mà doanh nghiệp thực hiện.

Xét ví dụ: doanh nghiệp A có tổng tài sản đầu năm 2014 là 160 tỷ VNĐ, tổng tài sản cuối kỳ cùng năm là 240 tỷ VNĐ và lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ VND. Vậy ROA= 20 tỷ/ [[160 tỷ + 240 tỷ]/2] = 0,1 hay 10%, tức là trong năm 2014, với mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản thì doanh nghiệp A tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Giả sử, nếu ROA trung bình ngành 2014 là 20%. Như vậy, ROA năm 2014 của doanh nghiệp A thấp hơn mức trung bình của các doanh nghiệp khác cùng ngành này, tức là công ty A chưa khai thác các tài sản của mình một cách hiệu quả hoặc tần suất sử dụng tài sản quá thấp không xứng với tiềm năng sinh lợi của tài sản mà doanh nghiệp có hoặc tần suất sử dụng các tài sản quá thấp, không tương xứng với tiềm năng sinh lợi.  Tóm lại, tỷ suất ROA càng cao cho thấy khả năng sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp  tỷ suất ROA cao không hẳn là vì khai thác tài sản hiệu quả mà là vì sự thiếu hụt đầu tư vào tài sản, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong lâu dài.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu [ROE] 

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu [ Return on equity, viết tắt là ROE] là tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ của doanh nghiệp.

Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân [VCSH].

Trong đó, vốn chủ sở hữu bình quân là trung bình cộng của VCSH đầu kỳ và cuối kỳ của một doanh nghiệp. Nếu không có đủ số liệu, có thể sử dụng VCSH tại một thời điểm nào đó như thời điểm cuối kỳ. Tỷ suất ROE thể hiện quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó cho biết hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp và mức lợi nhuận tương đối mà các cổ đông được hưởng. Có thể nói, ROE là chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm và sử dụng làm cơ sở đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, giúp họ đưa ra quyết định trong hoạt động đầu tư cổ phiếu vào không ty.

Ví dụ: doanh nghiệp A có VCSH đầu năm 2014 là 120 tỷ VND, VCSH cuối năm là 200 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ VND. Vậy ROE= 20 tỷ / [[120 tỷ + 200 tỷ]/2] = 0,125 hay 12,5%, tức là trong năm 2014, với mỗi một đồng vốn do chủ sở hữu đầu tư, doanh nghiệp đã tạo ra được 0,125 đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu giả sử ROE trung bình ngành năm 2014 là 16%. Tức là ROE của công ty A năm 2014 thấp hơn mức trung bình ngành. Vậy doanh nghiệp A chưa sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, các nhà quản cần cần điều tra nguyên nhân khiến dẫn đến ROE thấp để từ đó xây dựng biện pháp giải quyết phù hợp.

Tỷ suất ROE càng cao cho thấy khả năng sinh lợi trên VCSH của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp ROE của doanh nghiệp cao không hẳn do khai thác vốn chủ sở hữu hiệu quả mà vì lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay, khiến mất cân bằng cơ cấu tài chính và hàm chứa rủi ro cho doanh nghiệp.

Chúng ta đã cùng nhau phân tích khái niệm khả năng sinh lời là gì và các chỉ tiêu được dùng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ đó có thể giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư cổ phiếu hay không. Thông qua các chỉ tiêu sinh lời của doanh nghiệp, các nhà quản trị cũng có thể đề ra các biện pháp cải thiện doanh thu. Luận văn 99 hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.

Video liên quan

Chủ Đề