Nikola tesla tại sao chết

Nikola Tesla chết như thế nào? Ngày 7/1/1943, nhà khoa học Nikola Tesla qua đời tại căn phòng trên tầng 33 của khách sạn New Yorker ở New York ở tuổi 86.

Vào cuối cuộc đời rực rỡ và đau khổ, nhà vật lý, kỹ sư và nhà phát minh người Serbia Nikola Tesla sống trong một căn phòng khách sạn nhỏ ở Thành phố New York [Mỹ] và không còn một xu dính túi.  Tiền phòng khách sạn và các bữa ăn do George Westinghouse, một trong những người bạn trung thành của Tesla trả cho đến ngày cuối cùng.

Ban ngày, ông bận ở trong một công viên có đầy chim bồ câu. Những đêm không ngủ, ông bận rộn với các phương trình toán học và các vấn đề khoa học khác trong đầu. Tesla tin rằng tâm trí của mình không tồn tại nếu không có phương trình.

Các bác sĩ nhanh chóng xác định được nguyên nhân tử vong là do huyết khối mạch vành – một chứng rối loạn thường gây ra bởi sự tích tụ cholesterol và chất béo trong thành mạch máu. Nguyên nhân chính gây ra nó là do chế độ ăn nhiều cholesterol LDL, hút thuốc, lối sống ít vận động và tăng huyết áp.

Bức ảnh cuối cùng của Nikola Tesla trước khi ông mất trong cô độc ở tuổi 86.

Nikola Tesla bị mắc một hội chứng đó là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế [OCD] – một loại rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến stress.

Ông từng nói số 3, 6 và 9 có tầm quan trọng rất lớn, vì chúng là chìa khóa của Vũ trụ. Không ai hiểu rõ ý của Nikola Tesla, và lượng tài liệu nhắc tới câu nói này cũng khá ít, ta không rõ ông có thực sự nói thế và nếu có, thực sự đáng tin không hay đây chỉ là những gì Tesla nói trong lúc không tỉnh táo.

Cuộc đời ông có nhiều dấu hiệu đặc biệt liên quan đến con số 3. Người ta nói rằng Tesla thường đi vòng quanh 3 lần trước khi vào 1 tòa nhà, và ông luôn yêu cầu 18 [1 con số chia hết cho 3] chiếc khăn ăn để đánh bóng đồ bạc và cốc nước mỗi tối. Ông sống 1 mình những năm cuối đời trong căn hộ 3327 [con số chia hết cho 3] trên tầng 33 của khách sạn New York. Cuối cùng thì ông mất 3 ngày trước sinh nhật lần thứ 87 của mình.

Có những tin đồn rằng Tesla đã từng làm việc suốt 84 giờ không ngủ. Và những giấc ngủ của ông cũng luôn chập chờn, đứt quãng. Thậm chí còn có một số người cho rằng ông nảy sinh ra phát minh trong giấc ngủ của mình. Ngoài sự khác thường trong giấc ngủ thì bình thường ông có lối sống khá lành mạnh và chú trọng đến bề ngoài.

Tesla tin rằng, điều mà những nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe ngày nay đều đồng tình, rằng một thân thể khỏe mạnh sẽ tạo nên một trí óc sáng suốt. Vì thế, ông thường đi bộ 8 đến 10 cây số mỗi ngày. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, ông thường massage các ngón chân vì tin rằng điều đó sẽ kích thích các tế bào não bộ. Tuy nhiên Tesla lại chọn cho mình một cuộc sống độc thân. Cuối đời, Tesla đã trả lời phỏng vấn rằng lý do khiến ông không cưới vợ chính là vì khoa học.

Những thói quen, hành động kỳ lạ của Tesla thường bị những người ngưỡng mộ ông gạt đi, cho rằng đó chỉ là tính lập dị của thiên tài, còn những người chỉ trích Tesla lại dùng đó nhưng chứng cớ cho thấy Tesla hoàn toàn không tỉnh táo. Tuy nhiên, họ đều sai, Tesla là một bệnh nhân cần được chăm sóc, đáng tiếc là ông không có được điều đó.

Bởi vậy mà khi về già, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế của Tesla trở nên nghiêm trọng hơn, khiến nỗi sợ hãi của ông về đôi bông tai của phụ nữ ngày càng lớn. Ông ghét chạm vào tóc con người, cho rằng mình đã liên lạc với người ngoài hành tinh và bày tỏ tình yêu với một con chim bồ câu.

Khi Tesla qua đời, ông để lại tài sản cho cháu trai của mình, Sava Kosanovic, đại sứ Nam Tư tại Hoa Kỳ. Năm 1952, sau khi tòa án Hoa Kỳ tuyên bố Kosanovic là người thừa kế hợp pháp tài sản của chú mình, tất cả các tập tài liệu của Tesla đã được đưa đến Belgrade [Serbia] và hiện tại đang nằm trong viện bảo tàng Nikola Tesla. Nhưng trong khi FBI đã xác nhận có 80 tập tài liệu Tesla để lại, thì chỉ có 60 tập tài được đưa trở về quê hương của nhà vật lý học này.

Từ khóa: Những phát minh của TeslaNikola Tesla chết như thế nào?

Hãy tưởng tượng một chùm năng lượng có thể hạ gục máy bay từ khoảng cách xa hàng km mà không cần dùng đến thứ gì đặc biệt ngoại điện. Hãy tưởng tượng một bức tường năng lượng vô hình bảo vệ quốc gia khỏi kẻ thù xâm lược, hoạt động như hàng rào điện có thể làm "bốc hơi" binh lính đối thủ ngay khi vừa chạm vào. Nghe có vẻ như một thứ mà lực lượng quân đội nào cũng muốn sở hữu.

Giấc mơ về loại "tia tử thần" này đã truyền cảm hứng cho các nhà phát triển vũ khí suốt hàng thập kỷ. Tuy nhiên, có một nhà phát minh lỗi lạc tuyên bố đã thực sự tạo ra được nó: Nikola Tesla.

Nikola Tesla [10/7/1856 - 7/1/1943] là nhà phát minh, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia. Ảnh: Wikimedia Commons.

Tesla sinh năm 1856 tại nơi giờ đây là Croatia, nơi ông học ngành kỹ thuật trước khi nhập cư vào Mỹ. Trên đất Mỹ, ông có một thời gian làm việc cho Thomas Edison trước khi trở thành nhà phát minh.

Nhiều phát minh của Tesla trong thời kỳ này mang tính cách mạng. Ông chủ yếu tập trung vào cải tiến các hệ thống tạo ra năng lượng điện và truyền tải dòng điện. Ngoài ra, ông cũng có những phát kiến quan trọng trong lĩnh vực công nghệ vô tuyến.

Nhưng ước mơ lớn nhất của Tesla là tìm ra cách truyền năng lượng vô hạn trực tiếp qua không khí. Suốt cuộc đời mình, Tesla đã cố gắng phát triển một số thiết bị có khả năng truyền điện không dây, nhưng các nghiên cứu của ông bị hạn chế đáng kể vì thiếu kinh phí. Tuy nhiên, vào năm 1934, Tesla, khi đó 78 tuổi, có một tuyên bố chấn động rằng ông đã thiết kế thiết bị có thể giết người từ cách xa hàng km bằng điện.

Tesla gọi phát minh của mình là Teleforce. Dù hiện nay nhiều người biết đến nó với tên gọi "tia tử thần Tesla", bản thân ông không đồng tình với thuật ngữ này khi mô tả về Teleforce vì thiết bị không truyền tia bởi một tia năng lượng sẽ tiêu tán trong không khí.

Thay vào đó, phát minh của Tesla tập trung năng lượng dọc theo một dải hẹp mà theo ông khiến nó đủ mạnh để hạ gục máy bay từ xa và giết người ngay lập tức.

Tesla cho hay phát minh của ông có thể tạo ra hàng rào năng lượng bao phủ cả một quốc gia, tiêu diệt bất kỳ kẻ thù nào đi qua nó. Tuy nhiên, ông hy vọng những ứng dụng từ phát minh này sẽ đem lại hòa bình. Bằng cách khiến quân đội các nước không thể tấn công lẫn nhau, Tesla hy vọng có thể loại bỏ hoàn toàn chiến tranh.

Nhưng ước mơ cao đẹp của Tesla đã gặp phải vấn đề nghiêm trọng: Không ai tài trợ dự án. Ông đã tiếp cận chính phủ Mỹ, Liên Xô cùng chính phủ nhiều nước khác nhưng không ai cung cấp bất kỳ khoản tiền nào cho sáng kiến này.

Song vào một đêm năm 1937, trong cuộc họp tại Đại sứ quan Nam Tư, Tesla tuyên bố với cả khán phòng rằng Teleforce không chỉ khả thi mà thực tế, ông đã chế tạo thành công nó. Tesla dự định công bố phát mình trong vài tháng.

Tuy nhiên, thế giới đã không có cơ hội nhìn thấy nó. Không lâu sau, Tesla bị ôtô đâm khi băng qua đường. Ông bị chấn thương nặng và không hoàn toàn hồi phục sau đó. Năm 1943, Tesla qua đời ở tuổi 86 tại khách sạn New Yorker, nơi ông sống.

Khi nhận được tin Tesla qua đời, quân đội Mỹ nhanh chóng có mặt tại khách sạn và lục soát căn phòng để thu giữ tất cả phát minh họ không muốn các quốc gia khác có được. Nhưng Mỹ cho biết họ không tìm thấy gì. Câu hỏi đặt ra là điều gì đã xảy ra với Teleforce.

Có khả năng chính phủ Mỹ đã bí mật cất giữ và nghiên cứu "tia tử thần Tesla". Một số thiết bị tương tự đã được thử nghiệm trong thời Chiến tranh Lạnh, có thể cho thấy họ đã sử dụng phát minh của ông để phát triển những công nghệ xa hơn.

Nhưng nếu Tesla thực sự đã tạo ra "tia tử thần" và không ai lấy nó, không có manh mối nào cho câu hỏi ông đã đặt nó ở đâu. Cũng không có lý do xác đáng nào giải thích cho thắc mắc vì sao ông không bao giờ công khai nó.

Lời giải thích khả dĩ hơn là Tesla chưa từng thực sự làm ra "tia tử thần". Ông được cho là đã mắc bệnh tâm thần trong phần lớn cuộc đời. Vào những năm cuối đời, cùng thời điểm ông tuyên bố chế tạo thành công "tia tử thần", tình trạng của Tesla ngày càng tồi tệ hơn. Thực tế, "tia tử thần" không phải phát minh duy nhất mà ông tuyên bố tạo ra nhưng chưa bao giờ công bố.

Những năm 1930, ông thường xuyên tuyên bố sáng tạo ra những phát minh lớn, như cỗ máy chạy bằng bức xạ vũ trụ. Nhưng giống như tia tử thần, nếu có tồn tại thì không ai ngoài Tesla từng nhìn thấy chúng.

Vũ Hoàng [Theo ATI]

Cuối đời thì Tesla thảm thiệt, ông sống trong một căn phòng khách sạn nhỏ ở New York, không một xu dính túi, làm bạn với chim bồ câu, nhiều đêm không ngủ vì mãi lẩn quẩn với các phương trình toán học và vấn đề khoa học khác.

Rõ ràng là những nhà phát minh cùng thời không thể so sánh với ông về tài năng khoa học nhưng Tesla thua họ ở một điểm - là đầu óc kinh doanh. Chính ông là người đã nỗ lực phát kiến để thay đổi tương lai của truyền thông và truyền tải điện trên toàn thế giới. Ông thuyết phục được ngân hàng JP MORGAN rằng ông sắp đạt được kết quả đột phá và nhà tài chính này đã cấp hơn 150.000 USD cho Tesla để kiến tạo một tòa tháp khổng lồ, đi trước thời đại và đáng kinh ngạc ở giữa Long Island, New York. Vào năm 1898, khi Tesla có kế hoạch tạo ra một hệ thống truyền dẫn không dây trên toàn thế giới, tháp Wardenclyffe Tower sẽ là cơ hội cuối cùng của Tesla để đạt được sự công nhận và sự giàu có – hai thứ vốn luôn có xu hướng chạy khỏi ông.

Tesla sở hữu khoảng 300 bằng sáng chế trên toàn thế giới

Nhưng vấn đề là ông hết tiền khi đang xây dựng dở dang và lời kêu gọi Morgan xin thêm tiền không có kết quả, các nhà đầu tư khác thì đang đổ tiền cho Marconi - nhà phát minh người Ý. Vào tháng 12/1901, Marconi đã gửi thành công một tín hiệu từ Anh đến Newfoundland.

Tesla sau đó đã kiện Marconi sử dụng 17 bằng sáng chế của mình, nhưng ông thua kiện. Do đó, Marconi được ghi nhận là "cha đẻ của ngành truyền thanh" và trở nên giàu có. Còn về Tesla, đầu tiên, các nhân viên bị sa thải vào năm 1906, sau đó tòa tháp bị tịch thu năm 1915 [sau đó bị san bằng vào năm 1917], và Tesla phá sản vào năm 1917, giấc mơ mang điện miễn phí của Tesla đã không bao giờ thành hiện thực. Đây là thất bại tồi tệ nhất đã dẫn đến những thất bại khác của ông.

Tesla hoàn toàn không dựa trên quan điểm phát minh - kinh doanh, ông KHÔNG tự bảo vệ mình như cách tất cả các nhà phát minh khác làm. 

Tại Mỹ, nếu văn phòng cấp bằng sáng chế bắt gặp bạn nói điều như vậy trước công chúng, thì bạn đã hủy hoại quyền lợi của mình vĩnh viễn trong bất kỳ thủ tục tòa án nào. Đó là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy bạn đã quyết định không bảo vệ quyền của mình và đã chuyển phát minh của mình cho công cộng. Theo như hệ thống tòa án Hoa Kỳ có liên quan, để sở hữu bằng sáng chế, bạn phải thực hiện các hành động rõ ràng để bảo vệ nó mọi lúc.

Khi một nhà phát minh bình thường nhìn thấy Marconi sử dụng 17 bằng sáng chế của họ, họ ngay lập tức khởi kiện, nhận 17 lệnh cấm, dễ dàng khiến những người ăn cắp sáng chế phá sản vì những hành vi phạm pháp của họ.

Nikola Tesla khi còn trẻ và những ngày cuối đời

Ngoài ra, Tesla đã ngừng nhận tiền bản quyền từ George Westinghouse cho các bằng sáng chế AC của mình. Một phần tiền bản quyền của Westinghouse cho Tesla dựa trên "lượng điện bán ra". Tesla có thể đã là một tỷ phú, nhưng khi Westinghouse yêu cầu cứu trợ tài chính [vì bị Edison và General Electric kiện đến gần phá sản], Tesla đã hào phóng xé bỏ hợp đồng, không thu tiền bản quyền từ Westinghouse nữa.

Vận may và sự tỉnh táo của Tesla cứ vậy mà giảm trong 30 năm tiếp theo. Ông đã tham gia vào một số dự án điện thất bại rất tốn kém từ năm 1920 đến năm 1935. Khi Tesla qua đời vào năm 1943 ở tuổi 87, ông bị phá sản và sống một mình trong căn phòng trên tầng 33 một khách sạn ở New York với bầy chim bồ câu bao quanh. Tiền phòng khách sạn và các bữa ăn do George Westinghouse, người vẫn là một trong những người bạn trung thành của Tesla trả cho đến ngày cuối cùng.

Video liên quan

Chủ Đề