Ống tio là gì

TƯ VẤN LẮP ĐẶT - VẬN HÀNHNgày: 20-08-2020 bởi: Hoàng Thúy

Ống tuy ô thủy lực được ví như mạch máu của con người, có vai trò truyền dẫn dầu đến các thiết bị của hệ thống thủy lực.

Ống thủy lực thường được chia làm 2 loại

- Ống thủy lực cứng: Thường được dùng cho một hệ thống cố định như truyền dầu trong nhà máy. Ống thủy lực cứng thường được làm bằng vật liệu thép không gỉ, có ưu điểm là chịu áp lực cao, nhiệt độ cao, khả năng tỏa nhiệt tốt. Tuy nhiên lại có nhược điểm là chỉ có thể lắp ghép cố định, không linh hoạt, phụ thuộc nhiều và địa hình

- Ống thủy lực mềm được sử dụng nhiều trong hệ thống thủy lực cần yếu tố di động như máy móc.

Ống thủy lực mềm thường được sử dụng với máy móc

Cấu tạo ống thủy lực mềm

Gồm 3 phần: Phần lõi trong, phần gia cố, phần vỏ ngoài

Phần này làm bằng vật liệu cao su, có tầm quan trọng rất lớn đến tốc độ truyền dẫn dầu thủy lực và độ bền của ống. Do trực tiếp tiếp xúc với dầu thủy lực có áp lực cao và nhiệt độ lớn nên lớp này cần sử dụng cao su chất lượng cao của Nhật Bản và Hàn Quốc. Lớp cao su này cần có độ bóng cao để tăng khả năng lưu thông của dầu, giảm ma sát, giảm nhiệt độ và tăng độ bền cho ống.

Cấu tạo là các lớp lưới thép, các lớp thép này quyết định đến độ chịu áp suất và độ bền của ống. Tùy từng kích thước và áp lực của ống mà có 1, 2, 4, 6 lớp thép gia cố

Các lớp thép này có 2 kiểu đan

- Ống 1,2 lớp: lớp thép đan xen kẽ theo kiểu đan lưới.

- Ống 4, 6 lớp: lớp thép đan theo dạng bọc, các dây được quấn theo kiểu xoắn ốc, song song với nhau theo phương dọc trục trong 1 lớp, giữa các lớp với nhau thì các sợi sẽ chéo nhau, với kiểu bố trí như vậy thì ống sẽ có khả năng chịu áp lực cao hơn.

Giữa các thép sẽ có lớp keo có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của ống. Lớp keo này có nhiệm vụ điền đầy các khe hở của các lớp thép, giữ cho lớp thép thành một khối.

Các lớp thép sẽ quyết định đến độ chịu áp suất và độ bền của ống

Lớp này có nhiệm vụ bảo vệ các lớp trong, giúp ống hạn chế bong, tróc, không bị ăn mòn hóa học, oxi hóa khi va chạm trong lúc làm việc.

Lớp này trên thị trường có 2 loại da trơn và da sần. Giữa hai loại này không khác nhau về chất lượng nhưng loại da trơn có khả năng uốn cong tốt hơn.

Các thông số ống thủy lực

- Kích thước: Ghi trên ống là kích thước đường kính trong của ống [hay được dùng để gọi và phân loại ống]: ống 1/4’’, 3/4’’,…. được đo theo hệ inch [1 inch: 25mm, 1/4’’= 1x25/4: 6mm]

- Số lớp:

  • Ống 1 lớp: 1SN [tiêu chuẩn Đức], 1AT [tiêu chuẩn Mỹ]
  • Ống 2 lớp: 2SN [tiêu chuẩn Đức], 2AT [tiêu chuẩn Mỹ]
  • Ống 4 lớp: 4SH, 4SP [tiêu chuẩn Đức], R12 [tiêu chuẩn Mỹ]. Trong đó SH chịu được áp lực lớn hơn SP
  • Ống 6 lớp: 6SH, 6SP [tiêu chuẩn Đức], R13, R15 [tiêu chuẩn Mỹ]

- Áp lực của ống

Mỗi loại ống có khả năng chịu áp lực riêng, phụ thuộc vào đường kính trong, số lớp và vật liệu

- Kích thước đường kính vỏ ngoài của ống

Kích thước đường kính ngoài lớp thép cần chính xác để đảm bảo khi ép vào cút và áo được chính xác

TÊN ỐNG

Đường kính

[mm]

1AT/1SN

2AT/2SN

4SP

4SH

6SP

6SH

Ống 1/4"

6

x

x

-

-

-

-

Ống 5/16”

8

x

x

-

-

-

-

Ống 3/8”

10

x

x

x

x

-

-

Ống 1/2’’

12

x

x

x

x

-

-

Ống 5/8”

16

x

x

x

x

-

-

Ống 3/4

19

x

x

x

x

-

-

Ống 1’’

25

x

x

x

x

x

x

Ống 1.1/4’’

32

x

x

x

x

x

x

Ống 1.1/2’’

38

x

x

x

x

x

x

Ống 2’’

50

x

x

x

x

x

x

Các loại ống thủy lực theo kích thước và số lớp

Các tiêu chí chọn ống thủy lực tiêu chuẩn

Căn cứ vào đường kính trong và đường kính ngoài. Có 2 cách tính đường kính ống:

- Tra đường kính ống thủy lực theo catalog hãng. Mỗi hãng
cung cấp đường ống đều có catalogue để chúng ta tra cứu kích thước phù hợp

- Lấy đường kính ống thủy lực theo kích thước ban đầu: Đây là cách đơn giản nhất, chỉ cần dùng thước kẹp để đo kích thước

Thông thường, ống tuy ô thủy lực sẽ có dải nhiệt hoạt động từ – 50 độ C đến 120 độ C, tùy vào vị trí lắp

Cần chọn ống có áp suất làm việc cao hơn 120% so với áp suất làm việc thực tế của hệ thống

  • Vật liệu của ống thủy lực 

Chọn loại ống được làm từ những vật liệu tốt như cao su tổng hợp, thép không gỉ,…

Chất liệu của lớp trong cùng của ống phải tương thích với dòng lưu chất của hệ thống. Mỗi loại dầu có một đặc điểm riêng và thích hợp với một loại chất liệu nhất định.

Lớp bên ngoài thì cần chịu được nhiệt độ, thời tiết, ánh sáng mặt trời, môi trường lắp đặt

  • Kiểu nối đầu ống thủy lực

Đối với các ống mềm thủy lực thì cách lắp ghép chủ yếu là ren. Cần lựa chọn ống có kiểu ren tương thích

Có thể bạn quan tâm

Đăng kí nhận bản tin để được cập nhật thông tin về các ưu đãi giảm giá và sản phẩm mới nhất!

Bản quyền © 2019 Công ty Cổ Phần Máy Công Trình Phúc Long

Facebook Youtube Zalo Lên đầu

Các bác cho em hỏi với : Em thấy trên con everet hay một số xe khác thì cái đường dẫn dầu phanh thì nó dùng một đường dẫn bằng kim loại thẳng từ đầu đến cuối nhưng với đường dẫn dầu thuỷ lực trong để mở côn [li hợp ] thì trên đường dẫn của nó có một cái ti ô. Vậy ti ô này có tác dụng gì hả các bác. Nếu có tác dụng tại sao người ta không dùng nó trên đường dẫn dầu phanh. Cảm ơn các bác rất nhiều !

Có thể do không gian chật nên dùng ống mềm [tuy ô] để dễ uốn lượn. Nếu độ dài quá ngắn thì ống cứng ko thể uốn được.

đọc bài này cháu mới hiểu ti ô là cái ống mềm

Cũng không hẳn vậy. bác cứ thử xem đang một đoạn ống thép tự nhiên lại thêm một đoạn ti ô nối ở giữa nếu chỉ vì không gian hẹp thì không cần dùng đến ti ô cũng chẳng sao.
Ý em là nếu dùng ti ô thì có tác dụng gì ở đây về mặt kĩ thuật ý chứ không đơn giản là do không gian.

Dùng ống mềm vì chỗ đó cần phải mềm, nếu ống cứng sẽ bị gãy do rung, lắc, uốn...

Cái ống dầu phanh mà bác nhìn thấy nó làm bằng ống cứng cũng chỉ là phần được gắn trên "sắt xi" thôi đến đoạn nối với cầu sau và 2 bánh trước thì lài dùng ống dẫn mềm đấy ạ.

Các bác cho em hỏi với : Em thấy trên con everet hay một số xe khác thì cái đường dẫn dầu phanh thì nó dùng một đường dẫn bằng kim loại thẳng từ đầu đến cuối nhưng với đường dẫn dầu thuỷ lực trong để mở côn [li hợp ] thì trên đường dẫn của nó có một cái ti ô. Vậy ti ô này có tác dụng gì hả các bác. Nếu có tác dụng tại sao người ta không dùng nó trên đường dẫn dầu phanh.

Cảm ơn các bác rất nhiều !​

Vì những chỗ dùng ti ô..không cố định ở một chỗ...nếu dùng ống cứng sẽ bị vặn gãy ...đơn giản thế thôi ạ !

E chả bít, nhưng mà hôm trước thằng e e nó vác con CAmry đi off bị tuột ti ô giữa đường mà đành chịu vì nó có một tấm kim loại bảo vệ nữa nên tay ko thò vào được. Hôm sau kéo đến garaarra sủa hết có 30k nhưng mà thấy bất tiện vô cùng

Cháu cũng như cụ Voi, hôm nay mới có khái niệm ti ô là cái ống mềm!:21:
Những cái khác thì nhà cháu ít chữ nên không hiểu!:77:

Theo E ngoài chuyện đoạn đó ống dẫn cần phải linh động thì E thường thấy đường dầu phanh toàn bằng ống kim loại [đồng hợp kim] vì dầu phanh là loại dầu chịu áp lực cao, chuyên dụng có tính ôxi hoá rất cao vật liệu bẳng nhựa, cao sư thông thường sẽ đều bị chảy nếu tiếp xúc lâu với dầu phanh. còn dầu côn cũng là loại dầu thủy lực nhưng độ chịu nén ko cần đòi hỏi cao, tíenh oxi hoá cũng ko cao [thông số cụ thể em cũng ko biết], nhưng E nhớ ngày xưa khi chưa có dầu đóng chai bán sẵn, bọn E toàn dùng dầu công nghiệp 20 để làm dầu côn và dầu trợ lái, nhưng dầu phanh thì phải đúng loại, đỏ, thơm [dầu phanh có gốc Benzen mà]
Là ngu ý của E vậy, các Pác đừng cười, Pác nào biết xin chỉ giáo thêm nhé.[b]:41:

Video liên quan

Chủ Đề