Ôn tập Chủ DE 7 Từ tế bào đến cơ thể

Haylamdo biên soạn bộ 2 bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6.

Ôn tập Chủ DE 7 Từ tế bào đến cơ thể

Trắc nghiệm Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Câu 1: Bào quan nào dưới đây không có ở trùng roi?

A. Ribosome                  B. Lục lạp            C. Nhân                D. Lông mao

Đáp án: D

Trùng roi có roi là phương tiện di chuyển chứ không phải lông mao.

Câu 2: Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?

A. Trùng giày                 C. Vi khuẩn lam

B. Con dơi                      D. Trùng roi

Đáp án: B

Con dơi là cơ thể đa bào.

Câu 3: Cho các đặc điểm sau:

(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào

(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau

(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống

(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp 

(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé

Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?

A. (1), (3)              B. (2), (4)              C. (3), (5)              D. (1), (4)

Đáp án: C

(3) và (5) là đặc điểm của cơ thể đơn bào.

Câu 4: Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thực vật?

A. Tế bào biểu bì                      C. Tế bào lông hút

B. Tế bào mạch dẫn                  D. Tế bào thần kinh

Đáp án: D

Ở thực vật chưa có hệ thần kinh nên không có tế bào thần kinh.

Câu 5: Cho các sinh vật sau:

(1) Trùng roi

(2) Vi khuẩn lam

(3) Cây lúa

(4) Con muỗi

(5) Vi khuẩn lao

(6) Chim cánh cụt

Sinh vật nào vừa là sinh vật nhân thực, vừa có cơ thể đa bào? 

A. (1), (2), (5)                 C. (1), (4), (6)

B. (2), (4), (5)                 D. (3), (4), (6)

Đáp án: D

- Trùng roi là sinh vật nhân thực, đơn bào.

- Vi khuẩn lam và vi khuẩn lao là sinh vật nhân sơ, đơn bào.

Trắc nghiệm Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Câu 1: Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng?

A. Tế bào à cơ quan à mô à hệ cơ quan à cơ thể

B. Tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể

C. Cơ thể à hệ cơ quan à mô à tế bào à cơ quan

D. Hệ cơ quan à cơ quan à cơ thể à mô à tế bào

Đáp án: B

Trình tự sắp xếp đúng của các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: Tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể

Câu 2: Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào?

A. Tế bào             B. Mô                   C. Cơ quan                    D. Cơ thể

Đáp án: C

Lá là một cơ quan của thực vật.

Câu 3: Cho các bộ phận sau:

(1) Tế bào cơ

(2) Tim

(3) Mô cơ 

(4) Con thỏ

(5) Hệ tuần hoàn

Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là:

A. (1) à (2) à (3) à (4) à (5)                   C. (4) à (3) à (1) à (2) à (5)

B. (5) à (4) à (3) à (2) à (1)                   D. (1) à (3) à (2) à (5) à (4)

Đáp án: D

Trật tự sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là: Tế bào cơ à mô cơ à tim à hệ tuần hoàn à con thỏ tương đương với thứ tự sắp xếp là (1) à (3) à (2) à (5) à (4)

Câu 4: Hệ cơ quan nào dưới đây không có ở động vật?

A. Hệ chồi                      C. Hệ hô hấp         

B. Hệ tiêu hóa                D. Hệ tuần hoàn

Đáp án: A

Hệ chồi là hệ cơ quan ở thực vật.

Câu 5: Cơ quan nào dưới đây không phải của hệ chồi?

A. Hoa                  B. Cành                C. Rễ                    D. Lá

Đáp án: C

Rễ là cơ quan thuộc hệ rễ, không thuộc hệ mầm.

 Câu 1: Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:

  • B. Hai tế bào
  • C. Hàng trăm tế bào
  • D. Hàng nghìn tế bào

Câu 2: Bào quan nào dưới đây không có ở trùng roi?

  • A. Ribosome                 
  • B. Lục lạp           
  • C. Nhân               

Câu 3: Đặc điểm chính của cơ thể sinh vật:

  • A.Cảm ứng
  • B.Dinh dưỡng
  • C.Sinh trưởng và sinh sản

Câu 4: Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là:

  • A. Tiêu hóa.
  • B. Hô hấp.
  • C. Bài tiết.

Câu 5: Các sinh vật có kích thước khác nhau là do

  • B.Số lượng tế bào cấu tạo lên cơ thể giống nhau
  • C.Môi trường sống
  • D.Thức ăn

Câu 6: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm

  • A.hệ rễ và hệ thân
  • B.hệ thân và hệ lá.
  • D.hệ cơ và hệ thân. 

Câu 7: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:

  • A.tế bào.
  • B.mô
  • D.hệ cơ quan.

Câu 8: Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là?

  • A. Mô                   
  • C. Cơ quan                     
  • D. Hệ cơ quan 

Câu 9: Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào?

  • A. Tế bào             
  • B. Mô                   
  • D. Cơ thể 

Câu 10: Hệ cơ quan nào dưới đây không cần phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chơi thể thao?

  • A. Hệ tuần hoàn
  • B. Hệ hô hấp             
  • C. Hệ thần kinh                   

Câu 11: Quá trình cảm ứng của sinh vật là

  • A. Quá trình tạo ra con non
  • B. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
  • D. Quá trình loại bỏ các chất thải

Câu 12: Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là:

  • B.Hô hấp.
  • C.Bài tiết.
  • D.Sinh sản

Câu 13: Sự giống nhau của trùng biến hình và vi khuẩn là

  • A.Đều được cấu tạo từ nhiều tế bào
  • B.Đều được cấu tạo từ hai tế bào.
  • D.Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào nhân thực, còn vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ.

Câu 14: Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thực vật?

  • A. Tế bào biểu bì       
  • B. Tế bào mạch dẫn               
  • C. Tế bào lông hút               

Câu 15: Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng?

  • A. Tế bào -> cơ quan -> mô -> hệ cơ quan -> cơ thể
  • C. Cơ thể -> hệ cơ quan -> mô -> tế bào -> cơ quan
  • D. Hệ cơ quan -> cơ quan -> cơ thể -> mô -> tế bào 

Câu 16: Mô liên kết ở người có chức năng

  • B. Co, dãn, tạo nên sự vận động
  • C. Bao bọc và bao vệ cơ thể
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 17:  Mức độ tổ chức cơ thể liền kề cao hơn mô là

  • A.tế bào.
  • C.cơ thể
  • D.hệ cơ quan.

Câu 18: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là gì?

  • A. Cơ thể             
  • B. Cơ quan           
  • C. Tế bào             

Câu 19: Nhận xét nào dưới đây đúng

  • B. Cơ thể đơn bào cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau.
  • C. Cơ thể đa bào gồm các tế bào giống nhau về kích thước.
  • D. Mọi cơ thể đều tạo nên các loại mô.

Câu 20: Cho các đặc điểm sau:

(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào

(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau

(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống

(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp

(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé

Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?

  • A. (1), (3)             
  • B. (2), (4)             
  • D. (1), (4) 

Câu 21: Trong những cơ thể sinh vật dưới đây, đâu là cơ thể đơn bào?

  • B. Con voi.
  • C. Giun đất.
  • D. Cây hoa hồng.

Câu 22: Điều gì xảy ra nếu cây cà chua mất đi hệ rễ?

  • A. Cây cà chua không sao
  • B. Cây cà chua chỉ bị héo mấy hôm 
  • D. Cả ba đáp án đều sai

Câu 23: Cho các bộ phận sau:

(1) Tế bào cơ

(2) Tim

(3) Mô cơ

(4) Con thỏ

(5) Hệ tuần hoàn

Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là:

  • A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5)   
  • B. (5) - (4) - (3) - (2) - (1)               
  • C. (4) - (3) - (1) - (2) - (5) 

Câu 24: Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên tế bào mới. Nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp trong một thời gian nhất định thì sẽ có bao nhiêu tế bào con được hình thành?

Câu 25: Đặc điểm của cấp tổ chức sống :

  • A. Theo nguyên tắc thứ bậc
  • B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
  • C. Liên tục tiến hóa