Xác định đại từ trong bài Bạn đến chơi nhà

Soạn bài Đại từ trang 54 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Câu 4. Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, em nên xưng hô thế nào cho lịch sự? Ở trường lớp em có trường hợp xưng hô thiếu lịch sự không?

Phần I

THẾ NÀO LÀ ĐẠI TỪ?

Đọc các câu dưới đây chú ý những từ in đậm và trả lời câu hỏi:

a] Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan.  lại khéo tay nữa.

[Khánh Hoài]

b] Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng  dõng dạc nhất xóm.

[Võ Quảng]

c] Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Vừa nghe thấy thế em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.

[Khánh Hoài]

d]     

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

                                                                                                      [Ca dao]

Trả lời câu 1 [trang 55 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Từ  ở đoạn văn đầu chỉ ai? Từ nó ở đoạn văn 2 chỉ con vật gì? Nhờ đâu em biết nghĩa của hai từ  trong hai đoạn văn?

Trả lời:

Từ nó ở đoạn văn đầu trỏ em tôi. Từ nó ở đoạn văn thứ hai trỏ con gà của anh Bốn Linh. Sở dĩ chúng ta biết được nghĩa của hai từ nó trong, hai đoạn văn trên là nhờ vào các từ ngữ chỉ người mà nó thay thế các câu văn trước.

Trả lời câu 2 [trang 55 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Từ thế ở đoạn văn thứ 3 trỏ sự việc gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này?

Trả lời:

Từ "thế" ở đoạn văn thứ ba trỏ việc phải chia đồ chơi. Sở dĩ chúng hiểu được nghĩa của từ  thế là nhờ vào sự việc mà nó thay thế ở cả câu đầu.

Trả lời câu 3 [trang 55 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?

Trả lời:

Từ ai trong bài ca dao dùng để hỏi. 

Trả lời câu 4 [trang 55 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

Trả lời:

Vai trò ngữ pháp của:

- Từ nó ở câu a: chủ ngữ.

- Từ nó ở câu b: phụ ngữ của danh từ

- Từ thế ở câu c: phụ ngữ của động từ

- Từ ai ở câu d: chủ ngữ.

Phần II

CÁC LOẠI ĐẠI TỪ

1. Đại từ để trỏ

a] Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ... dùng để trỏ người, sự vật.

b] Các đại từ bấy, bấy nhiêu dùng để trỏ số lượng

c] Các đại từ vậy, thế dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

2. Đại từ để hỏi

a] Các đại từ ai, gì... hỏi về người, sự vật.

b] Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng.

c] Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

Câu 3, 4

Trả lời câu 3 [trang 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Dựa theo cách nói đã nói trên, hãy đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung.

Trả lời:

- Ai mà chẳng thích được ngợi khen.

- Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.

- Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.

Trả lời câu 4 [trang 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, em nên xưng hô thế nào cho lịch sự? Ở trường lớp em có trường hợp xưng hô thiếu lịch sự không?

Trả lời:

Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô như: tôi, bạn, mình,…để xưng hô cho lịch sự.

Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cần góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn.

Câu 5

Trả lời câu 5 [trang 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa xưng hô trong tiếng Việt với đại từ xưng hô trong tiếng Anh.

Lời giải chi tiết:

- Về số lượng

- Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh. Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you – Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể.

- Ý nghĩa biểu cảm:

+ Tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn.

VD: Con trai lớn hơn tuổi: Anh [tiếng Việt], you [tiếng Anh]; con trai nhỏ hơn tuổi: Em [tiếng Việt], you [tiếng Anh]; …

Loigiaihay.com

1584 điểm

Trang Trần

Việc sử dụng đại từ nhân xưng “bác” trong
câu. thơ “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,” có tác dụng gì? Hãy cho biết ngôn ngữ trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có gì đặc biệt so với các bài thơ khác

Tổng hợp câu trả lời [3]

Việc sử dụng đại từ nhân xưng “bác” có tác dụng: tỏ thái độ niềm nở, thân mật, kính trọng. - Ngôn ngữ của bài thơ: dân dã, đòi thưòng, hình ảnh quen thuộc với cảnh sắc nông thôn và đời sống người nông dân: ao vườn, cải, …

Việc sử dụng đại từ nhân xưng “bác” có tác dụng: tỏ thái độ niềm nở, thân mật, kính trọng. - Ngôn ngữ của bài thơ: dân dã, đòi thưòng, hình ảnh quen thuộc với cảnh sắc nông thôn và đời sống người nông dân: ao vườn, cải, …

- Việc sử dụng đại từ nhân xưng “bác” có tác dụng: tỏ thái độ niềm nở, thân mật, kính trọng. - Ngôn ngữ của bài thơ: dân dã, đòi thưòng, hình ảnh quen thuộc với cảnh sắc nông thôn và đời sống người nông dân: ao vườn, cải, …

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Trong bài thơ ―Quê hương của Đỗ Trung Quân có đoạn: “Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông” Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
  • Tìm trạng ngữ trong câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng? Sang năm, chúng ta sẽ đem đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập về thuyền và biển. [Nguyễn Minh Châu]
  • Xác định ptbđ chính của đoạn thể?
  • giai thich nghia cua tu Lộc
  • Văn bản “Mẹ tôi” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
  • Tìm các quan hệ từ trong các câu sau và xác định mối quan hệ của các quan hệ từ ấy: 15. Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa. [An-đéc-xen] 16. Vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra, hai thầy trò vừa đi về phía cảng La-pi-xê, vì theo Đôn Ki-hô-tê, con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác. [Xéc-van-téc]
  • hoa lan có phải từ ghép đẳng lập không ạ
  • Xác định và phân tích hiệu quả của phép điệp trong những câu sau: 27. Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo, Tiền bạc trong kho, chửa lĩnh tiêu. Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu. Bánh đường sắp gói, e nồm chảy, Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu. Thôi thế thì thôi, đành tết khác, Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo. [Tú Xương, Cảm Tết]
  • Hoàn thành những câu thành ngữ sau và giải thích ý nghĩa: 1.Nam……..nữ tú 2.Trai tài gái…………. 3.Cầu được ước …….. 4.Ước của ……….mùa 5.Đứng núi này………núi nọ. 6.Non xanh nước ……… 7.Kề vai ……….cánh. 8.Muôn người như………. 9. Đồng cam……..khổ 10. Bốn biển một………
  • Tìm các đại từ trong ví dụ sau: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? [Đoàn Thị Điểm?]

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 7 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Hay nhất

Ukm, có lẽ việc dùng đại từ sẽ chỉ ra được cái sự thân mật của tác giả đối với người bạn của mình, đồng thời thể hiện một tình bạn gần gũi và đằm thắm giữa tác giả và người bạn

Tóm tắt cô bé bán diêm [Ngữ văn - Lớp 6]

3 trả lời

Viết bài với chủ đề "thầy cô trong mắt em" [Ngữ văn - Lớp 9]

1 trả lời

Chỉ ra trạng ngữ trong câu sau [Ngữ văn - Lớp 7]

2 trả lời

Video liên quan

Chủ Đề