Anh chị hãy phân tích quyền sở hữu nhà ở của tổ chức cá nhân nước ngoài tại việt nam

Tóm tắt câu hỏi: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua đất ở tại Việt Nam

[gửi từ chị Vũ Thị Nhung]

Xin chào Luật sư Phạm Law! Tôi có câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn từ Luật sư như sau: Năm 2008, tôi lấy chồng là người Nga, sau đó, tôi cùng chồng sang Nga sinh sống nhập quốc tịch Nga nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Hiện nay tôi muốn về Việt Nam mua đất, và nhà ở trên đất để có chỗ ở mỗi khi về Việt Nam. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi muốn mua nhà đất ở Việt Nam có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua đất ở tại Việt Nam

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến hòm thư tư vấn của công ty Luật Phạm Law. Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Luật Đất đai năm 2013

Luật Quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014

Luật Nhà ở năm 2014

Nghị định số 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

2. Nội dung tư vấn

Đất đai – nhà ở không chỉ có ý nghĩa là một tài sản đối với hộ gia đình, cá nhân, mà còn là nơi sinh sống, nơi diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân. Mỗi hộ gia đình, cá nhân đều mong muốn hướng đến có một thửa đất, một ngôi nhà thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình.

Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện quản lý đất bằng cách quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất… phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội từng thời kỳ. Để đảm bảo quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, Nhà nước thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đủ điều kiện. Vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam không? Là câu hỏi nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài băn khoăn khi muốn trở về Việt Nam mua đất.

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt nam và người gốc Việt nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” [khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch], và nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày 01/07/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày 01/07/2009 người này phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được giữ quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, theo như thông tin chị cung cấp, chị thuộc trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất, nhà ở tại Việt Nam.

Do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai, người sử dụng đất được công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Và điểm d Khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định: “đ] Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”

Theo đó, luật Nhà ở quy định nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của tổ chức kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán.

Như vậy, pháp luật quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với đất ở, và không được nhận chuyển quyền đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở.

Đối chiếu trường hợp của chị với những quy định của pháp luật nêu trên, chị có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Do đó, chúng tôi xin lưu ý với chị, khi làm hồ sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hồ sơ sang tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, chị cần mang theo hộ chiếu Việt Nam [còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam] hoặc hộ chiếu nước ngoài, kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tich Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận thông tin chị là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua đất ở tại Việt Nam. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài đã có những thay đổi đáng kể theo hướng ngày càng thông thoáng hơn. Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài và công dân Việt Nam vẫn có những khác biệt.

Về điều kiện, theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2015, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là một trong những đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài, thì theo Điều 161 Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP có những lưu ý sau sau:

- Chỉ được sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại [tức là chỉ ở những khu dân cư mới hình thành, không được sở hữu nhà ở trong những khu dân cư đã hiện hữu], không được sở hữu nhà ở trong khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định pháp luật Việt Nam. Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc diện quy định này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

- Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu. Cần lưu ý, số lượng nhà ở riêng lẽ mà vị doanh nhân này được sở hữu theo Khoản 4 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP: Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó; Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2500 căn thì cá nhân nước nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn. Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án. Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở vượt quá số lượng nhà ở theo quy định này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.

- Cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Như vậy, quyền sở hữu Nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam được mở rộng, tuy nhiên có một số điểm hạn chế so với quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam. Chỉ khi Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài như trường hợp chúng tôi nêu trên thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Làn sóng đầu tư vào Việt Nam cùng với các quy định mới của Luật Nhà ở 2014 đã cho phép các cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn và sinh sống. Tuy nhiên, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam [trường hợp không phải nhà đầu tư] vẫn còn nhiều hạn chế so với cá nhân trong nước. Các quy định về sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài có thể được tìm thấy tại Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Một cá nhân nước ngoài để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam:

  • Phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
  • Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Hình thức sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài:

  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Điều kiện để được sở hữu:

Đối với chung cư:

  • Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư;
  • Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương khu vực hành chính cấp phường nhưng có nhiều tòa chung cư thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Đối với nhà ở riêng lẻ:

Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có:

  • Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
  • Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;
  • 2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án.

 Thời hạn sở hữu:

  • Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế: không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

Gia hạn: trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam nộp đơn xin đề nghị gia hạn cùng bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở. Số lần gia hạn thêm là 01 lần nhưng không quá 50 năm;

  • Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền như chủ sở hữu nhà ở Việt Nam;
  • Khi hết hạn sở hữu: cá nhân nước ngoài được bán, tặng cho. Nếu cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền này thì nhà ở đó thuộc sở hữu của nhà nước.

Các cá nhân nước ngoài có ý định hoặc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, nếu có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật cũng như thủ tục để sở hữu nhà ở tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề