Những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo

Đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học, đồng thời cũng là một trong những căn cứ để đánh giá, xếp loại, nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có lối sống, cách ứng xử chuẩn mực, là tấm gư­ơng cho người học noi theo. Vậy hiện nay, quy định về đạo đức nhà giáo ra sao?

  • 1. Quy định về phẩm chất chính trị
  • 2. Quy định về đạo đức nghề nghiệp
  • 3. Quy định về lối sống, tác phong
  • 4. Quy định về giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

Pháp luật quy định thế nào về đạo đức nhà giáo?

Câu hỏi: Tôi muốn hỏi quy định về đạo đức nhà giáo hiện nay cụ thể như thế nào?

Theo Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quyết định 16/2008 của Bộ Giáo dục Đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo bao gồm: Phẩm chất chính trị; Đạo đức nghề nghiệp; Lối sống tác phong; Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo.

1. Quy định về phẩm chất chính trị

Cần nghiêm chỉnh chấp hành chủ trư­ơng, đ­ường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nư­ớc…

Bên cạnh đó, nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 

Ngoài ra, cần có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức, có ý thức tập thể…

Đồng thời phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

2. Quy định về đạo đức nghề nghiệp

- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, l­ương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp; có lòng nhân ái, bao dung, độ lư­ợng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

- Tận tụy với công việc và thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trư­ờng, của ngành.

- Công bằng trong công tác giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng năng lực của người học, thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

- Nghiêm túc thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên; luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…

3. Quy định về lối sống, tác phong

Nhà giáo sống có lý tư­ởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu; thực hành cần, kiệm, liêm, chính…theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhà giáo có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, phê phán lối sống lạc hậu, ích kỷ.

Bên cạnh đó, tác phong làm việc phải nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, người học; luôn giải quyết công việc một cách khách quan, tận tình, chu đáo.

Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp.

Mặt khác, phải đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học…

4. Quy định về giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

- Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học, nhân dân

- Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy

- Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập

- Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, ngư­ời khác.

- Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định

- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy, khi tham gia hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

- Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể, trong sinh hoạt tại cộng đồng.

- Không được phép sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn…

-  Không được tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; đồng thời không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
 

Vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo, xử lý thế nào?

Theo Nghị định 112/2020/NĐ của Chính phủ, giáo viên là viên chức khi có hành vi vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo sẽ bị xử lý các hình thức theo quy định tại Điều 15:

1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

a] Khiển trách.

b] Cảnh cáo.

c] Buộc thôi việc.

2. Áp dụng đối với viên chức quản lý

a] Khiển trách.

b] Cảnh cáo.

c] Cách chức.

d] Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Các hình thức xử phạt quy định cụ thể tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Nghị định này như sau:

Khiển trách - Áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng khi:

- Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp…đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản

- Vi phạm về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị…

- Không chấp hành phân công công tác của cấp có thẩm quyền, nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng…

Cảnh cáo – Áp dụng khi:

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà tái phạm

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp vi phạm nêu ở phần khiển trách.

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng khi viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng; viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành mà không có lý do chính đáng...

Cách chức - Áp dụng đối với chức quản lý

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm, sử dụng giấy tờ k hợp pháp để được bổ nhiệm…

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại phần khiển trách.

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại phần cảnh cáo...

Buộc thôi việc – áp dụng trong các trường hợp:

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức hoặc cảnh cáo mà tái phạm

- Sử dụng các văn bằng, chứng chỉ và giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng

- Nghiện ma túy, có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền...

Mặt khác tại Công văn Công văn 924/BGDĐT-NGCBQLGD, Bộ giáo dục Đào tạo nêu rõ đối với giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo sẽ không bố trí đứng lớp. Giáo viên vi phạm nghiêm trọng cần kiên quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục theo quy định của pháp luật.

Trên đây là giải đáp quy định về đạo đức nhà giáo. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

- Ngày 16/4/2008 ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT về đạo đức nhà giáo.

- Ngày 7 tháng 5 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.

- Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ban hành chuẩn hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông có hiệu lực từ ngày 4/9/2018 và Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thay cho chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm 2007 cho cấp TH, năm 2009 cho cấp THCS, THPT có hiệu lực từ ngày 10/10/2018. Trong các tiêu chuẩn, tiêu chí của 2 Thông tư này có nhiều quy định về đạo đức nhà giáo.

- Ngày 6/12/2018, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn chỉ đạo đôn đốc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.


Công văn số 5553/BGDĐT-NGCBQLGD

Ngoài ra các tiêu chuẩn về Trường đạt chuẩn Quốc gia đều có những tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan tới đạo đức nhà giáo. Không những thế, Bộ GD&ĐT còn dự thảo sửa đổi Quy định xử phạt hành chính với những vi phạm của giáo viên mà hầu hết liên quan tới đạo đức nhà giáo.

Như vậy về mặt pháp quy mà nói Bộ GD&ĐT đã ra nhiều văn bản liên quan tới đạo đức nhà giáo. Nhưng tại sao những vi phạm về đạo đức lại vẫn diễn ra? Đâu là căn nguyên của những vi phạm này?

Nguyên nhân của các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo

1] Trước hết phải là nguyên nhân từ chính những nhà giáo đã vi phạm đạo đức nhà giáo. Thử đưa ra những nguyên nhân sau:- Nhà giáo không có những phẩm chất làm giáo dục: thiếu tình thương yêu học sinh, thiếu sự kiên nhẫn khi giao dục.- Nhà giáo thiếu kiến thức về giáo dục, chưa được học tập tìm hiểu những biện pháp giáo dục đối với những học sinh bị thiểu năng về trí tuệ hoặc đã lãng quên các kiến thức của môn Giáo dục học, Tâm lý học đã được học từ các trường đào tạo giáo viên.- Nhà giáo thiếu sự điều khiển cảm xúc cá nhân, đặc biệt trong những hoàn cảnh đặc biệt của gia đình hay giai đoạn biến động tâm sinh lý cá nhân.- Nhà giáo thiếu quan hệ phối hợp với phụ huynh học sinh và tập thể giáo viên trong trường.- Nhà giáo thiếu sự rèn luyện trau dồi, học tập thường xuyên để lấp sự thiếu hụt trong các nguyên nhân kể trên.2] Vai trò của tổ chuyên môn mà trước hết là của tổ trưởng trong sinh hoạt thường xuyên đã không sâu sát hoặc không nhắc tới vấn đề đạo đức nhà giáo của mỗi giáo viên mà có khi chỉ sinh hoạt thuần tuý về chuyên môn.3] Vai trò của Hiệu trưởng là nguyên nhân có tác động mạnh nhất trong các nguyên nhân. Thử đưa ra những nguyên nhân:- Hiệu trưởng tạo ra sự mất dân chủ trong trường học nên ít nghe được ý kiến phản ánh về biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, đến khi để xảy ra vụ việc nghiêm trọng mới biết.- Hiệu trưởng tạo ra ức chế, áp lực cho giáo viên làm cho giáo viên rối trí dẫn đến vi phạm.

- Hiệu trưởng chưa tạo ra những sinh hoạt thường xuyên để cập nhật kiến thức xử lý tình huống sư phạm hoặc trao đổi kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt.- Hiệu trưởng chưa quán triệt quy trình xử lý các vi phạm của học sinh làm cho giáo viên không nắm vững quy trình nên đã hành động nóng vội, sai nguyên tắc. - Hiệu trưởng chưa có mối gắn kết với phụ huynh để phụ huynh có thể mạnh dạn phản ánh sự việc, từ đó có thể ngăn chặn kịp thời những vi phạm đạo đức có thể xảy ra của giáo viên.- Hiệu trưởng chưa tạo ra những biện pháp tốt để đẩy mạnh giáo dục học sinh trong nhà trường. Nếu học sinh chăm ngoan thì là giải pháp tích cực nhất để giáo viên không bị áp lực dẫn đến xử lý sai, vi phạm đạo đức nhà giáo.4] Vai trò của Hội phụ huynh cũng tác động đến việc hạn chế giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Hội phụ huynh cần trao đổi kinh nghiệm với phụ huynh về việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình, đặc biệt là tinh thần cầu thị với giáo viên. Khi phụ huynh coi thường hoặc có hành động xúc phạm giáo viên thì rất dễ dẫn đến ức chế giáo viên và từ đó giáo viên để xảy ra những phản ứng vội vàng, thiếu kìm chế vi phạm đạo đức nhà giáo.

5] Các trường đào tạo giáo viên chưa cập nhật vào chương trình đào tạo các tình huống ứng xử trong môi trường sư phạm cho sinh viên, chưa chú trọng nhiều đến việc uốn nắn kịp thời những sinh viên chưa đủ các phẩm chất để trở thành thầy cô giáo trong tương lai.

Hy vọng bài viết là những gợi ý để các đơn vị rà soát cùng có những giải pháp cụ thể nhằm chấm dứt những vi phạm đạo đức của nhà giáo để hình ảnh các thầy cô luôn đẹp trong xã hội, góp phần khôi phục truyền thống "Tôn sư trọng đạo" đang bị phai dần. Bài viết này xin chưa bàn tới giải pháp mà chỉ dừng ở việc "khám bệnh".
Rất mong các bạn trao đổi tìm ra các nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp tốt về vấn đề này. Cảm ơn.

Lê Thống Nhất

Video liên quan

Chủ Đề