Nhà quản trị cấp trung cần kỹ năng gì

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng những kỹ năng của người Quản lý cấp trung có thể tạo nên hoặc phá vỡ sự vận hành của doanh nghiệp. Việc thiếu hụt những quản lý cấp trung được đào tạo đầy đủ đã hủy hoại sức cạnh tranh và cung ứng của rất nhiều doanh nghiệp. Để chắc chắn rằng bạn có thể đáp ứng được những thử thách của môi trường doanh nghiệp hiện đại và thành công trong vai trò Quản lý cấp trung, dưới đây là 5 kỹ năng chính bạn cần có.

1. Kỹ năng quản lý sự thay đổi:

Khả năng giao tiếp, ứng phó và thực hiện thay đổi là điều chủ yếu của vai trò quản lý cấp trung. Sát nhập, mua lại sản phẩm hoặc dịch vụ mới, chuyển đổi vị trí làm việc hoặc tinh giảm biên chế là một hiện thực và thay đổi là điểm mấu chốt giúp cho một doanh nghiệp hiện đại tồn tại. Những nhà quản lý cấp trung thường là người kiểm soát phản ứng của nhân viên đối với việc thay đổi ở môi trường làm việc, để đưa ra sự hỗ trợ và sự động viên cần thiết giúp việc thay đổi được diễn ra hiệu quả. Nhà quản lý cấp trung được đào tạo bài bản sẽ đảm bảo họ có thể giúp nhân viên của mình chuẩn bị tinh thần và có khả năng xử lý quá trình thay đổi của môi trường làm việc.  

2. Kỹ năng mềm:

Bên cạnh kiến thức về điều hành, những kỹ năng mềm trở thành mũi nhọn trong hệ thống phân cấp thứ bậc của doanh nghiệp. Thay đổi cách lãnh đạo, nhận biết và quản lý  mối trở ngại, đảm bảo đúng thời hạn chỉ là một vài nhiệm vụ mà các nhà quản lý cấp trung sẽ phải gánh vác. Bạn sẽ cần giao tiếp với Quản lý cấp cao và cung cấp báo cáo mỗi ngày, vì chuỗi thông tin liên lạc diễn ra theo 2 chiều lên xuống, do đó bạn cần có chỉ số trí tuệ cảm xúc [EQ] cao và kỹ năng giao tiếp tốt. 

3. Báo cáo:

Hành động như một nhà quản lý cấp trung là làm cho mục tiêu của công ty trở thành hiện thực, vì vậy điều quan trọng là bạn cần phải minh bạch giữa công việc, kết quả và hiệu suất công việc đội nhóm của bạn. Những bài báo cáo trong các buổi họp của bạn phải phù hợp với các dự đoán và đề mục được yêu cầu và cũng để đánh giá trung thực công việc của nhóm bạn. 

4. Thiết lập và đạt được mục tiêu:

Bạn cần có khả năng đánh giá sự ưu tiên và các kỹ năng quản lý thời gian để đáp ứng Chỉ số đánh giá hiệu suất công việc [KPIs] của mình. Bạn cũng được mong đợi sẽ nâng cao KPIs cho đội nhóm của mình và xác định các nhu cầu đào tạo, hoặc những hỗ trợ khác để nhân viên đáp ứng được chỉ số này.  

5. Sự đổi mới:


Đối với hầu hết các doanh nghiệp, đổi mới là một kỹ năng quan trọng được tìm kiếm ở các nhà quản lý cấp trung. Đây là điều sẽ làm các doanh nghiệp khác biệt với đối thủ và cho phép họ cung cấp một dịch vụ tuyệt vời với lợi nhuận tuyệt vời. Nhà quản lý cấp trung hiệu quả không chỉ phải tìm kiếm cách thức làm việc mới, mà họ còn phải học cách thử nghiệm và đánh giá cách thức đó, cũng như phát triển sự tự tin và các kỹ năng đàm phán để tạo nên không gian cho cách thức này hoạt động trong phạm vi doanh nghiệp. 

---------------------------------------------

Trung tâm CTS khai giảng các khóa học phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo, phát triển tư duy dành cho người đi làm. Tầm nhìn của chúng tôi là tạo ra một môi trường học tập năng động, đầy thách thức, mang đến cơ hội để học viên tự đổi mới, và phát triển lãnh đạo để thành công.

Để biết thêm về thông tin các khóa học, vui lòng bấm vào đây.


Định nghĩa về quản lý cấp trung

Hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ có ba cấp độ quản lý: quản lý cấp thấp, quản lý cấp trung và quản lý cấp cao. Những nhà quản lý này được phân loại theo thẩm quyền quản lý của họ và những công việc khác nhau. Ở nhiều doanh nghiệp,  một cấu trúc kim tự tháp sẽ cho biết số lượng các nhà quản lý ở mỗi cấp.

Quản lý cấp trung là cấp lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn những quản lý cấp cao và ở trên những quản lý cấp thấp nhất trong dội ngũ nhân viên điều hành. Ví dụ, Giám sát điều hành cũng có thể coi là một quản lý cấp trung, họ cũng có thể không được phân loại là nhân viên quản lý, tùy thuộc vào chính sách cụ thể của doanh nghiệp.

Mô hình tổ chức kim tự tháp bốn tầng: Nhân viên, quản lý cấp trung, quản lý cấp cao và giám đốc điều hành.

Hình ảnh này minh họa cho cấp bậc quản lý trong một công ty. Lưu ý rằng quản lý cấp trung thì làm những công việc như: [1] quản lý hệ thống thông tin, cần năng lực kỹ thuật của họ; [2] báo cáo hiệu quả của hệ thống với các nhà quản lý cấp cao và [3] giao nhiệm vụ xuống cho các nhân viên.

Vai trò của những nhà quản lý cấp trung

Các nhà quản lý cấp trung có thể bao gồm những nhà quản lý chung, các giám đốc chi nhánh, và các giám đốc bộ phận. Họ chịu trách nhiệm với những lãnh đạo cấp cao về bộ phận của họ, và họ dành nhiều thời gian để tổ chức và phân chia công việc cho những quản lý cấp thấp. Vai trò của các quản lý cấp trung được nhấn mạnh trong những điểm sau:

  • Tổ chức thực hiện các công việc phù hợp với chính sách của công ty và mục tiêu của ban lãnh đạo.
  • Mô tả và thảo luận các thông tin và chính sách từ ban lãnh đạo tới các quản lý cấp thấp.
  • Quan trọng nhất, truyền cảm hứng và hướng dẫn cho các nhà quản lý cấp thấp để giúp họ nâng cao hiệu suất và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
  • Quản lý cấp trung cũng có thể giao tiếp với cấp trên  bằng cách đưa ra những đề xuất và ý kiến phản hồi với ban lãnh đạo. Vì các nhà quản lý cấp trung tham gia nhiều hơn vào những công việc hằng ngày của công ty, họ có thể cung cấp những thông tin giá trị cho các quản lý cấp cao, giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty bằng một tầm nhìn rộng hơn, có tính chiến lược hơn.

Chức năng của nhà quản lý cấp trung       

Vai trò của những nhà quản lý cấp trung có thể bao gồm một số nhiệm vụ dựa trên bộ phận họ phụ trách. Một số chức năng của họ có thế là:

  • Lên kế hoạch và điều hành hoạt động nhóm hiệu quả, hệ thống thông tin.
  • Xác định và giám sát các chỉ số hiệu suất cấp nhóm.
  • Đoán trước và giải quyết cá vấn đề trong và giữa các nhóm.
  • Thiết kế và triển khai hệ thống thưởng.
  • Hỗ trợ các hoạt động hợp tác.
  • Báo cáo hiệu suất công việc lên các quản lý cấp trên [the chain of command] khi có áp dụng, đề xuất thay đổi chiến lược.

Vì các nhà quản lý cấp trung làm việc với cả các quản lý cấp cao và các quản lý cấp một, họ sẽ có những kỹ năng tuyệt vời trong giao tiếp, tạo động lực và cố vấn cho những người khác. Họ cũng có những kỹ năng lãnh đạo rất quan trọng trong việc phân công công việc cho những nhà quản lý cấp một.

Trong những năm cuối thế kỉ 20, do ảnh hưởng của những cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp [tinh gọn bộ máy, thay đổi nhân sự,…], nhiều quản lý cấp trung đã bị sa thải để giảm chi phí [vì quản lý cấp trung thường được trả lương cao hơn nhân viên cấp dưới], tinh gọn hệ thống tổ chức. Điều này làm tăng trách nhiệm và thẩm quyền của nhân viên, làm cho doanh nghiệp sáng tạo hơn và linh hoạt hơn.

Quản lý cấp trung là cấp quản lý trung gian giữa lãnh đạo cấp cao và quản lý cấp dưới. Họ chịu trách nhiệm báo cáo công việc với quản lý cấp trên và triển khai, phân công công việc với các quản lý cấp dưới. Tuy có tầm quan trọng như vậy, khi doanh nghiệp tái cơ cấu, các quản lý cấp trung vẫn có thể bị cắt giảm để tinh gọn bộ máy. Vì vậy, những nhà quản lý cấp trung cần thường xuyên nâng cao những năng lực của mình để hoàn thành công việc một cách tốt hơn.

Nguồn: ieit.vn

Sưu tầm: Kim Anh – P.HCNS

Quản lý cấp trung giữ vai trò quyết định trong sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, nâng cao kỹ năng và kiến thức cho các nhà quản lý cấp trung là rất quan trọng.

Doanh nghiệp muốn hoạt động và đạt kết quả tốt thì việc phân cấp nhân viên là điều rất cần thiết. Vì vậy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần bộ phận quản lý cấp trung. Vậy nhà quản trị cấp trung là ai và họ có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Quản lý cấp trung là gì?

Quản lý cấp trung bao gồm các nhà lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn quản lý cấp cao và ở trên những quản lý cấp thấp. Bộ phận này là cánh tay đắc lực của quản lý cấp cao trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh và vận hành hệ thống quản lý.

Quản trị cấp trung là bộ phận trung gian liên kết quản lý cấp cao và nhân viên cấp dưới

Họ là trưởng các phòng ban, giám đốc các xưởng sản xuất nhỏ, hay tổ trưởng tổ kỹ thuật. Đây được xem là bộ phận trung gian liên kết các quản lý cấp cao với nhân viên cấp dưới.

Vai trò của các nhà quản lý cấp trung

  • Tổ chức, triển khai và thực hiện hóa các thông tin, chính sách của các cán bộ cấp cao đối với nhân viên cấp dưới.
  • Cầu nối liên lạc giúp truyền đạt thông tin về các mục tiêu, chiến lược, chính sách…của cấp trên cho các cấp dưới.
  • Nắm giữ vai trò ra quyết định đối với các vấn đề nằm trong phạm vi thẩm quyền của họ.
  • Quản lý nhân sự, quản lý công việc trong bộ phận.
  • Người quản lý và phân công từng nhiệm vụ công việc cho các nhân viên trong bộ phận quản lý.
  • Một nhà cung cấp thông tin hoặc là người đồng hành, tư vấn, tham mưu.
Vai trò của các nhà lãnh đạo cấp trung

Xem thêm: khóa học nâng cao năng lực cho quản lý cấp trung tại trường tư vấn đào tạo PMS

Kỹ năng cần thiết của nhà quản lý cấp trung

Kỹ năng quản lý sự thay đổi

Khả năng giao tiếp, ứng phó và thực hiện thay đổi là kỹ năng cơ bản của các nhà quản trị cấp trung. Họ thường là người kiểm soát phản ứng của nhân viên đối với việc thay đổi môi trường làm việc để đưa ra sự động viên cần thiết giúp việc thay đổi được diễn ra hiệu quả. Ngoài ra, họ còn được đào tạo bài bản để giúp nhân viên chuẩn bị tinh thần và có khả năng xử lý quá trình thay đổi của môi trường làm việc.

Kỹ năng quản lý sự thay đổi

Kỹ năng giao tiếp

Không phải bất cứ ai giỏi giao tiếp cũng đều thành công. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, những người thành công đều giỏi giao tiếp. Thực tế, kỹ năng giao tiếp đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với cán bộ lãnh đạo cấp trung. Họ cần báo cáo kế hoạch với cấp trên, truyền thông tin cho cấp dưới. Bởi vì chuỗi thông tin liên lạc diễn ra theo hai chiều lên xuống, do đó, chỉ số EQ cao và kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu.

Kỹ năng giao tiếp cần thiết cho bất cứ cấp quản lý nào

Kỹ năng báo cáo

Một nhà quản lý cấp trung cần minh bạch giữa công việc, kết quả công việc đội nhóm của bạn. Do đó, những bài báo cáo trong các buổi họp cần phải phù hợp với các dự đoán, đề mục được yêu cầu để đánh giá trung thực công việc của nhóm bạn.

Nhà quản lý cấp trung cần minh bạch và rõ ràng trong các báo cáo

Thiết lập và đạt được mục tiêu

Bạn cần có khả năng đánh giá sự ưu tiên và các kỹ năng quản lý thời gian để đáp ứng Chỉ số đánh giá hiệu suất công việc [KPIs] của mình. Bạn cũng được mong đợi sẽ nâng cao KPIs cho đội nhóm của mình và xác định các nhu cầu đào tạo, hoặc những hỗ trợ khác để nhân viên đáp ứng được chỉ số này. 

Sự đổi mới

Khả năng đổi mới là kỹ năng mà bất cứ nhà quản lý giỏi nào cũng phải có. Đây là điều làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ. Nhà quản trị cấp trung không chỉ tìm kiếm cách thức làm việc mới mà còn phải thử nghiệm và đánh giá cách thức đó. Bên cạnh đó, sự tự tin và kỹ năng đàm phán tốt sẽ đem lại thuận lợi cho sự đổi mới của bạn.

Kỹ năng tạo ra sự đổi mới

Khóa đào tạo Nâng cao kỹ năng lãnh đạo cho quản lý cấp trung

Đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế, vai trò quản trị trở nên vô cùng cần thiết. Đặc biệt, đối với đội ngũ quản lý cấp trung lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để trở thành nhà quản lý giỏi đòi hỏi bạn cần có năng lực chuyên môn và những kỹ năng quản lý cần thiết.

Chương trình đào tạo “Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý cấp trung” tại Trường tư vấn đào tạo PMS sẽ giúp các anh/chị Quản lý hiểu rõ được vị trí của mình đang ở đâu? Phải làm gì và cần có những kỹ năng như thế nào để có thể làm tốt vai trò của một Quản lý như mong đợi của cấp trên.

Xem chi tiết đề cương khóa học này tại ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề