Những ví dụ về cạnh tranh lành mạnh

Cạnh tranh là hình thức thi đấu hoặc hơn thua nhau

Cạnh tranh lành mạnh là những hành vi như hơn thua, thi đấu trong học tập,...

Cạnh tranh không lành mạnh như hơn thua nhau đua xe, hoặc thi đua chơi cờ bạc, ....

GS.TS. HỒ ĐỨC HÙNG

Trước hết, chúng ta có thể hiểu cạnh tranh xuất phát từ hai góc độ:

Nếu xuất phát từ góc độ khách hàng, thì cạnh tranh là quyền tự do của khách hàng trong lựa chọn sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu, mong muốn và khả năng thanh toán của họ.  Điều 4, khoản 1, Nghị định 69/2001 có nêu rõ: “Phải bảo đảm cung cấp hàng hóa, dịch vụ để người tiêu dùng lựa chọn. Người tiêu dùng có quyền mua hoặc không mua, chấp nhận hoặc không chấp nhận bất kỳ kiểu loại hàng hóa, dịch vụ hoặc phương thức, điều kiện kinh doanh nào đó. 

Còn nếu xuất phát từ góc độ doanh nghiệp, thì cạnh tranh là quyền tự do ra quyết định về sản xuất – kinh doanh có liên quan đến 3 vấn đề: 

–  Một là, sản xuất cái gì? Tức sản phẩm/dịch vụ gì nhằm đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. 

–  Hai là, sản xuất bằng cách nào ? Tức là quyền tự do lựa chọn phương thức sản xuất – kinh doanh, kỹ thuật – công nghệ phù hợp. 

–  Ba là, sản xuất cho ai ? Nghĩa là quyền tự do lựa chọn khách hàng, thị trường nào để đáp ứng nhu cầu. 

Như vậy : 

-Về bản chất kinh tế thị trường là loại kinh tế mang bản chất là cạnh tranh. 

– Cạnh tranh là nguyên nhân cốt lõi nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường (động lực đối với cải tiến, đổi mới, nhằm đạt thắng lợi trong cạnh tranh). 

– Về cạnh tranh lành mạnh, nói chung có thể xem xét ở 2 mặt sau đây: 

Cạnh tranh lành mạnh 

1. Xét về tính chất lành mạnh của thị trường, tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu là: 

Một là, tồn tại một sức ép của thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến sản phẩm, cải tiến và đối mới công nghệ, nhằm đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. 

Hai là, khi chi phí sản xuất hạ, thì giá cả cũng có thể hạ, chất lượng tương ứng với giá cả. 

Ba là, sản xuất tập trung vào những doanh nghiệp có quy mô thích hợp (quy mô kinh tế) có hiệu quả nhất. 

Bốn là, khả năng sản xuất của những doanh nghiệp tương đối phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường dẫn đến không quá thừa, không quá thiếu, để tránh khủng hoảng. 

Năm là, hạn chế được việc khai thác quá đáng, lãng phí tài nguyên trong hoạt động sản xuất, những hành vi không chính đáng trong cạnh tranh. 

2. Xét về mặt cơ cấu thị trường lành mạnh, những dấu hiệu chính là: 

Một là, trên thị trường có khá nhiều người mua và người bán. 

Hai là, những người bán và người mua mà trước hết là người bán đều chưa hoặc không thể chiếm thị phần quá lớn. 

Ba là, bất kỳ một số doanh nghiệp lớn nào (tập đoàn, tổng công ty) dù là doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bán đều không có hành động “liên minh chung” (mưu tính chung) để chi phối thị trường đặc biệt là chi phối giá cả. 

Bốn là, các doanh nghiệp mới nhìn chung có thể gia nhập tương đối dễ dàng vào thị trường. 

Điểm xuất phát 

Như vậy, phân biệt vấn đề cạnh tranh lành mạnh, hay cạnh tranh không lành mạnh là điểm xuất phát để quy định hệ thống luật pháp, chính sách quyết định hành chính tổ chức ngành nghề. Điều này có liên quan đến 3 vấn đề: 

(1) Trước hết, cạnh tranh lành mạnh đòi hỏi thúc đẩy cạnh tranh, kiềm chế độc quyền, vì vậy ở nhiều nước ban hành luật “chống độc quyền”. Ví dụ: Năm 1911 công ty dầu mỏ Standard của Mỹ đã một thời khống chế 91% công nghiệp dầu mỏ của Mỹ, công ty thuốc lá của Mỹ đã khống chế 3/4 đến 9/10 thị trường thuốc lá. Sau đó tòa án dựa vào pháp luật hữu quan cưỡng chế tách 2 công ty này thành một số công ty. 

Như vậy để kiềm chế độc quyền, phải có luật “chống độc quyền” (antitrust law). 

Ngoài ra, tình trạng độc quyền trong kinh tế thị trường cũng dẫn đến tình trạng “thỏa thuận, liên minh” giữa một số doanh nghiệp lớn khống chế đại bộ phận thị trường trên thị trường. Điều này cũng dẫn đến tình trạng giảm kích thích trong cải tiến và đổi mới công nghệ. Do đó một số nước có “luật chống hạn chế cạnh tranh” (Anti competitive law) “luật chống lạm dụng ưu thế thị trường cạnh tranh” (market dominance abuse law). 

(2) Đồng thời cần phải hạn chế sự cạnh tranh quá mức nhằm làm cho cạnh tranh lành mạnh hơn. Một số nước kinh tế thị trường thường sử dụng công cụ pháp luật, quyết định hành chính để hạn chế chặt chẽ sự cạnh tranh quá mức và cạnh tranh không chính đáng như bán phá giá, “siêu khuyến mãi”, xâm phạm bí mật kinh doanh của các công ty khác, v.v…(VD : 9 hành vi trong dự thảo luật cạnh tranh). 

Trong thực tiễn kinh tế, vừa muốn lợi dụng kinh tế phát triển với quy mô lớn, tăng trưởng qua con đường tích tụ, tập trung phát triển các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn, vừa muốn duy trì sức mạnh, động lực của cạnh tranh là điều rất khó thực hiện, vì giữa 2 vấn đề này luôn luôn có sự mâu thuẫn nhất định. 

Vấn đề đặt ra là: Thông qua công cụ chủ yếu gì để nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường theo xu hướng cạnh tranh lành mạnh. 

Chúng ta nên bằng con đường cạnh tranh lành mạnh thông qua 3 công cụ điều tiết lớn của nhà nước : 

(1) Hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh và ổn định. 

(2) Các chính sách kinh tế. 

(3) Các quyết định hành chính. 

Trong 3 nhóm công cụ nêu trên, các chính sách kinh tế chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Hệ thống pháp luật quy định những khuôn khổ mà mọi người không được vượt qua. Để đi đến thống nhất quan điểm về “cạnh tranh lành mạnh” là cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật nhà nước đã quy định. 

Còn đa số các biện pháp hành chính thường mang tính chất nhất thời, ba loại công cụ nêu trên đều được sử dụng vào việc điều tiết vĩ mô lẫn vi mô. Các biện pháp tác động đến kinh tế vĩ mô chủ yếu thuộc về chính sách kinh tế. Đó là những chính sách nhằm hạn chế nhược điểm của khủng hoảng kinh tế, làm giảm lạm phát và thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội. 

Về điều tiết vĩ mô sử dụng đồng thời cả 3 công cụ nhằm giải quyết các nhược điểm của tác động hướng ngoại, độc quyền, thiếu hàng công cộng,… 

Tất nhiên, mỗi công cụ khi được thực hiện luôn luôn có hai tác động vừa vĩ mô vừa vi mô. Nhưng có những công cụ thiên về vi mô nhiều hơn và có những công cụ nặng về vĩ mô. 

Mục tiêu 

Điều cần lưu ý là ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ đều đặt ra những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà nền kinh tế muốn hướng đến. Những mục tiêu đó thường là khác nhau giữa các quốc gia. Nhưng hầu hết có 4 mục tiêu cơ bản mà bất cứ quốc gia nào, trong bất cứ thời gian nào cũng đều hướng đến. Đó là: 

(1) Hiệu quả: Làm thế nào để nền kinh tế đạt kết quả mong muốn với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên? 

(2) Công bằng: Giảm được chênh lệch giàu nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội trong sản xuất – tiêu thụ. 

(3) Ổn định: Duy trì mức sản xuất và tiêu dùng xã hội được ổn định. Chẳng hạn, thất nghiệp không quá nhiều, lạm phát không quá cao. 

(4) Tăng trưởng: Duy trì nền kinh tế luôn luôn ở mức tăng trưởng mong muốn và bền vững. 

Việc thực hiện đồng thời cả 4 mục tiêu nêu trên trong cùng một thời gian là một vấn đề rất khó khăn. 

Bởi vì cả 4 mục tiêu này thường mâu thuẫn nhất định với nhau. Chẳng hạn, nếu chúng ta mong muốn nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, thì rất khó mà thực hiện được mục tiêu ổn định và công bằng xã hội. Hoặc nếu chúng ta nhấn mạnh nhiều đến công bằng xã hội thì trong chừng mực nhất định lại có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và hiệu quả. 

Vấn đề đặt ra là trong từng thời kỳ nhất định, nhiều khi Nhà nước cũng phải cân nhắc, xác định mục tiêu nào là chủ yếu cần phải đạt, và phải hy sinh mục tiêu khác trong thời gian nào đó. Để rồi cuối cùng khi mục tiêu này đã đạt được thì cũng sẽ góp phần tích cực vào việc giải quyết mục tiêu khác. Ví dụ: Đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao sẽ là cơ sở vững chắc để thực hiện công bằng xã hội về lâu dài. 

Như vậy nói chung, muốn thực hiện các mục tiêu đề ra, nhà nước cần phải vận dụng tốt 3 công cụ nêu trên ª

SOURCE: TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ 164 – THÁNG 6 NĂM 2004


Page 2

  • Những ví dụ về cạnh tranh lành mạnh

    “Tất cả những lực lượng trên thế giới này cũng không mạnh bằng một ý tưởng đến khi đúng thời điểm.

    VICTO HUGO

    Những ví dụ về cạnh tranh lành mạnh

    More >>>

  • Những ví dụ về cạnh tranh lành mạnh

    “TP.HCM hiện chi ra gần 8.000 tỉ đồng. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân cũng ủng hộ gần 8.000 tỉ đồng. Do đó bảo đảm bà con không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ”.

    Ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở LĐTBXH, phát biểu tại Phiên họp HĐND TP.HCM, tháng 10/2021.

    (Source: laodong.vn)

    More >>>

  • LƯU Ý: Nội dung các bài viết  có thể liên quan đến quy phạm pháp luật còn hiệu lực, không còn hiệu lực hoặc mới chỉ là dự thảo.

    KHUYẾN CÁO: Sử dụng thông tin trung thực, không ngoài mục đích hỗ trợ cho học tập, nghiên cứu khoa học, cuộc sống và công việc của chính bạn.

    MONG RẰNG: Trích dẫn nguồn đầy đủ, để kiến thức là năng lực của chính bạn, để tôn trọng quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, cũng như công sức, trí tuệ của người đã xây dựng trang Thông tin này.


Những ví dụ về cạnh tranh lành mạnh

Trang đang được xây dựng lại, mong các bạn thông cảm.